Nhưng cái hay của thể thao là gì? Chính là sự trầm trồ cho khả năng xử lí, kĩ thuật của người chơi. Sự phản đối gay gắt hay đồng tình mạnh mẽ với phán quyết của trọng tài hay những câu chuyện râm ran về một tình huống nào đó mà một góc quay trên truyền hình không thể biểu đạt rõ ràng.
Chính vì vậy, khi các môn thể thao dần được áp dụng công nghệ vào. Chẳng hạn như môn chơi golf cũng được áp dụng phòng đánh golf ảo hay những thiết bị gắn lên gậy để phân tích được cú vụt của người chơi đã tạo nên không ít sự phản đối. Những người không đồng tình cho rằng: Công nghệ sẽ phá hủy bản chất vốn có của thể thao.
Để có thêm nhận định về vấn đề này, mình đã liên hệ với ông Trần Minh Phước, Giám đốc sân golf Tân Sơn Nhất, và ông cũng là một người chơi golf lâu năm, để nghe những chia sẻ từ ông.
Ông Trần Minh Phước (Áo Xanh dương, thứ 3 từ trái sang)Gặp ông trong một buổi trao giải 'Một gậy đánh bóng vào được lỗ' cho một người chơi đến từ Hàn Quốc. Khi được hỏi về việc liệu công nghệ có làm thay đổi bản chất của thể thao.
Ông đã chia sẻ với đại ý như sau: Công nghệ hay các thiết bị công nghệ, hiển nhiên chúng rất hữu ích đối với những người chơi thể thao. Nếu bóng đá có các thiết bị để phân tích chỉ số cầu thủ thì môn golf cũng vậy. Những máy quay thông minh, thiết bị đo lường thông minh đã được phát triển đã được đưa vào môn chơi golf.
Nhưng chúng chỉ được dừng lại ở mức phân tích những cú vụt gậy hay những yếu tố khác trong lúc tập luyện. Trong lúc thi đấu, theo ông Phước, tất cả đều phải được bỏ hết ra khỏi trận đấu để bản chất thật sự của môn chơi golf không bị ảnh hưởng.
'Dùng công nghệ để phục vụ trong lúc tập luyện thì tốt, nhưng sử dụng trong lúc thi đấu thì tôi không ủng hộ và không muốn mang chúng vào môn chơi golf' - Ông Phước chốt lại.
Kết
Như vậy, ta có thể thấy, công nghệ và thể thao lẫn cuộc sống đều có thể kết hợp cùng với nhau. Nhưng chỉ nên dừng ở một mức độ nào đó. Sẽ ra sao khi chơi bóng đá, những quyết định được đưa ra bởi máy chính xách đến 100% và chúng ta chẳng còn những phút giây đầy cảm xúc trong một cuộc tranh cãi?
Hay như môn chơi golf, nhờ vào công nghệ, câu chuyện vụt đúng 1 gậy và bóng sẽ vào lỗ sẽ 'như cơm bữa' vì các thiết bị đã phân tích tất cẩ để có được điều này. Qua đó là môn thể thao trên trở nên đầy tính toán hơn và cũng mất đi sự bất ngờ, vui sướng vì khi xưa, đâu phải ai cũng có được cơ hội thực hiện được điều này.
Bạn có ủng hộ việc đưa công nghệ vào các môn thể thao hay không? Mời bạn chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé.
Biên tập bởi Tech Funny