Mới đây, diễn đàn công nghệ Tinh Tế đã thực hiện màn thử nghiệm độ cứng màn hình sapphire trên HTC U Ultra, một trong những smartphone hiếm hoi trên thị trường được trang bị vật liệu làm màn hình chỉ cứng sau kim cương.
Sapphire là một trong những vật liệu trong tự nhiên có độ cứng chỉ sau kim cương. Do đó người ta đã từng kỳ vọng các nhà sản xuất sẽ trang bị màn hình sapphire trên các smartphone để tránh khỏi tình trạng trầy xước như hiện nay.
Tuy nhiên, việc khai thác và chế tạo các tấm kính sapphire kích thước lớn là điều không hề dễ dàng do yếu tố chi phí, kỹ thuật cũng như số lượng. Vậy nên mặt kính sapphire hiện mới chỉ xuất hiện trên một số mẫu smartphone hiếm hoi như Kyocera Brigadier, Xiaomi Mi 5, Huawei Ascend P7 Sapphire Edition,… và mới đây nhất là HTC U Ultra.
Bài viết này sẽ thực hiện màn thử nghiệm độ cứng màn hình sapphire trên HTC U Ultra. Đây là phiên bản đặc biệt của HTC U Ultra sử dụng màn hình sapphire ở mặt trước, giúp bảo vệ màn hình tốt hơn trước những va chạm, trầy xước trong suốt quá trình sử dụng. Để màn thử nghiệm diễn ra chân thực nhất và gần với thực tế, chúng ta sẽ thử lần lượt các vật liệu như thép, cát cho đến đất, những vật liệu vốn dĩ rất hay làm màn hình điện thoại bị trầy.
Một số lưu ý bạn nên biết trước khi nhấn xem video như sau:
- Những vật liệu thử nghiệm trong bài viết sẽ có độ cứng từ 1 đến 10 theo thang độ cứng Mohs. Theo thang Mohs, những vật liệu như Kim cương sẽ có độ cứng tuyệt đối là 1500 đạt thang 10, Ruby và Sapphire có độ cứng tuyệt đối là 400 đạt thang 9, trong khi phổ biến nhất là cát có độ cứng là 7.
- Bạn đọc cần lưu ý một chút là cát không hề có độ cứng cố định vì thông thường rất dễ lẫn các tạp chất. Chẳng hạn như cát bị lẫn các vật liệu quý như Ruby hay Sapphire thì vẫn có thể làm trầy màn hình.
- Theo thang Mohs, những vật liệu có độ cứng thấp hơn sẽ bị các vật liệu có độ cứng cao hơn làm trầy, tuy nhiên vật liệu có độ cứng thấp không thể làm trầy các vật liệu có độ cứng cao hơn.
- Những công nghệ màn hình cường lực chúng ta thường hay biết đến như Gorilla Glass 3, hay Gorilla Glass 4 có độ cứng là 6.5 – 7, tức ngang và “mềm” hơn cát do đó vẫn có thể bị trầy bởi cát. Tuy nhiên, các vật liệu cứng như dao, thép thông thường thì không thể làm trầy loại màn hình này, vì chỉ có các con dao siêu xịn mới có độ cứng là 6.5 – 7.
- Về mặt lý thuyết, khoáng thạch càng có độ cứng cao thì cao dễ vỡ do… giòn, do đó dù là Sapphire hay Kim cương thì khi bị rơi cũng sẽ rất dễ vỡ. Vậy nên, điểm yếu lớn nhất của màn hình Sapphire trên HTC U Ultra là trọng lực gây ra do điện thoại bị rơi hơn là cát.
- Với công nghệ màn hình cường lực Gorilla Glass 5, nhà sản xuất đã làm màn hình mềm hơn để tránh hiện tượng vỡ khi bị rơi, nhưng đổi lại màn hình này dễ trầy bởi cát hơn. Do đó lời khuyên được đưa ra là bạn nên sử dụng miếng dán cường lực để bảo vệ màn hình.
- Giấy nhám chắc chắc sẽ làm màn hình Sapphire trên HTC U Ultra bị trầy, vì một số loại giấy nhám có độ cứng lên đến 9 hoặc cao hơn.
Đây là toàn bộ dụng cụ được dùng để thử nghiệm với màn hình Sapphire trên HTC U Ultra như: mũi khoan, giấy nhám, đồ dũa móng tay, kéo, tua vít, viên gạch, chìa khóa và đồ bấm ghim.
Màn thử nghiệm đầu tiên với viên đá, có thể xem như đây là vật liệu đại diện cho cát.
Màn thử nghiệm thứ hai với giấy nhám siêu mịn.
Tiếp theo là với mũi khoan có độ cứng và khả năng làm trầy cao.
Ngay cả khi dùng lực mạnh thì màn hình vẫn không bị trầy với mũi khoan.
Và kết quả là màn hình Sapphire trên HTC U Ultra vẫn “sống sót” tuyệt đối sau những màn thử độ cứng khắc nghiệt. Màn hình không hề có dấu vết bị trầy, hay nứt vỡ.
Kết luận là màn hình Sapphire trên HTC U Ultra có độ cứng rất cao, không hề bị tổn thương trước các vật liệu dễ làm trầy xước thông thường, có chăng điểm yếu duy nhất của màn hình này chỉ là trọng lực (rơi, rớt), và chỉ chịu thua vật liệu kim cương.
Theo: Tinh Tế