Dưới đây là nhận định của ông:
Smartphone Android vẫn chưa có nhiều tính năng để ràng buộc người dùng như iPhone.
'Cách đây 2 năm, tháng 8/2015, tôi có đề cập đến vấn đề sử dụng điện thoại Android. Tôi đã dùng iPhone từ ngày đầu thiết bị này ra mắt (2007), nhưng vẫn muốn có thêm chiếc Android để lấp đầy chỗ trống. Nhưng dù smartphone Android có nhiều tính năng mà iPhone không có, tôi vẫn sớm từ bỏ bởi đơn giản nó không mang lại lợi ích cho mình.
Một người bạn của tôi chia sẻ rằng, anh ấy chán chiếc iPhone của mình và muốn lựa chọn một thiết bị khác. Tôi tư vấn cho anh ấy tất cả những tính năng tuyệt vời mà Android có. Cuối cùng, một chiếc HTC đã được lựa chọn, nhưng chỉ sau 3 ngày anh ấy quay về với iPhone.
Tôi hỏi nguyên nhân, anh ấy chỉ đáp lại ngắn gọn rằng không thích.
Mặc dù đa số các tính năng, cả hai nền tảng đều có. Thế nhưng, vẫn rất nhiều thứ có trên smartphone của Apple nhưng không hề có trên điện thoại nào khác. Vì sao?
Lý do là, hướng đi của 'cha đẻ' ra chúng khác nhau. Apple kiếm tiền bằng cách bán phần cứng, do đó hãng muốn bạn tiếp tục mua thiết bị sau mỗi lần nâng cấp. Google thì khác, hãng muốn thu thập dữ liệu và bán quảng cáo nên không quan tâm nhiều đến nâng cấp, chỉ cần bạn dùng các dịch vụ như Gmail, Search, YouTube... là được. Thế nên, gã khổng lồ tìm kiếm luôn miễn phí các dịch vụ này kèm Android kể từ khi nền tảng này ra đời.
Apple không làm như thế. iOS cũng có nền tảng quảng cáo, nhưng nó chủ yếu hỗ trợ cho các nhà phát triển kiếm thêm tiền từ ứng dụng của họ. Công ty vẫn hái ra tiền từ quảng cáo, nhưng nó quá ít nếu so sánh với lượng tiền bán iPhone. Bên cạnh đó, để tạo sự khác biệt cũng như đảm bảo khách hàng trung thành, họ đã tích hợp vào nền tảng các dịch vụ và tính năng độc quyền không thể tìm thấy trên bất cứ sản phẩm nào khác.
iPhone 8 vẫn sẽ thành công nhờ vào hệ sinh thái iOS.
iOS từ trước đến nay vẫn là một hệ sinh thái khép kín. Trên iOS 11, người dùng lại càng bị 'khóa chặt' bởi các tính năng mà không nơi nào có, hoặc có nhưng làm chưa tốt. Trở lại với người bạn của tôi, anh ấy đã không chịu được việc rời bỏ iMessage. Năm 2014, ứng dụng này chưa có nhiều tính năng độc đáo mà anh ấy đã 'mê mệt' như vậy, thì hiện tại, khi nó đã được tối ưu hơn rất nhiều, như thêm nhãn dán, hiệu ứng đặc biệt, thiết kế bắt mắt, nhiều nâng cấp hơn thì không lý do gì anh ta lại không tiếp tục dùng.
Apple còn tích hợp vào iOS những dịch vụ độc quyền khiến người dùng càng khó từ bỏ hơn. Apple Pay là ví dụ. Dù chưa phổ biến ở các nước đang phát triển, nhưng nó có thể thay thế các dịch vụ thanh toán như PayPal hoặc Venmo tại các quốc gia phát triển như Mỹ. Vừa nhắn tin trò chuyện vừa có thể giao dịch tài chính, không có gì tiện lợi bằng.
Nhìn qua smartphone Android, có bao nhiêu thiết bị làm được điều này? Khá ít và tất nhiên là chưa hoàn thiện như Apple Pay.
Ngoài ra, sắp tới Apple còn tích hợp vào khả năng tương tác thông qua thực tại ảo (AR), cũng như quét khuôn mặt (có trên iPhone 8). Đây sẽ là những điểm nhấn khiến 'iFan' tiếp tục trung thành với sản phẩm.
Tất nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. iOS đã khiến cho iPhone trở nên khó bị thay thế trong mắt những người trung thành. Để thay đổi được suy nghĩ đó, các hãng smartphone Android cần phải làm rất rất nhiều điều'.
Bảo Lâm
Theo VnExpress/Số Hoá