Ảnh minh họa
Cập nhật: Theo ghi nhận của trang công nghệ Genk, đây là một hình ảnh được thành viên của một diễn đàn về công nghệ nổi tiếng và nhiều người biết đến đăng lên Facebook để trao đổi.
Như lời anh kể, trước đó anh có đọc được tin tức về một trường hợp tương tự, sau đó đã hoài nghi nên 'đập' luôn sạc của người bạn cùng phòng ra xem thử, kết quả cũng thành ra là nạn nhân như nhau cả.
Cận cảnh 2 ống cát nhồi nhét vào bên trong làm giả pin sạc
Sau đó, bài đăng đã thu hút hàng loạt bình luận của những thành viên khác, trong đó đáng chú ý là cũng có những người thử làm theo và đều nhận được kết cục như hình ảnh trên.
'Nghe đồn cái vụ này đang hot nên tháo ra cho có phong trào với người ta... Thôi không nói nữa'
'Đầu dây có 2 cục. 3 cục còn lại chắc là cát'
Qua tìm hiểu, hầu như những trường hợp trên đều là vì khách hàng ham đồ rẻ, chỉ với giá thành từ 100.000-200.000 đồng mà đã có ngay trong tay một viên sạc 20.000 mAh cao ngất ngưởng, bảo sao không nghi ngờ được.
Đáng buồn là những sản phẩm này được mạo danh, gắn logo của cả những tên tuổi phổ biến như Samsung, Xiaomi, Anker để dễ bề lừa gạt người mua hàng hơn.
Hậu quả khi sử dụng pin sạc dự phòng kém chất lượng là rất khó lường, nhẹ thì tuổi thọ kém, sạc không hiệu quả, nặng thì gây chập điện, cháy nổ, thậm chí hỏng luôn cả sạc lẫn smartphone đang cắm của bạn - nguy hiểm nhất là khi để gần cơ thể hoặc quên cắm qua đêm lúc đi ngủ, không thể để ý sát sao.
Đừng để những hình ảnh thế này xảy ra với bản thân bạn
Như vậy, hãy tập cho mình thói quen thận trọng và lưu ý kỹ hết sức, vì thị trường pin sạc dự phòng đang có những diễn biến phức tạp khi hàng giả, hàng nhái hoành hành hơn ngày trước nhiều.
Tốt nhất là hãy tìm mua ở cửa hàng và đại lý phân phối chính hãng hoặc có uy tín, đảm bảo chế độ bảo hành trước sau kỹ càng, đồng thời để ý những điểm bất thường như giá cả quá rẻ, hoặc 'chuyên gia' hơn chút thì sẽ biết được là chưa hề có sản phẩm nào giống như vậy được những hãng như Samsung, Xiaomi ra mắt cả.
Nguyễn Nhật