Cách đây vài năm, do trình độ cũng như kỹ thuật còn kém nên việc xử lý một chiếc màn hình bể, vỡ thành nguyên như mới chỉ có ít người đủ tay nghề và thiết bị để làm được. Máy móc ép kính của Trung Quốc cũng chưa nhiều, nó trở thành một báu vật hái ra tiền của dân thợ làm kính.
Màn hình iphone bể được thu gom chuyển đi ép
Toàn bộ máy ép kính ở thị trường Việt Nam đều nhập khẩu 100% từ Trung Quốc. Nhưng sau này, Việt Nam dần dần dựa vào công nghệ đó mà tự sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm. Giá thành vì thế rẻ đi nhiều và thị trường máy móc dần ảm đạm.
Nhưng Trung Quốc cực nhạy trong việc tạo thị trường chứ không theo thị trường, nên họ chuyển qua những dàn máy móc công nghiệp có quy mô lớn và ít cần sử dụng con người hơn.
Thu mua hàng hư hỏng, hàng xác, ve chai từ nhiều nguồn khác nhau, để rồi xử lý lại bán ngược về Việt Nam với mác màn hình 'zin' nguyên đẹp như mới. Vì lấy phôi zin để tái sử dụng nên màu sắc cũng như độ phân giải hiển thị cực tốt.
[/i]Bên trong một xưởng đóng gói hàng để gởi đi các nước khác
Với những thiết bị công nghiệp này, độ chính xác cũng như tinh xảo gần như hoàn hảo. Người dùng cơ bản rất khó mà phân biệt được sự khác biệt với màn hình đúng zin của máy. Ngoài ra, chất lượng cũng khá đồng đều và tốt hơn so với ép thủ công như trước.
Khi ráp máy cực kì chuẩn, nếu so sánh với màn hình loại zin thì có thể là một chín một mười. Điều này càng khiến người dùng rơi vào bế tắc trong việc kiểm tra màn hình khi mua máy cũ hoặc thay màn hình.
[/i]Một máy ép kính quy mô công nghiệp từ Trung Quốc
Nhờ những dàn máy chuyên dụng, số lượng màn hình sản xuất ra cũng rất lớn và nguồn hàng đó đa số được đẩy qua những nước có nhu cầu cao như Việt Nam. Giá nhập sỉ rất rẻ và màn hình cũng bán rất chạy nên thương gia Việt nhập về thay thế luôn cho khách.
Quy trình này nhanh gọn hơn là tự sửa chữa mất thời gian mà còn có khi hư hỏng. Những màn bể, hư hỏng thu lại thì được chuyển ngược cho Trung Quốc hoặc các đầu nậu chuyên ép kính, sửa chữa màn hình.
Ngoài ra, công nghệ sửa chữa thay thế kinh kiện của Trung Quốc đạt đến mức độ thượng thừa. Ngoài các dàn máy ép công nghiệp, hầu hết tất cả các linh kiện sửa chữa, thay thế của Việt Nam đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cụ thể như các loại kính để ép, keo dán chuyên dụng,... Và chất lượng cũng như độ tinh tế cũng đạt tới mức độ gần như zin, rất khó phân biệt nếu không có chuyên môn
Kết
Ngẫm đi ngẫm lại, cứ ko phải Trung Quốc là hàng 'rởm' hết, nếu không có những chiếc máy ép kính, máy ép ron hay các tool sửa chữa thì điện thoại của người dùng sẽ đi về đâu nếu hư hỏng?
Điểm lợi là thế, điểm hại cũng không ít, vì những món đồ đó đã tiếp tay cho hàng dựng xâm chiếm vào thị trường Việt Nam. Gần như khi mua sắm điện thoại hay smartphone mới hiện nay tại thị trường xách tay, điều kiểm tra đầu tiên của nhiều người là 'Nó phải hàng dựng không?'.
Thử hỏi cứ nhập nhiều, dựng nhiều như thế thì đến khi nào thị trường Việt Nam mới tiến đến bậc ngang bằng với thị trường các nước khác như Mỹ, Singapore trong ngành công nghệ di động hiện nay.
Điểm danh các loại iPhone dựng có trên thị trường mà bạn nên tránh xa!
Video cận cảnh ép kính màn hình iPhone và smartphone tại Việt Nam