Logitech PowerPlay và G903 LightSpeed: dùng chuột không dây không lo hết pin!

Chuột không dây chơi game hiện đang trở nên phổ biến hơn bởi công nghệ kết nối đã được cải tiến nhiều khiến độ trễ tín hiệu không còn là vấn đề lớn nữa.
Tuy nhiên, pin vẫn là điểm yếu trên mọi mẫu chuột không dây chơi game, thông thường thời lượng pin chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 ngày nếu chơi nhiều, ít hơn thì được 2 ngày và cũng tùy theo thiết lập chuột như polling rate, DPI, đèn đóm và nhiều thứ khác. Nếu như không thể tích hợp pin lớn hơn vào chuột thì Logitech nghĩ ra một giải pháp là sạc pin không dây cho chuột ngay khi đang chơi với chiếc pad sạc Logitech G PowerPlay, giá bán $99.

Chiếc pad này được Logitech ra mắt cùng những mẫu chuột không dây mới như G903 Lightspeed và G703 Lightspeed. Logitech G PowerPlay sẽ hỗ trợ sạc không dây với 2 mẫu chuột này, mình sẽ thử nghiệm với G903.

Thiết kế của PowerPlay khá lạ mắt, nó là một tấm pad với nền bằng cao su. Phần cao su này tích hợp mạch sạc không dây, kích thước của pad là 32 x 34 cm. Phủ lên trên lớp cao su này là một miếng pad thông thường bằng sợi dệt, bề mặt dạng control khá giống với tấm pad G240 của Logitech nhưng dày hơn và mặt su bên dưới có nhiều vân để tạo độ bám với tấm pad sạc bằng cao su.
Tuy nhiên, khả năng bám dính là không nhiều và khi dùng G903 trên tấm pad này thì lớp pad vải dễ dàng lệch ra khỏi lớp pad cao su bên dưới. Hiện tại phiên bản PowerPlay mình đang trải nghiệm là beta, chưa phải bản chính thức, hy vọng Logitech sẽ khắc phục.
Góc trên bên trái tấm pad là một mô-đun có đầu kết nối microUSB và đèn LED RGB tích hợp vào logo Logitech G. Như vậy tấm pad này cũng hỗ trợ công nghệ đồng bộ đèn Logitech Spectrum với nhiều phần cứng tương thích khác như chuột, bàn phím, tai nghe. Điều đáng tiếc là chỉ có logo Logitech G có đèn, PowerPlay không có LED viền như nhiều mẫu pad RGB hiện nay đến từ các đối thủ như Razer hay Corsair. Mình nghĩ cũng không cần thiết lắm bởi pad có viền LED chỉ là tăng thêm phần màu mè và sẽ khá chói nếu sử dụng ban đêm.

Thiết lập hệ thống đơn giản, cắm PowerPlay vào máy tính, tấm pad sẽ lấy điện từ cổng USB đưa vào mạch sạc không dây. Mình đặt con chuột G903 lên và nghĩ rằng sẽ sạc được ngay nhưng không, còn thiếu 1 thứ nữa!

Cơ chế hoạt động của PowerPlay vẫn giống như các loại sạc không dây dành cho điện thoại đó là cảm ứng điện từ. Tức là bên trong phần pad có một cuộn dây cảm ứng gọi là cuộn sơ cấp. Khi cắm cáp USB vào máy thì dòng điện chạy vào cuộn sơ cấp tạo thành một trường điện từ. Trong con chuột sẽ cần đến một cuộn thứ cấp để tiếp nhận dòng điện này và sạc cho pin tích hợp trong chuột. Mình phát hiện ra bản thân con chuột G903 không tích hợp cuộn thứ cấp mà chúng ta cần gắn cuộn dây này vào chuột.

PowerPlay có tặng kèm cuộn thứ cấp gọi là Powercore Module, nó cũng có hình tròn và sẽ gắn vào khay chứa tạ trên chuột G903 cũng như G703. Thiết kế này cũng khá tiện bởi khay gắn tạ là một điểm mới trên phiên bản G903 so với G900 Chaos Spectrum trước. Chúng ta có thể chủ động điều chỉnh trọng lượng với cục tạ 10 g đi cùng hoặc khi cần sạc thì tháo ra gắn cuộn sơ cấp vào.
PowerPlay được gọi là sạc không dây nhưng chức năng sạc không dây không đáng kể. Cụ thể khi mình dùng G903 để chơi game với chiếc pad này thì % pin trên chuột hầu như không thay đổi, không sụt pin mà cũng không tăng thêm. Vì vậy mình cho rằng tấm pad này có chức năng giữ cho pin không tụt đúng hơn là sạc không dây. Còn về mặt sạc được hay không thì mình xác nhận là sạc được nhưng rất chậm. Nếu tắt hẳn chuột và để qua đêm thì theo tính toán của mình sẽ mất khoảng 11 tiếng để chuột được sạc đầy kể từ mức pin khoảng 10%. Nếu vừa chơi vừa sạc thì trong hơn 1 giờ mình chỉ thấy pin tăng thêm được 1%.Tuy nhiên, PowerPlay đã giải quyết được mối lo ngại lớn nhất đối với mọi con chuột không dây, nhất là chuột chơi game vốn có thời gian sử dụng pin không lâu. Dù không thể sạc đầy pin nhanh như sạc bằng cáp nhưng PowerPlay có thể giữ dung lượng pin cho chuột, nhờ đó thời gian sử dụng pin có thể xem như vô tận và chúng ta không phải lo cắm sạc khi hết pin nữa.
Ngoài ra có một tính năng rất hay trên tấm pad PowerPlay là nó tích hợp luôn cả đầu thu nhận tín hiệu (receiver) Lightspeed. Nhờ đó khi đã sử dụng chuột như G903 hay G703 thì chúng ta không cần cắm thêm receiver riêng của chuột mà chỉ cần cắm tấm pad PowerPlay vào, nó vừa có chức năng sạc vừa đảm nhận đầu thu tín hiệu, từ đó tiết kiệm được một cổng USB trên máy. Cổng microUSB trên PowerPlay cũng có thiết kế y hệt cổng trên chuột G903 với 2 chân cố định 2 bên nên chúng ta có thể dùng cáp của PowerPlay cho G903 khi cần dùng dây.
Về phần con chuột G903 Lightspeed thì đây là một phiên bản nâng cấp của G900 với thiết kế và thông số tương tự. Chi tiết về G900 thì anh em có thể đọc thêm tại đây. Về cơ bản G903 là một mẫu chuột có thiết kế đối xứng và kích thước cùng những đường nét công thái học của nó, đặc biệt là phần lõm 2 bên được phủ cao su có các rảnh nhỏ tăng độ bám khiến mình có thể cầm cả 3 kiểu là palm grip, claw grip và fingertip. Trọng lượng của G903 là 110 g và có tặng kèm 1 miếng tạ 10 g nữa để tùy chỉnh theo thói quen sử dụng
Miếng tạ này cũng là điểm khác biệt chính so với G903 nếu xét về vẻ ngoài. Giống như G403, chúng ta nhấn vào một đầu miếng tạ để lấy ra và khoang tròn chứa tạ cũng có 2 chân pin kết nối với Powercore Module dùng với tấm pad PowerPlay.
G903 có hệ thống nút bấm khá phức tạp và được hoàn thiện tỉ mỉ. 2 phím chuột chính được thiết kế đặc biệt với bản lề đòn bẩy, tách biệt hoàn toàn so với phần lưng chuột như thiết kế chuột thông thường. Kết cấu đòn bẩy này giúp tăng độ chính xác, giảm tối đa hành trình trước (pre-travel) và tăng cảm giác cho mỗi cú click. Bên dưới 2 phím chuột chính là switch cơ học của Omron với tuổi họ 50 triệu lần nhấn. Cảm giác nhấn trên G903 vẫn rất tuyệt vời, độ nẩy tốt nhờ cơ chế bản lề, giòn, rất tự tin.
Con lăn trên G903 có thiết kế tương tự G900 và đây cũng là một trong những thiết kế con lăn tốt nhất hiện nay với khung bằng kim loại có các nan gia cố tương tự bánh mâm trên xe máy và bọc quanh bánh xe là cao su có nhiều nấc tăng độ bám. Kiểu thiết kế này khiến con lăn nhẹ hơn.
Nút bấm ngay sau con lăn có chức năng chỉnh chế độ cuộn, cuộn theo nấc khi nhấn nút này xuống và cuộn liên tục khi nhả nút. Ngay tiếp sau là 2 nút tăng giảm DPI nhanh và 3 đèn LED báo trạng thái DPI rất đẹp. Nói về hệ thống đèn thì G903 có đèn tại logo Logitech G và 3 đèn DPI, tất cả đều là đèn RGB hỗ trợ đồng bộ Spectrum và tùy chỉnh với 16,8 triệu màu.
Các phím phụ còn lại trên G903 gồm 2 cặp phím tại 2 bên hông có thể tùy chỉnh được. Logitech tặng kèm các cặp nút nhựa để chúng ta tùy biến, nếu chỉ cần dùng 2 phím phụ cho ngón cái thì bạn có thể bịt 2 phím bên kia để tránh bấm nhầm khi thao tác hoặc bạn có thể gắn đầy đủ cả 4 phím.

G903 tiếp tục được trang bị cảm biến quang học cao cấp PixArt PMW3366. Cảm biến này có DPI từ 200 đến 12000, gia tốc tối đa 40G, có thể chỉnh về 0 và vận tốc tracking tối đa 400 IPS. Với công nghệ kết nối Lightspeed qua receiver, polling rate của G903 đạt tối đa 1000 Hz tức độ trễ tín hiệu chỉ 1 ms. Mình đã thử nhanh về hiệu năng của cảm biến này trên tấm pad PowerPlay và kết quả không ngoài mong đợi. PMW3366 vẫn là con cảm biến quang ngon nhất thời điểm hiện tại và cho dù sử dụng kết nối không dây, độ chính xác và trải nghiệm vẫn không khác nhiều so với có dây.

Thiết lập polling rate 1000 Hz, mình thử nghiệm với các mức DPI quen thuộc là 400/800 và 1600. 3 nội dung thử nghiệm như sau:

  • Resolution: nhấn giữ chuột phải và di chuyển 10 cm theo một đường thẳng để kiểm chứng DPI/CPI
  • Speed: lia nhanh chuột theo các hướng để đo vận tốc chuột và polling rate để kiểm tra polling rate theo từng mức DPI
  • Precision: nhấn giữ chuột phải và lia chuột theo các phía, tốc độ đều sao cho hành trình di chuyển của chuột đạt trên 2 mét để đo khả năng duy trì độ chính xác của chuyển động lặp lại (tô, vẽ, ....)
Polling rate của G903 luôn trên 900 MHz tùy thiết lập DPI và tốc độ rê. Ở 400 DPI, mình có thể đạt tốc độ rê tối đa 1,72 m/s với số điểm ảnh (count) ổn định ở 20. Logitech cho biết G903 có tốc độ tracking trên 400 IPS tức trên 1,016 m/s. Ở các mức DPI 800 và 1600, polling rate gần đạt ngưỡng 1000 Hz và tốc độ rê có thể đạt được là 2,6 m/s với chỉ số counter lên đến 221 điểm. Ngoài ra độ chính xác của thao tác tịnh tiến trong phần Precision cũng gần tuyệt đối.
Tiếp tục kiểm tra gia tốc và khả năng tracking của G903 với các mức DPI 800/1600/3200. Có thể thấy mật độ điểm (count) của G903 với các mốc DPI đều rất dày. Riêng có một số điểm bị rớt ra ngoài đồ thị hình sin và sau nhiều lần thử mình phát hiện ra rằng do tốc độ rê yêu cầu của công cụ MouseTester phải trên 2 m/s nên khi mình rê nhanh hết sức, G903 bị … bay. Chuột có xu hướng nhổm lên do thiết kế phần đáy không bè ra như nhiều mẫu chuột khác. Những điểm count bị rớt ra ngoài đồ thị hình sin phản ánh tình trạng chuột bị nhấc lên, cảm biến nhận thấy sự khác biệt về lift-off trên đường đi và ngưng tracking, ở đây mình để lift-off mặc định. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game bởi chúng ta ít khi phải rê lia lịa chuột ở tốc độ 'bàn thờ' như vậy. Ngoài ra, với 3 mức DPI trên, biểu đồ hình sin vẫn đều nét, không méo và điều này cho thấy gia tốc của chuột gần như không đáng kể.

G903 được tích hợp pin sạc 750 mAh và cục pin này cho thời lượng sử dụng rất tốt đối với một con chuột chơi game. Mình dùng G903 mỗi ngày với thiết lập polling rate 500 Hz, đèn LED ở độ sáng 50% với hiệu ứng Color Cycle và sử dụng để làm việc từ trưa 11 giờ đến chiều tối khoảng 8 giờ rồi về nhà, tiếp tục dùng đến khoảng 1 giờ sáng, tổng thời gian dùng khoảng 11 tiếng thì Logitech G903 cho phép mình dùng đến 2 ngày mới phải sạc lại. Nếu tắt hết đèn đóm, đưa chuột về chế độ tiết kiệm pin thì thời lượng pin có thể đến 2 ngày rười với cường độ sử dụng tương tự. Tuy nhiên, với sạc PowerPlay thì chúng ta không phải lo hết pin nữa. Nếu sạc bằng dây cáp đi kèm thì G903 chỉ mất khoảng 2 giờ để sạc đầy.

Hy vọng anh em đã có cái nhìn cụ thể hơn về PowerPlay cũng như dòng chuột chơi game không dây mới của Logitech với phiên bản đầu bảng là G903 LightSpeed. Trong khi PowerPlay thể hiện được sự lợi hại của một tấm pad kiêm sạc không dây, kiêm luôn cả receiver LightSpeed thì G903 cũng được cải tiến để trải nghiệm sử dụng chuột không dây được nâng lên một tầm cao mới. Cảm biến quang PWM3366 vẫn là con cảm biến chính xác và đáng tin cậy nhất trên thị trường chuột chơi game, giờ với trải nghiệm không dây và pin gần như bất tử thì không gì tuyệt vời hơn.
Tuy nhiên, PowerPlay cũng có vài điểm hạn chế, chẳng hạn như lớp pad vải không được giữ chặt với miếng cao su bên dưới thành ra tình trạng xê dịch thường xuyên xảy ra và mình nghĩ Logitech sẽ cải tiến trong tương lai. Ngoài ra tốc độ sạc của PowerPlay chậm và cũng không hỗ trợ sạc với các thiết bị có sạc không dây khác (mình đã thử với iPhone 8 và Samsung Galaxy Note 8), có thể là do dòng quá thấp. Nếu Logitech cải tiến và hỗ trợ nhiều thiết bị sạc không dây khác thì PowerPlay sẽ còn lợi hại hơn nữa. Hiện tại PowerPlay có giá khoảng $99 còn G903 có giá khoảng $149 - một mức giá mình cho rằng phù hợp với những gì bộ đôi này mang lại.

TIN LIÊN QUAN

Logitech ra mắt loạt bàn phím và chuột chơi game dùng công nghệ kết nối không dây Lightspeed

Sự kiện được Logitech tổ chức dưới dạng offline với nhiều nội dung, tạo cơ hội cho anh em chơi game và giao lưu với team Marines Esports (GAM cũ) vừa đánh chung kết thế giới.

Chuột chơi game G502 X của Logitech được bán ra

Dòng chuột chơi game G502 X của Logitech mới chính thức được bán ra.

Logitech M720 Triathlon: Chuột điều khiển… 3 máy tính cùng lúc

Logitech M720 Triathlon có thể kết nối với 3 máy tính cùng lúc và chuyển đổi nhanh chóng chỉ qua một nút bấm.

Logitech MX Ergo: chuột sử dụng bi lăn, thiết kế độc đáo, giá 99 USD

MX Ergo có kiểu dáng khá độc đáo, cho phép bạn có thể sử dụng ngón cái để điều khiển quả bi lăn to đùng trong khi các ngón còn lại thao tác các phím chuột như truyền thống.

Không cần USB Receiver, chuột Wireless vẫn có thể sử dụng

Nếu để ý thì những con chuột của Logitech có hai loại Receiver khác nhau, một loại có phần hoa thị nhỏ màu đen, một loại màu cam, loại đen là loại thường chỉ sử dụng được cho duy nhất con chuột đi kèm. Còn loại màu cam là loại đa năng hay Logitech

Top những loại chuột tốt nhất dành cho game thủ trên PC

Chuột là thiết bị không thể thiếu cho người dùng PC, và đặc biệt dành cho game thủ, người luôn cần một con chuột chất lượng cao để 'chinh chiến'.

Biệt đội chuột Logitech 'siêu anh hùng Marvel' đã xuất hiện với siêu năng lực đáng gờm

Lấy cảm hứng từ nhân vật siêu anh hùng của hãng Marvel, hãng công nghệ Logitech đã cho ra mắt mẫu chuột máy tính với thiết kế cực kỳ ấn tượng, chắc chắn sẽ 'hớp hồn' các fan hâm mộ đấy! Từ Spider Man, Iron Man, Captain America cho đến Black Panther

Chuột Bluetooth và Wireless: Đều là chuột không dây nhưng có gì khác biệt?

Dễ phân biệt nhất, không cần quan tâm về công nghệ, không cần quan tâm về nguyên lý hoạt động thì điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại chuột là chuột Wireless sẽ cần phải có Receiver (một cục nhỏ dùng để thu nhận sóng gắn vào cổng USB).

THỦ THUẬT HAY

Giải phóng không gian trên iPhone, iPad với tính năng Offload Unused Apps

Các ứng dụng có thể ngốn rất nhiều không gian trên iPhone hoặc iPad của bạn. Tuy nhiên, phiên bản iOS 11 đã tích hợp một tính năng mới cho phép bạn tắt ứng dụng không dùng đến khỏi thiết bị của mình nhưng vẫn giữ

Hướng dẫn cách tạo ảnh màu trên nền đen trắng bằng smartphone

Color Pop là một bộ lọc ảnh giữ nguyên màu sắc gốc của chủ thể, trong khi biến tất cả các thành phần còn lại của bức ảnh thành đen & trắng. Sau đây là cách tạo một bức ảnh Color Pop.

Làm thế nào để tải ảnh trên Instagram về nhanh nhất, đơn giản nhất?

Giới trẻ đang phát cuồng với mạng xã hội mang tên Instagram, ăn cũng Instagram, ngủ cũng phải Instagram…. Và điều đặc biệt là video, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội này đẹp lung linh. Vậy làm sao để bạn tải ảnh

Phiên bản tùy chỉnh nhỏ gọn của Windows 11 được phát hành

Windows 95 chiếm ít hơn 100 MB khi cài đặt. Tuy nhiên, một bản cài đặt Windows 11 sạch sẽ cần khoảng 20 GB. Không ai nghi ngờ rằng phần mềm sẽ cần nhiều dữ liệu hơn khi công nghệ tiến lên phía trước, nhưng nhiều người

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Vivo V9: giao diện tận dụng toàn bộ màn hình, SnapDragon 626, camera kép

Vivo V9 là chiếc điện thoại hiếm hoi sử dụng tai thỏ nhưng phần viền dưới không dày, nó khá mỏng và hài hòa với thiết kế tổng thể của máy. Nhìn chung thì ở mức giá 7.99 triệu đồng cùng với SnapDragon 626 thì V9 vẫn có

Đánh giá nhanh Samsung DeX Pad: Có sáng tạo, có thay đổi nhưng vẫn chưa đủ

Cùng với Galaxy S9/ S9+ Samsung cũng giới thiệu chiếc DeX thế hệ mới để kết nối điện thoại với màn hình lớn phục vụ công việc, lần này Samsung đã thay đổi hoàn toàn thiết kế của DeX cũ.

Đánh giá thông số kỹ thuật Honda Winner 150 và Yamaha Exciter 150

Chiếc xe underbone côn tay của Honda cũng chính thức ra mắt. Honda Winner 150 được cho là sẽ cạnh tranh với Yamaha Exciter 150 hay Suzuki Raider 150 ở phân khúc này. Đây đều là những chiếc xe 150 phân khối mạnh mẽ,