Nokia 2, chiếc smartphone mới nhất ở phân khúc giá rẻ
Nói đến đây mình muốn đề cập đến một ví dụ điển hình là Nokia cùng mẫu smartphone Nokia 2. Khi Nokia 3 (giá tham khảo 3 triệu) được ra mắt, hầu hết chúng ta đã nghĩ rằng đây đích thị là mẫu smartphone giá rẻ nhất của Nokia trong năm 2017.
Nhưng không, Nokia 2 (giá tham khảo 2.39 triệu) mới là 'chú dế' chiếm được danh hiệu đó. Sản phẩm giá rẻ này cũng được ra mắt đầu tiên tại Ấn Độ - Quốc gia vẫn còn rất nhiều người khó khăn chứ không phải một nơi hoa lệ nào đó.
Nhìn chung các hãng smartphone nhắm đến phân khúc giá rẻ với chiến lược rõ ràng, thể hiện bằng những chiếc smartphone pin “trâu” như Moto C Plus, hoặc có camera selfie tốt cùng cấu hình, thiết kế ổn trong tầm giá chứ không tung ra các sản phẩm chỉ để lấp đầy phân khúc.
Tại sao smartphone giá rẻ lại được các hãng nhỏ quan tâm?
1. Phục vụ cho những khách hàng bình dân
Không phải ai cũng có thể mua được smartphone đắt tiền
Ở bất kì một quốc gia, thị trường nào cũng đều có tập khách hàng bình dân hay thu nhập chỉ ở mức vừa đủ. Họ muốn có một chiếc smartphone để theo kịp với công nghệ, kết nối với bạn bè, người thân và bộ phận này chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ.
Phục vụ cho các khách hàng có thu nhập vừa đủ với các dòng sản phẩm giá tốt sẽ giúp các hãng nhỏ nhanh chóng chiếm được cảm tình, qua đó tăng thêm cơ hội nhân rộng mức độ nhận diện thương hiệu, ít tốn chi phí marketing hơn.
2. Giá rẻ dễ bán, dễ tăng doanh số
Với một chiếc smartphone giá dưới 4 triệu đồng, người dùng sẽ có cơ hội sở hữu máy dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện cho các hãng dễ dàng bán được nhiều máy. Khi đó doanh số sẽ tăng và làm họ nhanh chóng có được thị phần.
Khi có được thị phần, họ sẽ dễ dàng tiến đánh lên các phân khúc cao hơn. Đây chính là chiến lược đã được thấy ở Mobiistar, hãng smartphone thương hiệu Việt luôn tập trung cho phân khúc giá rẻ và mới chỉ nhảy vào phân khúc tầm trung trong nửa cuối năm nay với mẫu Prime X Max 2018.
3. Dễ mở rộng thị trường, đặc biệt ở các nước đang phát triển
Ngay cả Apple hiện tại cũng phải nhắm đến các quốc gia như Ấn Độ để có thêm thị phần thì việc các hãng đang tìm lại chính mình hay mới thành lập muốn nhắm đến các thị trường đang phát triển không phải là chuyện lạ. Itel khi mới thành lập, họ không nhắm đến người dân ở quốc gia của mình mà hướng đến tận... Châu Phi.
4. Phân khúc tầm trung đã quá chật chội
Muốn đánh vào phân khúc trung cấp, nhất là ở Việt Nam, các hãng smartphone phải đầu tư rất nhiều về mặt marketing và quảng bá (Samsung, OPPO) hoặc đã phải có sẵn sức hút thương hiệu như Apple.
Hàng loạt mẫu smartphone tầm trung được ra mắt trong 4 tháng cuối năm 2017 tại Việt Nam
Chưa kể đến việc smartphone tầm trung năm nay đã quá chật chội khi tính sơ bộ, đã có gần 10 hãng với hơn chục mẫu smartphone đang có mặt tại phân khúc này.
Nokia, Motorola không thiếu sức hút. Nhưng như trước đó họ đã chia sẻ, đổ tiền làm marketing không phải là cách để họ phát triển bền vững. Vì vậy nhắm tới phân khúc giá rẻ với những sản phẩm thiết thực sẽ là những bước đi vững chắc hơn, tạo tiền đề cho việc phát triển về sau, cũng như tránh sự cạnh tranh quá quyết liệt khi mới quay trở lại thị trường smartphone.
Kết
Có thể phân khúc cao hay trung cấp là nơi để các hãng nhanh chóng gây dựng được tiếng vang với những chiếc smartphone chạy theo xu hướng mới.
Nhưng để có được thị phần, chỗ đứng trên thị trường, điển hình là sự thành công của Mobiistar hay Itel chính là minh chứng cho việc phân khúc giá rẻ mới là nơi đem lại nhiều cơ hội nhất cho các hãng smartphone.
Tech Funny