Là hai chiếc laptop được nhà sản xuất hướng tới đối tượng là những sinh viên, chưa có nguồn tài chính vững mạnh nhưng vẫn muốn sở hữu cho mình những chiếc laptop cấu hình cao với khả năng chiến tốt hầu hết những game phổ biến. MSI GL62 6QE và ASUS GL552VX đều là những sản phẩm nổi bật cạnh tranh trực tiếp trong phân khúc laptop gaming trên dưới 20 triệu.
Dưới đây mình sẽ so sánh 2 chiếc laptop này để các bạn còn đang phân vân sẽ có cái nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Ngoại hình
Đối với những chiếc laptop chơi game có giá dưới 25 triệu đồng, nhà sản xuất thường phải hi sinh thiết kế để giành phần lớn cấu thành sản phẩm cho cấu hình để có được trải nghiệm chơi game tốt nhất. Hai sản phẩm trên cũng không phải ngoại lệ, nhưng bên cạnh đó MSI và cả ASUS đều đã thêm thắt những chi tiết tinh tế để máy có được sự hầm hố cũng như chắc chắn cần thiết của dòng laptop gaming.
Vì cùng sỡ hữu màn hình 15.6 inch nên kích thước của hai máy đều khá tương đồng, điểm cách biệt rõ ràng nhất ở đây chính là độ dày. Trong khi GL552 có độ dày 3.28 cm thì GL62 lại chỉ dày 2.9 mm cách biệt gần 0.4 mm. Có lẽ đây chính là lý do giúp cho GL62 có trọng lượng 2.3 kg nhẹ hơn hầu hết laptop chơi game cùng tầm giá chứ không chỉ GL552.
Bề mặt màn hình ASUS GL552VX trông hầm hố hơn với Logo Asus ROG nổi bật trên tấm nhựa phay xước giả kim loại, bao quanh được làm nhám với các lỗ vân nhỏ li ti không bám vân tay nhưng lại dễ bám bụi bẩn.
Mặt trên của MSI GL62 thì đơn giản hơn với logo Rồng đỏ đặc trưng được đặt ở trung tâm của tấm giả kim, bề mặt này làm cho MSI dễ bám vân tay hơn. Bên cạnh đó logo Rồng đỏ lại không phát sáng được như logo mắt cú của chiếc ASUS ROG.
Màn hình và âm thanh
Có lẽ vì sử dụng chung một kích cỡ màn hình với cùng độ phân giải FHP 1920x1080 pixel nên sự khác biệt về hiển thị giữa hai sản phẩm là không có. Cùng với đó là tấm nền IPS với góc nhìn rộng 178 độ, màn hình chống chói và độ sáng cao giúp cho đem lại sử thoải mái khi sử dụng ngoài trời cũng như chơi game có nhiều khung cảnh tối.
Vị trí đặt loa có chút khác biệt khi mà GL552 đặt ở phía trên bàn phím còn GL62 lại đặt ở cạnh trước. Hai vị trí này đều giúp cho âm thanh thoát ra hướng thẳng vào người dùng. Thực tế cho thấy, âm thanh phát ra từ bộ loa của ASUS không thực sự nổi bật và chỉ nằm ở mức khá, âm treble được đẩy lên quá cao còn bass gần như đã bị lấn át. Đối với MSI thì mặc dù âm thanh phát ra có lớn hơn và có sự cân bằng giữa các âm bass, mid hay treble nhưng cũng không để lại được nhiều ấn tượng.
Bàn phím và touchpad
SteelSeries là nhà sản xuất phụ kiện và các thiếc bị ngoại vi cho game thủ. Và MSI đã rất khôn khéo khi hợp tác với nhà sản xuất này để mang bàn phím của họ lên các sản phẩm của mình và không quá bất ngờ khi bàn phím của GL62 sỡ hữu một bộ bàn phím cao su thuộc hàng top trong các sản phẩm có trên thị trường. Phím bấm lớn, phong cách đảo quen thuộc và hơi lõm nhẹ trên bề mặt, hành trình phím đủ sâu và độ phản hổi tốt giúp cho cảm giác phím tốt hơn và thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài.
Về phía Asus thì chiếc GL552VX này sử dụng bàn phím chiclet với các phím được làm màu đỏ tông xuyệt tông với màu sắc chủ đạo của dòng ROG. Trải nghiệm thực tế cho thấy phím bấm êm, hành trình phím sâu, cảm giác phím bấm cũng tốt nhưng chưa thật sự thoải mái.
Touchpad của cả hai máy đều lớn riêng đối với ASUS GL552 thì các phím chuột trái phải chuyên biệt không xuất hiện rõ ràng như MSI GL62 mà chỉ có một vạch ranh giới nhỏ để chia ra hoạt động của hai thao tác bấm này. Độ ma sát đều ở mức vừa phải, thoái mái trong các thao tác rê chuột và đa nhiệm.
Cấu hình và hiệu năng
Cả hai sản phẩm đều có nhiều phiên bản sỡ hữu những cấu hình khác nhau và dưới đây là tên mã đầy đủ của 2 máy mình trên tay và cấu hình riêng biệt của chúng.
Cả hai máy đều không được cài sẵn Windows bản quyền, nên mình cài vào Windows 10 64bit đễ hỗ trợ cho việc đánh giá hiệu năng. Chúng đều sử dụng card đồ họa NVIDIA GTX 950M, nhưng MSI GL62 chỉ sở hữu bộ nhớ đồ họa 2GB ít hơn 2GB so với ASUS GL552VX (4GB).
Đánh giá hiệu năng tổng thể bằng PC Mark 8:
Đánh giá CPU và Open GL bằng Cinebench R11.5:
Đánh giá khả năng xử lý đồ họa bằng 3D Mark:
Kết quả khiến mình khá bất ngờ khi 2 sản phẩm chênh lệch 2GB ở bộ nhớ đồ họa, nhưng điểm đánh giá lại khá tương đồng. Cụ thể, ở PC Mark điểm đánh giá của GL62 và GL552 chỉ chênh nhau tầm 200 điểm. Tương tự đối với điểm đánh giá CPU và OpenGL, số điểm trên 400 của 2 sản phẩm cho thấy con chip BroadWell trội hơn hẳn so với chip dòng Haswell thế hệ trước.
Ở khá năng xử lý đồ họa bằng 3D Mark ngoài điểm số ICE STORM cao vượt trội so với đối thủ của MSL GL62 thì các thang điểm còn lại đều không có nhiều khác biệt.
Game
Là laptop gaming nên hiển nhiên khả năng chơi game của cả 2 máy đều khá mạnh mẽ và dĩ nhiên đây là vấn đề rất được các bạc quan tâm. Dưới đây là thông số FPS mình test được của cả 2 máy với một số game nổi tiếng.
Giống với kết quả đánh giá hiệu năng, với cấu hình tương đương nên khả năng chơi game của 2 máy là gần như tương đương (với các số đo FPS không có nhiều khác biệt). Dưới đây là trailer game The Witcher 3, một game hay nếu có thể các bạn nên trải nghiệm.
Thời lượng Pin và nhiệt độ
Với viên Pin 6 Cell, chiếc GL62 của MSI cho thời gian sử dụng vượt trội hơn hẳn so với ASUS GL552VX (4Cell). Cụ thể, cho cả hai máy chạy một bộ phim chuẩn HD 1080p, phát lại liên tục cho tới khi máy tắt, tắt kết nối Wifi, sử dụng tai nghe thay cho loa ngoài và để âm lượng 50%, độ sáng 50% cho máy chạy đến khi tự tắt (còn mức 10% pin) thì GL62 có thời gian đạt 3 giờ 38 phút và GL552 đạt 2 giờ 57 phút.
Bên cạnh thời lượng pin thì hệ thống tản nhiệt của cả hai máy đều hoạt động rất tốt. Bề mặt chỉ ấm lên trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, MSI GL62 còn có phím tắt mở quạt tạt nhiệt. Giúp chúng ta giảm nhiệt độ của máy khi chơi những game nặng cũng như tắt quạt nhằm tiết kiệm pin và giảm độ ồn khi sử dụng thông thường.
Kết luận
MSI và ASUS ROG là những đối thủ truyền kiếp trong lĩnh vực gaming và GL62 cùng với GL552VX xứng đáng là đại diện của 2 hãng trong phân khúc này. Với đánh giá khách quan của mình, có lẽ Asus đã có phần hụt hơi với MSI khi mà GL62 đã được hỗ trợ tốt hơn về trọng lượng, bàn phím, thời lượng pin cũng như là nhiệt độ. Tuy vậy hai máy đều có những nhược điểm nhất định và mong rằng hai hãng sẽ tích cực nâng cấp sản phẩm ở những phiên bản sau nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Đối với những bạn còn đang vân phân thì điều các bạn nên quan tâm nhiều nhất là thiết kế và các tính năng, bời vì với cấu hình gần như là tương đương thì hai máy sẽ không có sự khác biệt nhiều về hiệu năng. (Một chú ý nhỏ là Asus sẽ hầm hố trông nguy hiểm hơn, trong khi MSI là nhẹ hơn và có lẽ là dễ mang vác hơn một chút)
Phước Sang
Nguồn: fptshop.com.vn