10 điểm khác biệt chính giữa Fujifilm X-T3 và X-H1

10 điểm khác biệt chính giữa Fujifilm X-T3 và X-H1.

Khi chiếc máy ảnh mirrorless flagship Fujifilm X-H1 ra mắt vào giữa năm 2018, nó nhanh chóng khiến bản thân khác biệt với những người anh em khác trong cùng dòng X khi trở thành chiếc máy ảnh đầu tiên của Fuji sở hữu ổn định hình ảnh năm trục ngay trong thân máy. Thậm chí Fujifilm X-T3 vừa được thông báo ra mắt mới đây cũng không được thừa kế tính năng này, mặc dù tính năng này đã trở nên phổ biến trên các máy ảnh từ các hãng sản xuất mirrorless khác, kể cả các máy cho người mới bắt đầu chụp ảnh.

X-H1 cũng có thân máy lớn hơn với phần grip chắc tay hơn và nhiều thiết lập video hỗ trợ khác, biến nó trở thành mẫu máy tân tiến nhất được Fujifilm thiết kế cho các nhà làm phim, dĩ nhiên là, chỉ cho đến hôm nay. X-T3 chính là bước tiến vượt trội về khả năng quay phim không chỉ trong dòng X nói riêng mà còn trên thị trường máy ảnh mirrorless nói chung. Thêm vào đó là cảm biến mới và hệ thống lấy nét tự động, có thể không ngoa khi nói X-T3 là chiếc máy ảnh cao cấp nhất. 

10 điểm khác biệt chính giữa Fujifilm X-T3 và X-H1

Điểm chung giữa Fujifilm X-T3 và X-H1:

– Thiết kế kháng thời tiết (chống văng nước, bụi và đóng băng)

– EVF 0.5 inch 3.69 triệu điểm ảnh, độ phóng đại 0.75x

– Man hình lật 3 chiều 1.04 triệu điểm ảnh có cảm ứng

– Các đĩa vật lý chỉnh tốc độ màn trập ISO, lấy nét, đo sáng và các thiết lập điều khiển

– Tốc độ màn trập cơ 15 phút (T Mode) – 1/8000 giây hoặc  lên đến 1/32000 giây với màn trập điện tử

– Chế độ mô phỏng phim Eterna cho video và F-Log trong

– Khe thẻ nhớ kép SD tương thích UHS-II

– Hốc microphone và headphone 3.5mm

– Kết nối Bluetooth và Wi-Fi

10 điểm khác biệt chính giữa Fujifilm X-T3 và X-H1:

1. Ổn định cảm biến trong thân máy

X-H1 là máy ảnh dòng X đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này sở hữu ổn định hình ảnh năm trục trong thân máy. Hệ thống này tự hoạt động với các ống kính không có ổn định hình ảnh hoặc kết hợp với ổn định OIS của các ống kính Fujinon.

Mức cân bằng tối đa là 5Ev theo tiêu chuẩn CIPA, tuy nhiên hiệu suất sẽ còn tùy vào ống kính. Ví dụ như Fujifilm khẳng định mức cân bằng 5.5Ev với ống XF 35mm f/1.4 (theo một số thử nghiệm thì kết quả thực tế còn tốt hơn cả số liệu của Fuji), trong khi với ống XF 18-55mm thì mức cân bằng này chỉ còn 3.5Ev. 

Tùy theo hệ thống ổn định hình ảnh cấp tiến đến mức nào, X-H1 sẽ điều chỉnh mức độ chỉnh sai giữa ổn định cảm biến và ổn định quang học. Với phần lớn ống kính thì hệ thống sẽ sử dụng ba trục trên cảm biến (Roll, Y, X) và hai trục trên ống kính (Pitch và Yaw), nhưng với các ống kính có trang bị thêm một hệ thống ổn định phức nữa như ống macro 80mm, thì hệ thống này sẽ sử dụng một trục trên cảm biến (Roll) và còn lại trên ống kính (Y, X, Pitch, Yaw). Ổn định trong thân máy làm việc với cả video.

Với các ống kính thiếu kiểm soát điện tử hoặc ống macro mở rộng MCEX-11/MCEX-16, ba trục được sử dụng (Roll, Pitch, Yaw) và chiều dài tiêu cự phải được cài vào menu.

Mặc dù ra đời sau X-H1, X-T3 không được kế thừa hệ thống ổn định hình ảnh trong máy. Hiện tại có thể thấy Fuji có vẻ muốn giữ độc quyền công nghệ này trên X-H1, có lẽ là bởi nó yêu cầu một thân máy lớn hơn X-T3. Do đó để có được bất kỳ hệ thống ổn định nào trên X-T3, người dùng sẽ cần phải nhờ cậy các ống kính OIS Fujinon hoặc tripod để đạt được các kết quả tốt ở tốc độ màn trập chậm.

2. Cảm biến X-Trans và bộ xử lý X Processor

Mang tiếng là flagship nhưng X-H1 lại sử dụng cảm biến X-Trans III cũ 24.3MP, trong khi X-T3 sử dụng cảm biến X-Trans IV mới nhất với 26.1MP và công nghệ BSI (backside illumination). Cấu trúc BSI sẽ cải thiện hiệu suất chụp thiếu sáng trên X-T3 khi mà cảm biến có thể thu nhận được nhiều ánh sáng hơn khi so sánh với cấu trúc front-side. Theo Fujifilm, khả năng xử lý của cảm biến giờ đây nhanh hơn 1.5x so với các mẫu máy trước đó, giúp cải thiện rolling shutter cũng như các tính năng khác.

X-T3 cũng có thêm một số tốc độ ISO: cơ bản 160 và mở rộng 80. Mọi thông só khác đều tương tự X-H1 (thông số cơ bản giữa 200 đến 12800 và các thông số mở rộng 100, 125, 25600 và 51200). 

Đồng thời bộ xử lý hình ảnh X Processor 4 sử dụng 4 nhân CPU giúp tăng tốc độ xử lý ảnh lên gấp ba lần so với các mẫu máy trước.

Chất lượng hình ảnh của X-H1 rất tốt nhất là về dynamic range và các giá trị ISO cao. Hy vọng chất lượng của X-T3 trên thực tế không quá chênh lệch so với các thông số trên giấy.

3. Hệ thống lấy nét tự động lai

Trong khi đây là khía cạnh yếu thế của X-H1, thì X-T3 lại được trang bị phiên bản tiên tiến nhất của hệ thống lấy nét tự động lai trứ danh Fuji tính đến thời điểm hiện tại.

Về lấy nét tự động đơn điểm, X-T3 cho 117 điểm nhận diện pha trên lưới 13×9 (hoặc 425 điểm trên lưới 17×25), trong khi X-T2 chỉ cho 91 điểm trên lưới 13×7 (hoặc 325 điểm trên lưới 13×25). X-T3 cũng có tổng số điểm nhận diện pha (2.16 triệu điểm) cao hơn gấp bốn lần so với mẫu máy trước. 

Không như X-H1 có điểm ảnh nhận diện pha tập trung ở trung tâm, điểm ảnh của X-T3 bao phủ gần như toàn bộ chiều cao và chiều rộng của cảm biến (99% cả chiều cao lẫn chiều rộng) ở mọi chế độ, trừ AF Tracking với bộ bao phủ thấp hơn (91% ngang x 94.5% dọc). Lấy nét tự động nhận diện pha trong điều kiện thiếu sáng cũng nhạy hơn X-H1 2 bước (-3EV so với -1EV). Bộ xử lý X Processor 4 mạnh mẽ cho phép X-T3 lấy nét lại và đo sáng thường xuyên hơn 1.5x so với X-H1.

Fuji nhấn mạnh nhận diện khuôn mặt và nhận diện mắt được cải tiến hiệu quả hơn gấp hai lần trên mẫu máy mới, với nhận diện mắt có thể dùng được ở chế độ C-AF và chế độ phim. Đây là một thay đổi đáng mừng khi mà đôi khi các tính năng này trên X-H1 hay các mẫu máy trước đó của Fujifilm không được ổn định cho lắm. 

Cả hai mẫu máy được hoàn thiện với bộ tùy thiết lập AF-C Custom Settings của Fujifilm cho phép người dùng tùy chỉnh hành vi của hệ thống lấy nét tự động theo chuyển động của chủ thể. Có năm thiết lập có sẵn và một thiết lập sẵn thứ sáu có thể định thủ công với ba thiết lập khác nhau.

4. Chụp liên tiếp và Live View blackout-free

X-H1 có thể chụp đến 8fps với màn trập cơ và 14fps với màn trập điện tử. Khi gắn grip pin VPB-XH1, máy có thể chụp với màn trập cơ đến 11fps.

X-T3 sở hữu thông số ấn tượng hơn khi có thể chụp 11fps với màn trập cơ và 20fps với màn trập điện tử mà không cần đến grip pin.

Khi bật chế độ Sports Finder, X-T3 crop cảm biến ở mức khoảng 1.25x (16.6MP) có thể thấy rõ trên màn hình. EVF hiển thị các đường kẻ khung rõ ràng để thể hiện vùng bị crop nhưng không crop trường nhìn tự nhiên của cảm biến, đồng nghĩa là người dùng có thể thấy được ngoài vùng 1.25x và liệu trước ảnh hưởng một cách hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên khi làm việc ở chế độ Sports Finder, người dùng có thể chụp lên đến 30fps với AF/AE Tracking sử dụng màn trập điện tử, trong khi vẫn ngắm trực tiếp ở tốc độ refresh 60hz. Nói một cách đơn giản thì X-T3 đã trở thành chiếc máy ảnh mirrorless thứ hai sau Sony A9 có đủ sức duy trì ngắm trực tiếp trong EVF/LCD trong lúc chụp tốc độ cao. Dĩ nhiên là trong trường hợp này, chúng ta đang nói về một cảm biến nhỏ hơn bị crop để đạt được khả năng như vậy, tuy nhiên dù sao thì, đây cũng là một điểm thú vị khi chứng kiến không chỉ một hãng máy ảnh đang cố gắng làm việc với tính năng này.

Cuối cùng là chế độ Pre-Capture mới không quá xa lạ so với chế độ Pre-Burst trên Lumix G9 hay Pro Capture trên Olympus OM-D E-M1 II. Khi người dùng nhấn nút màn trập xuống một nửa, máy ảnh sẽ tải trước các khung hình vào bộ nhớ đệm, nhưng sẽ chỉ lưu các ảnh gần nhất khi người dùng nhấn nút màn trập xuống hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa thậm chí nếu người dùng phản xạ chậm trước một khoảnh khắc thoáng qua nào đó như là chim chóc cất cánh hay một con ong rời khỏi một bông hoa, thì người dùng vẫn có thể ghi lại khoảnh khắc đó kịp thời.

5. Thiết kế

Một trong những khác biệt về kích thước dễ thấy nhất giữa X-T3 và X-H1 đó là phần grip mở rộng trên X-H1, vốn được thiết kế với mục đích hỗ trợ sử dụng các ống kính tele lớn. Phần grip này cũng chịu trách nhiệm một phần cho việc làm tăng trọng lượng và kích thước.

Thông số cụ thể:

  • X-H1: 673g; 139.8 x 97.3 x 85.5mm
  • X-T3: 539g; 132.5 x 92.8 x 58.8mm 
 
 

X-H1 cũng có bộ khung dày dặn, cứng cáp hơn, dày hơn 25% so với khung của X-T3, kết hợp với khả năng chống trầy xước tương đương độ cứng bề mặt 8H.

Chỉ có X-H1 mới có đủ chỗ cho một màn hình đơn màu ở mặt trên của máy để hiển thị mọi thông số thiết lập quan trọng nhất đang sử dụng. Trong khi đó, chỉ có X-T3 mới có cổng USB 3.1 Type C.

6. Thông số video

X-H1 có thể là chiếc máy ảnh flagship của Fujifilm, nhưng người kế nhiệm mới nhất X-T3 thực ra mới là kẻ sở hữu nhiều thông số video xuất sắc hơn. X-T3 có thể ghi hình ở tốc độ khung hình cao ở chế độ 4K với bitrate nhanh hơn và nhiều lựa chọn hơn khi xét về codec cũng như loại nén. X-T3 cũng thực sự là máy ảnh mirrorless đầu tiên có khả năng quay 4K/60p 10-bit.

Cụ thể:

X-T3

  • 4K đến 60fps
  • Cinema 4K/DCI đến 60fps
  • 4K đến 400Mbps
  • 4K với nén IPB hoặc All-I
  • Codec H.264 và H.265
  • Quay trong 4:2:0 10-bit
  • Quay ngoài 4:2:2 10-bit

X-H1

  • 4K đến 30fps
  • Cinema 4K/DCI 24fps
  • 4K đến 200Mbps
  • 4K với nén IPB
  • Codec H.264
  • Quay trong 4:2:0 8-bit
  • Quay ngoài 4:2:2 8-bit

X-T3 có khả năng quay phim trong 10-bit, nghĩa là máy quay với độ sâu màu gấp 64 lần so với X-T2 với 8-bit. Điều này không đồng nghĩa là người dùng sẽ nhìn thấy màu sắc tốt hơn trên màn hình mỗi ngày nhưng đây sẽ là hỗ trợ tốt hơn cho việc chỉnh màu ở khâu hậu kỳ. Ưu điểm chính của nén All-Intra là nó mã hóa từng khung hình riêng lẻ và yêu cầu ít năng lượng hơn để đọc mã trên máy tính trong lúc chỉnh sửa.

Đối với quay phim 4K, X-H1 crop cảm biến xấp xỉ 1.17x, nghĩa là trường nhìn sẽ bị thu hẹp hơn. X-T3 thực thi với mức crop lớn hơn 1.18x khi quay 4K ở tốc độ 50 hoặc 60fps, nhưng sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến đến 30p.

Ở chế độ 1080p, hai máy đều quay được đến 60fps hoặc 120fps ở chế độ High Speed cho phim slow motion tốt hơn. Trong trường hợp này, tương tự, X-T3 sử dụng bitrate cao hơn 200Mbps (so với 100Mbps của X-H1). Ngoài ra còn có mức crop đáng chú ý khác là 1.29x đảm bảo chất lượng tốt. Thực sự là chế độ 120fps trên X-H1 không gây ấn tượng bởi độ sắc nét thấp và rối thừa. 

Một điểm khác biệt lớn khác là thời lượng tối đa mỗi clip:

X-T3

  • 4K đến 30 phút
  • Full HD đến 30 phút

X-H1

  • 4K đến 15 phút
  • Full HD đến 20 phút
  • 4K và Full HD đến 30 phút với grip pin kèm theo

Cả hai máy đều được trang bị chế độ giả lập phim Eternal (thiết kế cho video) và có thể ghi profile phẳng F-Log của Fujifilm trong. Phần mềm được cập nhật trong năm 2018 hứa hẹn hỗ trợ gamma log lai cho X-T3. F-Log trên máy ảnh mới có ISO tối thiểu 640.

Minh họa chế độ Eternal trên X-H1: 

Các tính năng khác trên X-T3 bao gồm bổ sung họa tiết vằn, cải thiện hiệu suất rolling shutter và AF, phóng đại trong lúc quay phim, nhận diện khuôn mặt ở chế độ 4K và dynamic range xấp xỉ 12 stop khi sử dụng thiết lập DR 400% ở ISO640.

Cả hai máy đều có chế độ Silent để tắt mọi nút và đĩa điều khiển để tránh mọi loại nhiễu, cũng như thay đổi mọi thiết lập thông qua màn hình cảm ứng. Điểm này cũng cho phép người dùng cài đặt các thiết lập khác nhau cho ảnh và video.

7. Điều chỉnh đơn sắc và hiệu ứng Colour Chrome

Chức năng Monochrome Adjustment kết hợp các tông màu ấm và lạnh của chế độ mô phỏng phim Monochrome và Acros, với hiệu ứng Colour Chrome lần đầu ra mắt trên chiếc GFX 50s medium format. Hiệu ứng Colour Chrome dựa trên phim đảo chiều Fortia và cân bằng sắc cho các ảnh có độ tương phản cao.

8. Tính năng khác

Một số tính năng khác của X-T3 không có trên X-H1, mặc dù không có gì là không thể khi hãng cũng sẽ sớm cập nhật phần mềm.

Đầu tiên là Digital Microprism, là trợ lý lấy nét thủ công đồng thời lấy nét qua kính ngắm SLR truyền thống.

Thứ hai là chế độ Night Vision giúp đảm bảo khả năng nhìn trong bóng tối bằng cách chuyển hậu cảnh của màn hình LCD thành màu xám và chữ màu đỏ.

9. Thời lượng pin

Khác biệt ở thời pin trông nhỏ mà lại không nhỏ. Mặc dù đều dùng pin NP-126S, X-T3 có thể chụp đến 390 ảnh sau một lần sạc đầy, trong khi X-H1 cho kết quả ít ấn tượng hơn 310 ảnh (theo chuẩn CIPA).

Khi quay 4K, X-H1 đủ sức trụ qua 35 phút, còn X-T3 có thể kéo dài thời gian đó thêm 5 phút nữa. Tuy nhiên người dùng cũng có thể tăng thời lượng pin cho cả hai máy bằng cách lắp thêm grip pin đứng.

Theo chuẩn CIPA là một chuyện, vận động trong thực tế lại là chuyện khác, máy thậm chí có thể chụp nhiều hơn những gì được liệt kê trên giấy, tuy nhiên có một điều chắc chắn là các tính năng video của X-T3 sẽ ngốn kha khá thời lượng pin, đúng nghĩa của câu “Càng hiện đại, càng… hại điện”.

10. Price

Hiện tại thì X-H1 vẫn là chiếc máy ảnh đắt nhất trong dòng APS-C với giá khoảng $1900. X-T3 thì có giá khởi điểm nhẹ nhàng hơn với khoảng $1500.

Tạm kết

Mặc dù X-H1 mới chính thức là máy ảnh flagship của dòng máy ảnh X của Fujifilm, X-T3 đang mang lại rất nhiều tính năng vượt trội và mới mẻ hơn, như một làn gió mới thổi vào phân khúc máy ảnh mirrorless, như khả năng quay phim 4K 60fps/10-bit, cảm biến hoàn toàn mới với công nghệ BSI, hệ thống AF và khả năng chụp liên tiếp với màn trập điện tử cải tiến.

Có thể tạm kết ngắn gọn thế này: Fujifilm X-T3 như là một chiếc máy ảnh đầy hứa hẹn về khả năng video và có thể chính là chiếc máy ảnh sẽ dâng cho Fujifilm một cái ngai vàng cao hơn hơn trong cuộc chiến với Sony và Panasonic.

Theo Mirrorless Comparison 

TIN LIÊN QUAN

Fujifilm công bố ống kính f/1 đầu tiên trên thế giới cho máy ảnh mirrorless

Trong sự kiện họp báo tại Photokina 2018, Fujifilm đã “nhá hàng” cho một bổ sung rất đặc biệt vào dòng ống kính ngàm X của hãng: XF 33mm f/1 R. Ngay từ cái tên đã có thể thấy ngay, đây là ống kính prime 33mm (tương đương 50mm trên máy ảnh full

Fujifilm ra mắt máy ảnh medium format GFX 50R 51.4MP và GFX mới 100MP

Tại Photokina năm nay, giữa chiến trường mở giữa các máy ảnh mirrorless full frame cao cấp, Fujifilm công bố một thứ còn hiện đại hơn, sang trọng hơn, ấn tượng hơn: máy ảnh medium format GFX 50R 51.4MP, là sự kết hợp giữa cảm biến medium format với

Sony công bố 2 cảm biến ảnh Medium Format mới với độ phân giải 100 và 150MP

Chiếc Fujifilm GFX-50C và Hasselblad X1D-50C và Pentax 645Z là những chiếc máy medium format phổ biến, dùng chung cảm biến Sony IMX161 (có tuỳ chỉnh) với độ phân giải 50MP, kích thước cảm biến 44x33mm.

Fujifilm bất ngờ giới thiệu máy ảnh compact FinePix XP130

Về cơ bản, XP130 sử dụng cảm biến BSI-CMOS độ phân giải 16MP. Ống kính của máy là ống zoom quang học 28-140mm F3.9/4.9, có tích hợp chống rung quang học và máy có thể quay video FullHD 60fps.

Fujifilm ra mắt máy ảnh mirrorless mới X-T3: Nâng cấp toàn diện

Fujifilm vừa thông báo ra mắt máy ảnh mirrorless mới X-T3, nâng cấp tất-tần-tật từ cảm biến, kính ngắm điện tử, khả năng quay phim 4K cho đến cổng USB và giắc cắm tai nghe. Fujifilm mới đây đã thông báo giá bán chính thức cho chiếc máy ảnh không

Thông số kỹ thuật và hình ảnh thực tế của Fujifilm X-A5

Chúng ta đã có các thông tin về những chiếc máy ảnh không gương lật mới của Fujifilm như X-A5, X-A20 hay chiếc X-H1 sắp ra mắt. Mấy giờ trước, trên twitter của trang nokishita còn công bố cho chúng ta một bản catalog đầy đủ cấu hình, thông số cũng

Sony a6000 hay Fujifilm X-T100 sẽ chiếm ưu thế hơn?

Mặc dù có cùng kích thước và độ phân giải cảm biến, nhưng không may A6000 vẫn có 179 điểm lấy nét tự động với máy ảnh Sony a6000 khi máy ảnh Fuji X- T100 được giới hạn ở 91 khu vực AF . Và không chỉ 179 tự động lấy nét. Chúng ta cũng có thêm 25

Fujifilm giới thiệu máy in ảnh bỏ túi khổ ảnh vuông - Instax Share SP-3 SQ - giá $199

Fujifilm ra mắt máy in ảnh di động Instax Share SP-3 SQ, là bản nâng cấp của máy in ảnh SP-2, nhưng in ảnh hình vuông thay vì hình chữ nhật. Với những nâng cấp về tốc độ in nhanh hơn, đẹp hơn, đây là sự lựa chọn cho các bạn thích chụp ảnh, in ảnh

THỦ THUẬT HAY

5 tính năng của HTML có thể bạn chưa biết

Việc học một ngôn ngữ khá đơn giản và dễ dàng, HTML cung cấp số lượng lớn các tính năng hữu ích, nhiều trong số các tính năng đó có thể bạn còn chưa biết đến. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp và giới thiệu 5

Tìm wifi miễn phí xung quanh bạn bằng facebook trên iPhone

Facebook vừa cập nhật tính năng giúp dò tìm wifi miễn phí xung quanh bạn, nhờ đó bạn có thể hạn chế cước phí 3G khi ra đường.

Cái thiện thời lượng pin cho laptop chạy Windows 8

8 thủ thuật giúp bạn kiểm tra trạng thái pin laptop, chọn chế độ tiêu thụ điện hợp lý hoặc chỉnh sửa một số thiết lập nâng cao để tiết kiệm tối đa thời lượng pin.

Hướng dẫn trải nghiệm màn hình gần giống "nốt ruồi" trên giao diện One UI cho Galaxy S9

Ở thời điểm hiện tại, gần như chắc chắn một điều rằng Samsung đang chuẩn bị ra mắt các mẫu điện thoại có màn hình kiểu mới. Nhưng nếu đang chạy bản Android Pie beta trên Galaxy S9 hay Galaxy S9 +, thì anh em vẫn có thể

Cách xóa tài khoản Apple ID, delete iD Apple trên iPhone, iPad

Tài khoản Apple ID dùng để truy cập vào iPhone, iPad, tải các ứng dụng trên Apple và bảo vệ iPhone khi cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn đang dùng chung tài khoản Apple ID, hoặc nhiều người biết tài khoản của bạn thì hãy

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Lenovo A7010: 'Ngon, bổ, rẻ!'

Có giá chỉ 5 triệu đồng nhưng smartphone trung cấp Lenovo A7010 vẫn được tích hợp nhiều công nghệ thú vị, hiệu năng ổn định, thời lượng pin dài và đặc biệt là những công nghệ âm...

Đánh giá viên pin 5.000 mAh trên Moto E4 Plus

Moto E4 Plus là chiếc smartphone pin trâu - giá rẻ phân khúc dưới 5 triệu đang được quan tâm của người dùng.

Đánh giá nhanh HTC Desire 12 Plus giá 4,9 triệu đồng xem có gì nổi bật

Desire 12 Plus có thiết kế nguyên khối với màn hình tràn viền, không đi theo xu hướng “tai thỏ” cùng chất liệu chủ đạo bằng nhựa nhưng vẫn không đem lại cảm giác rẻ tiền nhờ vào độ hoàn thiện sản phẩm đạt mức khá, kết