Nhìn thì cứ nghĩ rằng mọi thứ Apple làm ra đều tốt nhưng không phải vậy bởi có những sản phẩm đã khiến công ty phải nhận 'trái đắng' ê chề.
Macbook, iPhone, iPad, iPod... đó là rất nhiều, rất nhiều sản phẩm của Apple được đón nhận nống nhiệt trên khắp thế giới. Nhưng không phải bất cứ thiết bị công nghệ nào của công ty cũng có cái kết êm đẹp như vậy. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Apple đã có không ít cái tên rơi vào quên lãng, trở thành thất bại 'ê chề' cho họ. Dưới đây là năm sản phẩm của Apple không được ưa chuộng nhất trong lịch sử phát triển của công ty.
Apple Mouse USB (1998)
Apple đã từng giới thiệu một chiếc chuột sử dụng kết nối USB với tên gọi trìu mến là “hockey” vào năm 1998 tại sự kiện Macworld. Nó giống như một phụ kiện dành cho iMac G3 mà Jony Ive thiết kế. Cái kết không tốt đẹp dành cho con chuột này chính là do thiết kế tròn của nó làm cho hầu hết các người dùng vô cùng khó khắn để cầm nắm và sử dụng.
Macintosh TV
Nguyên bản đầu tiên của chiếc TV này được phát hành lại vào năm 1993. Trên lý thuyết, Macintosh TV là ý tưởng của Apple nhằm thu hẹp khoảng cách giữa hai xu hướng đang phát triển của những năm đầu thập niên 1990 đó là kết hợp giữa một chiếc máy tính cá nhân và một chiếc TV truyền hình.
Về cơ bản, nó có thể kế khá công kềnh với một màn hình lớn gấp đôi màn TV thông thường có kết nối cáp analog. Ý tưởng là tốt nhưng thực tiễn thì không làm cách nào để người dùng có thể sử dụng cả 2 tính năng trên Macintosh TV cùng một lúc và phải tự chuyển đổi giữa 2 giao diện TV hay PC lúc cần thiết. Giá bán cũng là rào cản lớn cho sản phẩm này. Ở mức 2000 USD, người dùng chẳng dại gì mà để mua một chiếc máy tính có kết nối analog khi đó để nhận về trải nghiệm giải trí cũng không có mấy đặc biệt, độc đáo.
Bandai Pippin
Theo xu hướng của thập niên 90, Apple đã nhảy vào thử sản xuất các thiết bị cho thị trường game console ngày càng phổ biến. Khi đó các ông lớn như Nintendo, SEGA, và Commodore đang chiếm phần lớn thị phần của mảng kinh doanh này. Sản phẩm mà Apple đưa ra nhằm cạnh tranh mang một cái tên khá độc đáo 'Bandai Pippin' vào năm 1996.
Về mặt kĩ thuật, chiếc máy chơi game này không hề thua kém đối thủ khác. Tuy nhiên, doanh số bán hàng thể hiện sự thất bại lớn của Apple trong mảng này. Ban đầu, công ty sản xuất khoảng 100.000 chiếc nhưng chỉ bán được khoảng một nửa trong số đó. Giá bán 599 USD cũng là rào cản lớn khiến người dùng ngần ngại tiếp cận với một thương hiệu không có tiếng tăm về game như Apple lúc đó. Sự hiện diện ngắn ngủi của Bandai Pippin cũng là minh chứng rằng không phải Apple cứ làm là sẽ tốt.
Apple G4 Cube
Apple G4 Cube được phát hành vào năm 2000 và nó không phải là một chiếc máy tính có thiết kế tồi vào thời điểm ấy. Thiết kế chắc chắn, vỏ hoàn thiện tốt, các cạnh được tạo đường nét rất bắt mắt... Nhưng kết quả thì lại chẳng tốt đẹp gì cho Apple bởi nhiều người dùng đã phàn nàn về mặt chất lượng khi lớp vỏ của chiếc máy tính này xuất hiện các vết nứt sau một thời gian ngắn sử dụng. Thời gian ban đầu, Apple bán được khoảng một phần ba hàng tồn kho với giá 1.799 USD. Doanh số quá thấp nên cuối cùng dự án kinh doanh Apple G4 Cube đã phải hủy bỏ hoàn toàn.
iPod Shuffle (3rd Generation)
Trong những năm gần đây, đặc biệt là, Apple đã có một thiên hướng cho việc phát triển các thiết bị mỏng hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn và mạnh mẽ hơn. Điều này được thấy rõ ràng ở thế hệ thứ 3 của iPod Shuffle, phát hành vào năm 2009. Trong khi thế hệ đầu tiên và thứ hai iPod shuffle là những chiếc máy nghe nhạc được khá nhiều người yêu thích thì công ty đã phải hủy bỏ thế hệ thứ 3 trong năm 2009.
Lý do thì khá đơn giản đó là Apple nghĩ rằng họ sẽ thay nút bấm vật lý trên iPod Shuffle thành các nút bấm khác nhau trên EarPods. Nghe thì có vẻ khá hay nhưng hầu hết người dùng lại không nghĩ như vậy bởi không phải ai cũng chọn tai nghe của Apple để sử dụng. Thiết kế có phần đẹp mã nhưng ý tưởng không hợp lý đã khiến iPod Shuffle phải gác lại hành trình của mình sớm.
Ngọc Bình
Theo idropnews