Google đa hoàn tất thỏa thuận chi 1,1 tỷ USD để nắm giữ một phần HTC. Vậy tham vọng khi thực hiện thương vụ này của Mountain View là gì?
Sau nhiều năm tập trung vào phần mềm, xây dựng tiện ích trên điện thoại thông minh thì Google cũng đã có thể bắt đầu hoàn thiện phần cứng của riêng mình. Mountain View sẽ công bố một số sản phẩm mới vào ngày 4, báo cáo bao gồm hai điện thoại mới, một phiên bản nhỏ hơn của Google Home, và một máy tính xách tay cao cấp. Và vào ngày thứ Tư, công ty cũng đã công bố một thỏa thuận với nhà sản xuất gặp khó khăn HTC bằng việc chuyển giao một đội ngũ kỹ sư cho Google. Quá trình chuyển nhượng này sẽ giúp Mountain View thu hẹp khoảng cách về tham vọng phần cứng so với các nhà sản xuất khác.
Thông tin chính thức cho thấy Google không phải hoàn toàn mua lại HTC như đồn đại. Đó là một thỏa thuận hợp tác: 'Google đang tuyển dụng một đội ngũ nhân viên HTC, khoảng 2.000 người ở tất cả các lĩnh vực của Powered by HTC'. Điều thú vị là hầu hết trong số đó đã làm việc trên điện thoại Pixel của Google. Những nhân viên sẽ ở lại Đài Bắc, Đài Loan, nơi có trụ sở HTC, nhưng họ sẽ làm việc cho Google. Đổi lại cho những người lao động và một vài giấy phép không độc quyền từ tài sản trí tuệ của HTC, Google phải trả 1,1 tỷ USD cho thương vụ này. Cả hai bên đều hy vọng sẽ bắt đầu hoàn tất thỏa thuận vào đầu năm 2018. Thậm chí sau khi chính thức thực hiện các điều khoản, HTC sẽ tiếp tục sản xuất điện thoại của riêng mình và xây dựng các sản phẩm Vive VR.
Thỏa thuận này cho thấy, Google không cần toàn bộ công ty, họ chỉ cần các kỹ sư có thể giúp họ có thể hoàn thiện phần cứng Pixel trong khi phần mềm thì là sản phẩm cây nhà lá vườn. Vì vậy, hơn là phải bao bọc HTC, Google có chiến lược khá khôn ngoan là trả ít tiền hơn để sở hữu những gì mình cần từ công ty Đài Loan. Các kỹ sư từ HTC đã từng làm phần cứng cho điện thoại Pixel của Google nên đơn giản là những người này chỉ thay đổi ID cá nhân sang công ty mới mà thôi.
Bài học từ Motorola
Google có lẽ đã rút ra được vấn đề từ thương vị Motorola. Họ từng phải trả 13,3 tỷ USD để mua Motorola vào năm 2011. Số tiền khá lớn và Google cũng nhận lại được nhiều thứ chẳng hạn như các bằng sáng chế về điện thoại di động. Đó là mọi thứ quan trọng nhất mà gã khổng lồ công nghệ có được. Và sau nhiều năm, Google có lẽ đã nhận ra rằng số phận của Motorola không phải do mình định đoạn.
Ban đầu ai cũng nghĩ rằng Google mua lại Motorola sẽ giống như các khớp nối đẹp của phần cứng và phần mềm, tất nhiên điều này đã không xảy ra. Công ty Mountain View chưa từng tạo ra điều gì lớn lao cho Moto. Larry Page đã viết trong một bài đăng blog công bố việc mua lại 'Chúng tôi sẽ chạy Motorola như một doanh nghiệp riêng biệt.' Vấn đề thực sự ở đây theo nhân viên cũ của Google đó chính là họ không theo đuổi nghiêm túc về phần cứng. Mountain View cảm thấy mình như là một công ty nền tảng, không phải một công ty điện thoại.
Thương vụ từ Motorola dường như không đem lại nhiều thành công cho Google
Theo các nhà phân tích dữ liệu nền tảng cho thấy tỉ lệ người dùng Android phàn nàn thậm chí còn ít hơn iOS vì nó dần được tối ưu tốt hơn. Trong tương lai, chúng ta sẽ đối mặt với sựa lựa chọn khó khăn là Android hay iOS. Thêm vào đó, Google thực hiện những tham vọng rõ ràng với dòng sản phẩm mới là Pixel và các kết quả kinh doanh là khá khả quan.
Hôm nay, Google có một động thái phù hợp để kiểm soát tốt hơn hệ sinh thái Android. Ở mọi khía cạnh, ai cũng hiểu rằng HTC phù hợp cho Google hơn nhiều so Motorola. Hai công ty có một lịch sử lâu dài làm việc cùng nhau. Ngoài Pixel, HTC sản xuất điện thoại Android đầu tiên, G1. HTC cũng đã có một thời gian dài thành công trong vai trò là OEM sản xuất cho các tên tuổi khác. Thậm chí, họ còn làm một vài trong số các điện thoại Android đầu tiên tốt nhất, như One X. Ngay cả thiết bị hiện tại công ty Đài Loan là HTC U11, nó cũng nằm trong danh sách các điện thoại Android tốt nhất trên thị trường.
Google sẽ được gì khi chi 1,1 tỷ USD?
Nếu mọi việc suôn sẻ, đội ngũ nhân viên mới từ HTC có thể bắt tay vào ngay việc nghiên cứu và sản xuất cho Google. Những người này có kinh nghiệm trên thiết bị gần nhất Pixel. Trước đó, Google đã khá hỗn loạn và phức tạp trong việc sản xuất. Họ thực hiện hợp tác với Huawei, Samsung và LG về điện thoại, router với TP-Link và Asus, thiết bị tăng cường thực tế ảo với Lenovo, và rất nhiều sản phẩm trong nhà với các nhà sản xuất hợp đồng khác nhau. Chính vì thế muốn cạnh tranh thì họ cần làm như Apple là tự hoàn thiện phần cứng và phần mềm. Đội ngũ từ HTC có thể giúp họ làm điều đó.
Đội ngũ từ HTC có kinh nghiệm sản xuất điện thoại Pixel cho Google
Kiểm soát chặt chẽ hơn sản xuất sẽ giúp gã khổng lồ công nghệ đồng bộ hơn các sản phẩm của họ. 'Với khả năng tự hoàn thiện và thiết kế phần cứng sẽ cho phép Google tạo ra điện thoại giống như ý họ, tối ưu hóa các thiết bị khác... Nói chung mọi thứ sẽ chính xác hơn và đáp ứng nhu cầu từ phần cứng,' Jan Dawson nói, nhà phân tích trưởng tại Viện nghiên cứu Jackdaw. Các công nghệ mới như thực tế ảo tăng cường đòi hỏi sức mạnh lớn và tối ưu hóa tốt nên bước đi mới của Google là khá đúng đắn. Chẳng hạn như bạn thấy Apple ARKIT hoạt động rất tốt một phần là do bộ xử lý Bionic A11 mới của Apple kết hợp với phần cứng đồng bộ. Nếu Google muốn Google Assistant và Arcore làm việc liên tục, họ cần phải chắc chắn rằng phần cứng cơ bản có thể hỗ trợ. Và ngay cả khi các đối tác phần cứng Android truyền thống của công ty có làm tốt đến đâu thì cũng sẽ có rủi ro hơn là từ chính họ nghiên cứu và sản xuất.
Kết luận
Trong tương lai sẽ là những sản phẩm do chính Google design, hoàn thiện từ phần cứng tới phần mềm
Như mọi khi, sự thay đổi như thế này sẽ mất một khoảng thời gian để có thể thấy được kết quả. Đó có khả năng sẽ có là vài năm trước khi chúng ta xem những gì sẽ xảy ra khi Google cho phép một loạt các nhân viên HTC kết hợp với các kỹ sư Android. Tất nhiên là còn rất nhiều câu hỏi cần trả lời nhưng một điều chúng ta biết, chắc chắn hơn bao giờ hết: Google đã là một công ty phần cứng và họ sắp có những sản phẩm tự hoàn thiện 100% tới người dùng trong tương lai.
Ngọc Bình
Theo wired