Cái nhìn dưới đây sẽ đặt hai sản phẩm hàng đầu trên thị trường máy tính xách tay lại với nhau để người dùng đưa ra quyết định cho việc mua một máy tính Mac hay Windows để làm việc.
Điểm khác biệt giữa 2 dòng máy :
- MacBook 12 đẹp và nhỏ gọn hơn về thiết kế nhưng yếu hơn về cấu hình so với XPS 13.
- MacBook 12 rất hạn chế về số cổng kết nối, chỉ có mỗi một cổng USB Type-C để sạc và kết nối và cổng 3.5mm để cắm tai nghe. Do đó nhiều khả năng bạn phải mua thêm các loại adapter cắm ngoài để sử dụng các cổng như USB, HDMI, thẻ nhớ...
- MacBook 12 có bàn phím chìm (gần như bằng phẳng so với mặt máy), còn XPS 13 thì bình thường, có độ nẩy cao.
- MacBook 12 có bàn rê cảm ứng lực còn XPS 13 thì không.
- MacBook 12 không có màn hình cảm ứng, XPS 13 có phiên bản cảm ứng (màn hình 3200 x 1800).
- Màn hình của XPS 13 nhìn nổi hơn hẳn so với màn của MacBook 12.
- Viền màn hình của XPS 13 mỏng và nhỏ hơn nhiều so với của MacBook 12.
So sánh Cấu hình :
Thiết kế :
XPS 13 mới không có nhiều thay đổi so với phiên bản trước đó, vẫn giữ được sự tinh tế trong thiết kế, kiểu dáng mỏng nhẹ, chất liệu sợi carbon và hợp kim nhôm tạo được sự chắc chắn, độ bền cao. Điểm nổi bật thu hút sự chú ý của người dùng là viền màn hình XPS 13 chỉ mỏng 5,2mm và đây được xem là mẫu laptop tiên phong trong thiết kế mới.
MacBook 12” đã gần như đạt đến đỉnh cao mà Apple có thể làm, khi nhìn vào không thể nghĩ ra bất cứ một chi tiết nào cần phải thay đổi để thiết kế của máy trở nên hoàn hảo hơn. Ngay cả đặc tính mở máy bằng một tay truyền thống của các máy Mac cũ cũng vẫn xuất hiện trên MacBook 12” bất kể trọng lượng của nó. Bạn đơn giản chỉ cần lấy một ngón tay, nhấc nắp màn hình lên rất nhẹ nhàng mà không cần dùng 2 tay, một tay giữ khung máy một tay giữ màn hình như rất nhiều các máy tính khác.
Màn hình :
XPS 13 trang bị màn hình 13,3 inch, độ phân giải 1920 x 1080 pixel. Công nghệ tấm nền IGZO2 không chỉ tăng mật độ điểm ảnh cao hơn, mang lại chất lượng hình ảnh mịn và sắc nét hơn mà còn giúp thu hẹp đường viền màn hình (bezel). Ngoài ra, IGZO2 còn có mức tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 1/3 so với LCD truyền thống. Điều này giúp các nhà sản xuất có nhiều tùy chọn hơn trong thiết kế sản phẩm.
MacBook 12” sử dụng màn hình có tỷ lệ 16:10 thay vì 16:9 như rất nhiều máy tính Windows hay MacBook Air 11”. Tỷ lệ 16:10 là tỷ lệ truyền thống mà Apple sử dụng, nó cân bằng tốt hơn giữa diện tích làm việc thực tế khi làm việc và diện tích hiển thị khi xem các nội dung đa phương tiện. Cùng một kích cỡ đường chéo (ví dụ 11”, 13”, 15”) thì máy sử dụng màn hình tỷ lệ 16:10 luôn có tổng diện tích hiển thị thực tế lớn hơn các máy 16:9, do vậy làm cho thiết kế tổng thể của máy cũng lớn hơn. Con số độ phân giải hiển thị (point) tối ưu nhất của nó là 1152x720, độ phân giải mặc định của Apple thiết lập là 1280x800 (point), tức chip đồ họa phải xử lý ở độ phân giải 1280x2 ngang và 800x2 dọc, thành 2560x1600 (4 triệu điểm ảnh), sau đó scale xuống 1280x800 point. Nếu để mặc định 1152x720 thì máy chỉ xử lý hơn 3 triệu điểm ảnh và 1440x900 (tối đa mà MacBook 12” hỗ trợ) thì là hơn 5 triệu điểm ảnh.
Còn thiếp >>