Khi có vấn đề xảy ra, điện thoại có dùng bên trong tàu ngầm để liên lạc được với bên ngoài được không ? Hãy cùng FPTShop đi tìm lời giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm: Những công nghệ sẽ xuất hiện trong năm 2017 ?
Theo Howstuffworks những vấn đề này xuất phát từ bản chất phát và thu nhận sóng trên điện thoại của bạn.
Tín hiệu điện thoại di động dùng song radio ở tần só rất cao ( khoảng 800 – 1900 MHz ở Mỹ). Sóng này đi theo đường thẳng, rất dễ bị can thiệp và phá vỡ khi tiếp xúc với nước biển.
Tậm chí ngay khi trồi lên bề mặt đại dương, bạn muốn nhận được cuộc gọi khi đang trên chiếc tàu ngầm thì khoảng cách của bạn với đất liền phải khá gần. Sóng điện thoại hoạt động dựa trên mạng luối các trạm cơ sở, tháp phát để truyền tín hiệu. Theo lý thuyết, ở điều kiện lý tưởng một chiếc điện thoại có thể kết nối với một tháp phát cách 45 dặm tương đương 72km. Tuy nhiên thực tế, khoảng cách này chiwr khoảng 10 dặm đổ lại thì chiếc điện thoại của bạn mới có ngoi ngóp 1 vạch sóng.
Ở độ sau khoảng 200 – 330 feet ( khoảng 60 – 100m) để tránh bị phát hiện. Các tàu ngầm đều giao tiếp ở sóng radio tần số cực thấp (ELF) hoặc tần số rất rất thấp (VLF) từ 300Hz – 30kHz vì có thể di chuyển xa và không cản trở bởi nước biển.
Hạn chế của ELF và VLF là băng thông hạn chế, tốc độ truyền dữ liệu không ổn định. Thường khi bắt tín hiệu, các tàu ngầm phải kéo khá nhiều sợi ăng-ten lớn và dài về mọi phía để thu nhận. Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã khám phá công nghệ mới đưa hạn như 'phao giao tiếp' có thể đưa ra bề mặt để thiết lập kết nối với các vệ tinh quân sự và phân phát khóa lượng tử - sử dụng các nguyên tắc cơ học lượng tử để giao tiếp an toàn với các tàu ngầm.
Thế nên cầm một chiếc điện thoại di động lên tàu ngầm mà liên lạc là điều không thể các bạn nhé!
TamTD
Nguồn: vnreview.vn
Nguồn: fptshop.com.vn