90% người không biết căn bệnh đằng sau việc chảy nước miếng khi ngủ

Không chỉ gây mất vệ sinh mà việc chảy nước miếng khi ngủ còn bật mí tình trạng sức khỏe của bạn.

Khai thật đi, bạn đã từng ngủ dậy và muốn 'thủ tiêu' chiếc gối ngay lập tức khi phát hiện ra chúng đang ướt sũng nước miếng như thế này phải không? Hay khủng khiếp hơn, chỉ vì xem cố bộ phim hay đọc nốt cuốn truyện dang dở mà nay em trót ngủ gục trên bàn - nhưng ôi thôi - nước gì chảy lênh láng tay với mặt bàn vậy? Em chỉ muốn 'độn thổ' ngay thôi.



Ước gì - em đã không ngủ gục. Ước gì, nước miếng không thành giọt.

Nhưng bình tĩnh nào, trước khi muốn thủ tiêu chiếc gối cùng vật thể lạ này thì hãy dừng lại 1 phút để nhớ xem mình có hay rơi vào tình trạng dở khóc dở cười này không nhé!

Nếu chỉ vì bạn tì tay vào mặt để ngủ gục chút thôi thì không nên quá lo lắng bởi tư thế ngủ gục, áp mặt xuống bàn, tay sẽ khiến tuyến nước bọt trong miệng bị kích thích, tiết nhiều nước bọt hơn nên dễ tràn ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chảy nước miếng khi ngủ thì đó không chỉ đơn giản là thói quen nữa mà bạn hãy ngay lập tức tới gặp bác sĩ. Bởi lúc này, nó đã trở thành căn bệnh nội khoa, có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Nguyên nhân của căn bệnh 'xấu hổ muốn độn thổ' này là gì?

Cần phải khẳng định rằng, nhiệt độ và độ ẩm trong vòm miệng là nơi thích hợp nhất để cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận, thức ăn còn lưu lại trên răng và kẽ răng sẽ cùng nhau 'xông lên', đánh chiếm lớp màng bảo vệ răng, gây ra căn bệnh về răng, nướu...

Vòm miệng khi bị vi khuẩn lây nhiễm sẽ tăng thêm nước bọt bài tiết, dễ dẫn đến việc 'tràn nước bọt' ra ngoài, chảy ra gối và gây ra hiện tượng đáng xấu hổ kia.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự bài tiết của tuyến nước bọt hoàn toàn có tính phản xạ thần kinh. Cụ thể, khi bị stress, việc điều tiết thần kinh bị cản trở cũng sẽ gây hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ.

Vì trong lúc ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ gây ra hiện tượng giao cảm thần kinh bị kích động bất thường, khiến việc tiết nước bọt diễn ra khó kiểm soát. Do đó, việc thường xuyên chảy nước miếng khi ngủ là dấu hiệu cho thấy hệ thống thần kinh của bạn đang gặp trục trặc đó!



Bất cứ lúc nào, bất cứ đâu - cứ ngủ là chảy nước miếng!

Chưa hết, chảy nước miếng còn là dấu hiệu báo trước sự suy yếu của bộ máy tiêu hóa. Khi nước bị tích tụ trong dạ dày và ruột sẽ khiến cho khoang miệng thừa nước bọt và tự tràn ra khi ngủ.

Hoặc chẳng may, bạn lại sở hữu một bộ răng mà cái nào cũng 'tranh nhau làm lớp trưởng' thì việc không làm chủ được bản thân khi ngủ cũng dễ hiểu cả thôi.

Vậy bí kíp nào giúp hạn chế việc chảy nước miếng khi ngủ?

Đầu tiên, bạn cần xác định mình thuộc nguyên nhân nào để có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây chỉ là một vài tips nhỏ giúp bạn có thể 'chống chế' lại cơn 'đại hồng thủy' nước miếng đêm nay thôi.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi ngủ sẽ là cơ hội khiến cho vi khuẩn trong miệng bạn sinh sôi một cách nhanh chóng, kích thích việc tăng tiết nước bọt nhiều hơn.

Ngủ đúng tư thế



Tư thế ngủ đúng đến hạn chế chảy nước miếng khi ngủ là tư thế nằm ngửa, thẳng người.

Ngủ với tư thế nằm ngửa, thẳng người. Nếu bạn nằm nghiêng hay nằm xấp - nghĩa là bạn đang tự tạo tư thế hoàn hảo cho việc nước miếng tuôn dài được 'thỏa sức tung hoành'.

Kê gối cao đầu

Cùng với việc nằm ngửa, thẳng người, hai tay duỗi thoải mái, việc kê gối cao đầu sẽ khiến nước bọt khó có thể tràn ra ngoài do đã trôi dạt về phía đáy hàm.

Thông mũi



Cần luôn đảm bảo, mũi không 'bị tịt', và luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Một trong số những lý do khiến ta hay bị chảy nước miếng là khi ngủ - ta thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi như thông lệ. Để tránh hiện tượng này, bạn cần luôn đảm bảo, mũi không 'bị tịt', và luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Tránh stress trước khi ngủ

Việc suy nghĩ quá căng thẳng trước khi ngủ sẽ khiến chức năng thần kinh thực vật bị rối loạn. Qua đó, chúng sẽ khiến não phát ra tín hiệu sai, gây chảy nước miếng.

Tránh đồ ăn cay, nóng

Để giảm bớt tình trạng tiết nước bọt, bạn có thể giảm ăn thức ăn gia vị cay nóng và không nhai kẹo cao su để tránh nước bọt tiết nhiều trước khi đi ngủ.

  • Chữa chứng chảy nước miếng khi ngủ

Cập nhật: 26/05/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Từ khoá : sau, khi

TIN LIÊN QUAN

Hãy dùng lá này súc miệng, bỏ qua nước hoá chất đang quảng cáo rầm rộ

Lá trầu không là bài thuốc đông y tuyệt vời có thể chữa được bệnh răng miệng và đặc biệt đánh bật các mảng bám trên răng.

9 mẹo sinh tồn truyền miệng có thể khiến bạn dễ chết hơn

Nếu cố hút nọc độc ra khi bị rắn cắn hay giả vờ nằm chết lúc gặp gấu tấn công, bạn có thể gặp nguy.

Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ rất dễ gây thành dịch lớn song chưa có thuốc đặc trị. Trẻ nhỏ không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Kỹ năng tránh ngộ độc khí trong đám cháy

Khí độc CO, CO2 sinh ra khi hỏa hoạn dễ gây ngạt, cần che mũi miệng bằng khăn ướt, đưa nạn nhân bị nhiễm độc đến nơi thoáng mát và hô hấp nhân tạo nếu cần.

Thói quen tốt nên làm sau khi ngủ dậy

Tắm, rửa mặt bằng nước lã, súc miệng bằng nước ấm, đại tiện... là những thói quen có lợi cho sức khỏe.

Tin nhanh - Mars thu hồi hàng loạt kẹo chocolate sau sự cố miếng nhựa Snickers

Một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã lên tiếng khẳng định sản phẩm Mars bán trong nước không nằm trong diện thu hồi.

Lượng vi khuẩn trong miếng rửa bát gấp nhiều lần chúng ta vẫn nghĩ. Bạn nên thay chúng bao lâu một lần?

Nghiên cứu mới chỉ ra miếng bọt biển – dụng cụ rửa bát không thể thiếu tại mỗi gia đình thực sự là một vũ trụ thu nhỏ với khoảng 82 tỷ vi khuẩn trong mỗi khe xốp, NY Times đưa tin Vi khuẩn xâm nhập vào miếng bọt biển qua thực phẩm, da hay ...

THỦ THUẬT HAY

15 mẹo chụp ảnh đơn giản giúp người không chuyên cũng trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Bạn đam mê chụp ảnh, thế nhưng lại không đủ kinh tế để có thể đầu tư vào những thiết bị nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Vậy làm sao để sáng tạo ra được những bức ảnh đẹp?

kiểm tra khu vực phủ sóng của Vietnamobile trước khi quyết định mua "Thánh SIM" 3G

Ngoài đo đạt tín hiệu của Vietnamobile ở khu vực đang sinh sống, bạn còn có thể kiểm tra cả vùng đã phủ sóng của các nhà mạng Mobi, Viettel và Vinaphone. Mẹo dù nhỏ, nhưng cực hữu ích với người dùng có nhu cầu trang bị

Dual Sim là gì? Có mấy loại Dual Sim và điểm khác nhau là gì?

Dual Sim là cụm từ bạn thường xuyên được nghe nhắc đến khi nói về các loại điện thoại di động hiện nay. Vậy bạn đã biết Dual sim là gì? Có mấy loại Dual sim và giữa chúng có sự khác biệt như thế nào chưa? Nếu chưa nắm

Không cần sử dụng chương trình diệt virus, đây là cách loại bỏ tận gốc virus trên máy tính của bạn

Virus có thể 'xâm nhập' trái phép vào máy tính của người dùng thông qua nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn như trong quá trình duyệt Web, hay từ các thiết bị USB hay trong quá trình cài đặt các ứng dụng, phần mềm.

Tạo USB có khả năng "chữa bệnh" cho máy tính phiên bản Hiren's BootCD PE

Hiren's BootCD là một công cụ cứu hộ máy tính khá nhỏ gọn, bao gồm rất nhiều chức năng nhưng chỉ chiếm dung lượng chưa đến 1 GB. Với phiên bản mới không chứa bất kỳ phần mềm lậu nào 100% miễn phí và hợp pháp.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Vivo Y21s có gì nổi bật?

Tân binh mới nhà Vivo là Vivo Y21s, bản nâng cấp của Y21 với giá bán từ 5,29 triệu đồng. Vậy Vivo Y21s có gì nổi bật để chinh phục được người dùng Việt chi tiền? Vivo từ lâu đã trở thành thương hiệu điện thoại được yêu

Đánh giá Redmi 4A, đọ camera LG G6 và Galaxy S8 Plus,

Đến với tuần này có gì, hãy cùng mình đánh giá chi tiết chiếc smartphone chính hãng dưới 3 triệu Xiaomi Redmi 4A. Trải nghiệm tốc độ 4G trên gói...