Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một trong những bài kinh có triết lý sâu sắc và quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa. Với nội dung ngắn gọn nhưng tinh túy, Tâm Kinh giảng giải về tánh không (Sunyata) và trí tuệ siêu việt (Bát Nhã), giúp con người hiểu rõ bản chất của vạn vật và giải thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ.
Hãy cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn khám phá về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị của Kinh Bát Nhã trong cuộc sống tâm linh của chúng ta.
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Kinh Bát Nhã
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (般若波羅蜜多心經) là một trong những kinh văn quan trọng của Phật giáo Đại thừa, thuộc hệ thống Kinh Đại Bát Nhã gồm khoảng 40 bài kinh, dài ngắn khác nhau (từ 300 cho đến 100000 câu), tất cả in lại được 600 quyển. Kinh Bát Nhã có nội dung giảng về trí tuệ đạt tới bờ kia (Ba La Mật Đa) và tánh không (Sunyata), tức là sự không có bản ngã và không cố định của vạn vật.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa là một trong những kinh văn quan trọng của Phật giáo Đại thừa
Nguồn gốc của Kinh Bát Nhã có thể truy về thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh ở Ấn Độ, vào giữa thế kỷ I TCN đến thế kỷ I sau Công Nguyên, sau đó tiếp tục được bổ xung cho tới thế kỷ thứ IV sau Công Nguyên. Những bản kinh này ban đầu được biên soạn bằng tiếng Phạn (Sanskrit), sau đó được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Hán nhờ công của các dịch giả như Ngài Cưu Ma La Thập và Ngài Huyền Trang.
Bát Nhã Tâm Kinh dạy rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng đều không có bản chất riêng
Tên gọi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh có ý nghĩa như sau:
- Bát Nhã Ba La Mật Đa: Bát Nhã nghĩa là trí tuệ sâu xa, Ba La Mật Đa nghĩa là vượt qua bờ kia, tức là trí tuệ giúp con người vượt qua phiền não, vô minh để đạt đến giác ngộ.
- Tâm Kinh: Là phần cốt lõi của hệ thống kinh Bát Nhã, giải thích về tánh không và cách vận dụng trí tuệ để đạt đến giác ngộ.
Bát Nhã Tâm Kinh dạy rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng đều không có bản chất riêng (tánh không), từ đó giúp hành giả vượt qua chấp ngã, chấp pháp, đạt được trí tuệ viên mãn và sự giải thoát.
Xem thêm: Chú Lăng Nghiêm là gì? Lợi ích to lớn khi trì tụng chú Lăng Nghiêm2. Bản tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Nếu Phật Tử muốn đọc tụng Tâm Kinh thì có thể tham khảo bản kinh Hán Việt sau, đồng thời có thể tham khảo thêm bản dịch nghĩa bên dưới để hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng câu trong Bát Nhã Tâm Kinh.
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh bản Hán Việt
Bản tụng Hán Việt
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức,
Vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý;
Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp;
Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới;
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận,
Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận;
Vô khổ, tập, diệt, đạo;
Vô trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ Đề Tát Đỏa, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại; Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa thị đại thần chú thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Bản dịch nghĩa
Khi Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành sâu xa về trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền vượt qua mọi khổ ách.
Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.
Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.
Cho nên, trong tánh không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức,
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;
Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp;
Không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới;
Không có vô minh, cũng không có hết vô minh;
Không có già chết, cũng không có hết già chết;
Không có khổ, tập, diệt, đạo;
Không có trí, cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Do không có sở đắc, nên Bồ Tát, nương theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không còn chướng ngại; Vì không chướng ngại nên không sợ hãi, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết Bàn.
Chư Phật trong ba đời nương theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, Đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vì vậy, nên biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, có thể trừ tất cả khổ, chân thật không dối.
Vì vậy khi nói đến Bát Nhã Ba La Mật Đa tức là phải nói đến câu chú: Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!
3. Tổng kết
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh không chỉ là kinh điển về triết lý tánh không mà còn là một ánh sáng dẫn đường cho những ai mong muốn vượt qua vô minh và chấp ngã để đạt đến giác ngộ. Với trí tuệ Bát Nhã, hành giả có thể nhìn thấu bản chất vô thường của thế giới, từ đó giải thoát khỏi những khổ đau và đạt đến sự an lạc.
Hy vọng những thông tin về Bát Nhã Tâm Kinh mà Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩ của bài kinh này. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ cho người thân và bạn bè để họ cùng tham khảo nhé!
Xem thêm: Bài tụng kinh sám hối đầy đủ cho người tu tại giaMua điện thoại di động tại Trang Công Nghệ để đọc nhiều thông tin online hữu ích mỗi ngày!
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể sở hữu chiếc điện thoại di động chính hãng với giá cả phải chăng để truy cập và đọc thêm nhiều tin tức hữu ích mỗi ngày. Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn là nơi hội tụ sản phẩm của những thương hiệu điện thoại nổi tiếng như: iPhone, Samsung, OPPO, Vivo, Xiaomi,... với mẫu mã đa dạng, giá cả cực tốt với nhiều chương trình giảm giá lớn.
Nhanh chóng đến các chi nhánh gần nhất để trải nghiệm trực tiếp và sở hữu chiếc điện thoại yêu thích thông qua những chương trình ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay.