THÂM QUYẾN, Trung Quốc, ngày 17 tháng 1 năm 2025 /PRNewswire/ -- Gần đây, Huawei đã tổ chức hội nghị về Mười xu hướng hàng đầu của cơ sở trung tâm dữ liệu năm 2025. Tại hội nghị, Yao Quan, Chủ tịch Lĩnh vực Cơ sở Trung tâm Dữ liệu, đã giải thích mười xu hướng hàng đầu với mục đích tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành trung tâm dữ liệu (TTDL) trong kỷ nguyên AI, hiểu rõ hơn về sự chuyển đổi và dẫn dắt sự phát triển vượt bậc của ngành này.
Theo Yao Quan, các TTDL đã chuyển từ sức mạnh điện toán đa năng sang sức mạnh điện toán thông minh nhờ những đổi mới liên tục trong công nghệ mô hình nền tảng AI. Hiệu suất và sức mạnh của máy chủ đã được cải thiện rất nhiều và việc xây dựng các cụm với 1.000 GPU, 10.000 GPU và 100.000 GPU đã trở thành tiêu chuẩn. Ngành TTDL đang đón nhận những cơ hội phát triển chưa từng có và cũng phải đối mặt với những thách thức trong các lĩnh vực như độ tin cậy, công suất cao, điện năng tiêu thụ cao và sự không chắc chắn.
Dựa trên những hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm lâu dài, Huawei đã công bố mười xu hướng hàng đầu của cơ sở trung tâm dữ liệu năm 2025 tập trung vào độ tin cậy, tính linh hoạt và phát triển bền vững. Đây là một nỗ lực để chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của công ty về các cơ sở TTDL AI, xây dựng một nền tảng điện toán có độ tin cậy cao và thúc đẩy kỷ nguyên số tiếp tục phát triển.
Xu hướng 1: Độ tin cậy trở thành yêu cầu cốt lõi hàng đầu của các TTDL điện toán thông minh
An toàn là ưu tiên hàng đầu để xây dựng TTDL so với chi phí. Đặc biệt, giá các thiết bị AI tăng vọt và phạm vi miền lỗi tiếp tục mở rộng trong kỷ nguyên điện toán thông minh, khiến độ tin cậy trở thành yêu cầu cốt lõi hàng đầu của các TTDL điện toán thông minh. Độ tin cậy của TTDL về cơ bản là độ tin cậy trong suốt vòng đời, bao gồm các thành phần, sản phẩm, kiến trúc, dịch vụ và O&M. Một TTDL có độ tin cậy thấp sẽ làm chi phí vận hành cao hơn. Để đạt được chi phí thấp thực sự, độ tin cậy phải được đảm bảo.
Xu hướng 2: Kiến trúc cô lập là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo độ tin cậy của các thiết bị điện toán thông minh
Mật độ công suất của các trung tâm điện toán thông minh tiếp tục tăng lên. Thiết bị điện thường có đặc điểm điện áp cao và dòng điện lớn, và điều quan trọng là nó phải đảm bảo hoạt động an toàn và tin cậy. Khả năng triển khai từ xa các thiết bị điện của các TTDL được ưu tiên để đảm bảo vận hành cung cấp dịch vụ ổn định. Ngoài ra, các thiết bị điện, nếu được triển khai trong phòng thiết bị chính, phải được cách ly khỏi các dịch vụ chính và được triển khai theo tiêu chuẩn. Các yêu cầu về thời gian chịu lửa, hệ thống chữa cháy bằng nước, hệ thống thông gió khẩn cấp và tắt nguồn bằng một cú nhấp chuột phải được tính đến để giảm thiểu tác động tới dịch vụ.
Xu hướng 3: Làm mát liên tục là khả năng bắt buộc đối với điện toán thông minh mật độ cao
Trong kỷ nguyên AI, sự kết hợp giữa làm mát bằng không khí và chất lỏng là một quá trình lâu dài. Làm mát bằng chất lỏng là một xu hướng không thể tránh khỏi và làm mát liên tục sẽ trở thành một khả năng bắt buộc đối với điện toán thông minh mật độ cao. Làm mát liên tục có nghĩa là không có gián đoạn làm mát khi TTDL đang hoạt động bình thường và phục hồi làm mát nhanh chóng trong trường hợp có sự cố. Bằng cách này, các TTDL có thể hoạt động ổn định.
Xu hướng 4: AI sẽ cải thiện đáng kể an ninh chủ động trong vận hành và bảo trì TTDL
Với công nghệ AI, các lỗi như mất điện, hỏa hoạn và nhiệt độ cao trong các TTDL có thể được phòng ngừa chính xác. Điều này tạo điều kiện chuyển từ phản ứng thụ động sang bảo trì chủ động và cho phép chúng ta xác định trước các rủi ro tiềm ẩn, cải thiện đáng kể độ tin cậy của TTDL.
Xu hướng 5: Dịch vụ chuyên nghiệp là đảm bảo vững chắc cho độ tin cậy trong vận hành TTDL
Một TTDL thường có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm và bảo trì là một yếu tố quyết định hơn so với yếu tố thiết bị trong toàn bộ vòng đời của TTDL. Các dịch vụ chuyên nghiệp nắm giữ vai trò then chốt để TTDL vận hành lâu dài và đáng tin cậy. Không còn rủi ro tiềm ẩn nào trong quá trình triển khai thông qua việc triển khai chuyên nghiệp và quản lý toàn bộ quy trình bàn giao TTDL. Bên cạnh đó, các công nghệ AI được ứng dụng để thực hiện bảo trì phòng ngừa thay vì phản ứng sự cố, đảm bảo độ tin cậy của TTDL trong suốt vòng đời.
Xu hướng 6: Kiến trúc mô-đun là chìa khóa để đối phó với sự không chắc chắn của các yêu cầu TTDL AI
Kiến trúc mô-đun là cần thiết để các TTDL AI giải quyết linh hoạt sự không chắc chắn của các yêu cầu TTDL AI. Kiến trúc mô-đun có các phòng thiết bị tiêu chuẩn hóa, các chức năng mô-đun và các thiết bị cơ điện tách rời, có thể đảm bảo triển khai theo yêu cầu và mở rộng quy mô linh hoạt cho các hệ thống con cốt lõi và khả năng thích ứng linh hoạt với sự phát triển dịch vụ trong tương lai. Lấy TTDL Wuhu ở Trung Quốc làm ví dụ. Áp dụng kiến trúc mô-đun, TTDL này được bàn giao trong vòng ba tháng và hỗ trợ mở rộng quy mô linh hoạt trong tương lai.
Xu hướng 7: Sử dụng các hệ thống con dạng lắp sẵn là một phương pháp hiệu quả để bàn giao TTDL AI nhanh chóng
Lắp ráp sẵn mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Các TTDL sở hữu các hệ thống con ráp sẵn có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của dịch vụ AI về độ linh hoạt và triển khai nhanh chóng. Lắp ráp sẵn hệ thống phụ không phải là lắp ráp đơn giản mà là sản phẩm hoá giải pháp. Nó phải trải qua quá trình thiết kế, mô phỏng, thử nghiệm và chế tạo bằng công cụ tự động chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng bàn giao sản phẩm. Bên cạnh đó, khối lượng công việc xây dựng tại chỗ được cắt giảm 90% thông qua lắp ráp sẵn và vận hành thử tại nhà máy, rút ngắn đáng kể thời gian giao hàng và đảm bảo giao hàng nhanh chóng và chất lượng cao cho các TTDL AI.
Xu hướng 8: Nguồn điện hiệu suất cao ngày càng có giá trị trong các TTDL AI
Các tình huống mật độ cao và điện toán cao đặt ra những thách thức khó khăn cho việc tản nhiệt. Từ làm mát không khí đến làm mát bằng chất lỏng, hiệu suất cung cấp điện trở thành một yếu tố quan trọng trong hiệu suất năng lượng. Để xem xét hiệu suất cung cấp điện của các TTDL, cần tập trung vào hiệu suất cung cấp điện của hệ thống song song thay vì từng thiết bị đơn lẻ và đổi mới kiến trúc. Ví dụ, hệ thống UPS có thể có hiệu suất cao 99,1% và thực hiện chuyển đổi 0 ms giữa các chế độ khi làm việc ở chế độ điều khiển siêu tiết kiệm (S-ECO).
Xu hướng 9: AI cho phép cải thiện hiệu suất năng lượng toàn diện trong các TTDL
Ngoài việc cải thiện hiệu quả cung cấp điện và làm mát, công nghệ AI có thể đóng góp nhiều hơn vào việc cho phép liên kết giữa các lớp 1 và 2. Có hàng triệu thông số tối ưu hóa trong tình huống làm mát không khí-chất lỏng, làm phức tạp theo cấp số nhân việc tối ưu hóa. Để đạt được hiệu quả làm mát tối ưu, công nghệ tối ưu hóa hiệu suất năng lượng bằng AI có thể được sử dụng để thay thế phương pháp tối ưu hóa thủ công truyền thống. Việc áp dụng các công nghệ AI giúp các TTDL tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năng lượng cao hơn.
Xu hướng 10: Hợp tác điện toán-điện năng sẽ trở thành một mô hình xây dựng TTDL mới
Sức mạnh điện toán giữ vai trò then chốt của AI và điện là yếu tố cần thiết cho sức mạnh điện toán. Khi mức tiêu thụ năng lượng của các TTDL tiếp tục tăng, cung cấp điện xanh trực tiếp sẽ là một giải pháp để giảm mức tiêu thụ năng lượng cho các TTDL. Ngoài ra, với vai trò là liên kết tải của tích hợp phát điện-lưới-tải-lưu trữ, các TTDL có thể được liên kết với lưới điện để cải thiện hiệu quả sử dụng lưới điện (GUE) bằng cách điều chỉnh tần số và cắt đỉnh. Các TTDL có thể linh hoạt lên lịch tải dựa trên các yêu cầu đào tạo và suy luận AI để đạt được hiệu suất tổng thể tối ưu. Hướng tới tương lai, sự hợp tác giữa điện toán và năng lượng sẽ đóng vai trò là mô hình mới để xây dựng các TTDL, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các TTDL.
Trong kỷ nguyên AI, cơ sở trung tâm dữ liệu của Huawei sẽ tập trung vào đổi mới chất lượng và công nghệ để xây dựng một giải pháp cung cấp điện năng có độ tin cậy cao, linh hoạt và bền vững cho các trung tâm điện toán thông minh, giúp khách hàng và đối tác nắm bắt các cơ hội điện toán thông minh và tối đa hóa hiệu quả sử dụng mỗi watt nhằm thúc đẩy kỷ nguyên số phát triển.
nguồn: Huawei Digital Power