Vậy tính năng này hoạt động ra sao và nó khác như thế nào với các hệ thống nhận dạng gương mặt đã quá phổ biến trên những chiếc điện thoại Android từ tận 3-4 năm trước?
Face ID hoạt động ra sao?
Khi hệ thống nhận diện gương mặt được kích hoạt (là khi bạn nhìn vào màn hình khóa của iPhone X), các cảm biến dày đặt bố trí ở phần viền đen của iPhone X sẽ bắt đầu hoạt động. Apple gọi hệ thống cảm biến này là TrueDept Camera System. Nó sẽ chạy theo thứ tự như sau:
Nếu khớp, máy sẽ unlock và cho bạn vào bên trong
Hiện tại nhiều hãng Android cũng tích hợp tính năng nhận dạng mặt cho thiết bị của họ, ví dụ như Samsung với Galaxy S8 và Note8. Tính năng nhận gương mặt của S8 và Note8 tân tiến hơn so với cái có sẵn của Android, bằng chứng lại nó chạy nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn nhưng chưa thấy hãng nào sử dụng cơ chế 3D đầy đủ như cách Apple dùng với iPhone X, hay ít nhất là họ không nói ra (uổng thế, cách hoạt động quá hay mà không nói cho người dùng biết). Cảm biến hồng ngoại trên S8 và Note8 chỉ đang được dùng cho tính năng nhận dạng mống mắt, và không máy nào có dot projector cả. Tất nhiên trải nghiệm thực tế như thế nào thì phải đợi có máy mới nói tiếp là iPhone X với tốt hơn S8 và Note8 hay không, nhưng trải nghiệm của mình với tính năng unlock gương mặt của S8 rất tuyệt vời, để xem iPhone X thế nào.
Trọng tâm của FaceID: trí tuệ nhân tạo
Nghe qua các phần cứng có vẻ ngầu lắm nhưng thực chất những cái quan trọng nhất giúp Face ID hoạt động lại chính là hệ thống thuật toán trí tuệ nhân tạo phía sau. Các thuật toán này đã được Apple huấn luyện (train) với hàng nghìn người trên thế giới (gọi là 'mẫu'), cứ qua mỗi gương mặt thì thuật toán sẽ trở nên tốt hơn và có khả năng nhận diện ngon lành hơn. Kiểu này cũng giống như việc Google, Facebook huấn luyện hệ thống nhận diện gương mặt của họ với hàng nghìn, chục nghìn hay thậm chí là hàng triệu gương mặt lấy từ các tấm hình, chỉ khác tí là Apple dùng luôn với người thật.
Trí tuệ nhân tạo còn giúp Face ID nhận ra những thay đổi trên gương mặt bạn theo thời gian. Ví dụ, bạn có già đi, có đeo thêm kính, có đội nón, đội mũ len, để thêm râu, cạo râu... thì Face ID vẫn biết bạn là ai. Nếu không có các thuật toán này, cứ mỗi khi bạn làm gì đó với gương mặt của mình thì bạn lại phải đăng kí với máy rất phiền phức.
Câu hỏi bây giờ là liệu iPhone X có nhận được mặt của bạn khi đeo khẩu trang hay không vì ở Việt Nam chúng ta xài khẩu trang khá nhiều, cũng như phải làm sau khi đang đội mũ bảo hiểm full face. Mình nghĩ rằng trong các trường hợp này thì iPhone X cũng bó tay mà thôi vì quá nhiều phần của gương mặt đã bị che đi. Lúc đó bạn đành phải nhập passcode thủ công trên màn hình.
Cái gì giúp xử lý thuật toán trí tuệ nhân tạo? Neural engine trong chip A11
Lần đầu tiên, Apple tích hợp một khu vực riêng dành cho các tác vụ AI trong chip của mình và họ gọi nó là Neural engine. Thành phần này giúp chip xử lý nhanh hơn so với việc đẩy hình ảnh và thuật toán về cho CPU thực thi vì cụm AI chỉ làm mỗi việc AI và làm tốt chuyện đó, trong khi CPU đang phải đảm đương hàng tá thứ khác của hệ điều hành rồi. Huawei, Qualcomm cũng từng ra mắt những con chip Kirin và Snapdragon hỗ trợ riêng cho AI.
Nói thêm về Neural engine, nó 'được xây dựng riêng để chạy những thuật toán machine learning' với 2 nhân của riêng mình, không chia sẻ với CPU. Neural engine có thể xử lý 600 tỉ phép tính mỗi giây, và tất cả đều chạy theo thời gian thực. Có như vậy thì Face ID mới chạy nhanh được, bất kì sự trì hoãn nào ở khâu unlock cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.
Neural engine không chỉ dùng cho Face ID, nó còn có thể dùng cho cả những ứng dụng khác của iPhone X. Vụ này mình sẽ nghiên cứu thêm rồi nói với anh em sau nhé.
Độ an toàn thế nào?
Dữ liệu gương mặt cũng không được lưu lại theo dạng hình ảnh. Nó sẽ được mã hóa thành các con số rồi lưu vào một cụm riêng (gọi là Secure Enclave) trên chip A11 Bionic, giống như cách Apple lưu dữ liệu của Touch ID từ xưa đến giờ. Tất cả các khâu xử lý và lưu trữ đều được thực hiện trên iPhone X, không gửi bất kì thứ gì về máy chủ Apple cả nên bạn cũng không lo Apple có ý đồ xấu với gương mặt của mình.
Cuối cùng, Apple cho biết họ sẽ cần bạn nhìn vào máy thì Face ID mới unlock điện thoại, chứ nếu không nhìn (hoặc bị ai đó dụ không nhìn) thì máy cũng không mở khóa nên thiết bị vẫn an toàn.
Apple demo hỏng Face ID trên sân khấu là sao?
Đây là tấm ảnh chụp lại vào lúc đó do trang The Verge đăng tải. Màn hình ghi rằng bạn phải nhập passcode để có thể dùng Face ID, tức là lúc này máy mới khởi động lại nên buộc bạn phải nhập code, nhưng do cuống quá nên anh chàng Craig phó chủ tịch kĩ thuật không để ý và đổi sang máy khác ngay. Hôm qua mình cũng tưởng là Face ID không chạy ngon hoặc do máy mẫu, máy demo, firmware lỗi gì đó... nhưng hóa ra không phải. Đây là cơ chế bảo mật bình thường mà cả iPhone lẫn Android đều đã áp dụng từ lâu: khi bạn khởi động lại máy, bạn buộc phải nhập passcode, sau đó mới có thể quét cảm biến vân tay hay dùng nhận diện gương mặt được. Apple và Google lo sợ hacker cố tình reset máy để can thiệp vào quá trình nhận diện nên mới đặt ra bước như trên.
Tóm lại: màn trình diễn này không thất bại, tuy nhiên Apple đáng trách là đã không chuẩn bị kĩ cho chiếc máy mà Craig cầm demo cho mọi người xem.
Một số thông tin nhỏ nhỏ khác
Khi đăng kí gương mặt với Face ID, bạn sẽ lắc đầu 360 độ giống như khi khởi động để chuẩn bị chơi thể thao. Các cảm biến khi đó sẽ ghi nhận đầy đủ mọi góc độ của gương mặt
Các ứng dụng đang hỗ trợ Touch ID sẽ mặc định hỗ trợ cả Face ID, các lập trình viên không cần phải chỉnh sửa gì lại
Face ID cũng dùng được với Apple Pay, khi thanh toán bạn sẽ nhấn vào nút nguồn, nhìn vào điện thoại, vậy là xong, tiền đã được thanh toán
Tính năng nhận diện gương mặt còn được sử dụng để mô phỏng lại cử động gương mặt và map nó vào emoji. Các emoji động (animoji) này có thể được gửi qua iMessage.
Tất cả chỉ mới là lý thuyết, hãy chờ xem Face ID chạy như thế nào trên một chiếc iPhone X thực tế nhé. Việc Face ID có tiện hơn Touch ID hay không thì mình rất nghi ngờ. Để có máy rồi nói chuyện tiếp, những thứ về trải nghiệm mà chỉ ngồi chém gió thì không hay.