
Camera cảm biến chiều sâu

Trong lĩnh vực camera kép trên điện thoại, một trong những nhà tiên phong chính là HTC với chiếc điện thoại HTC One M8 sở hữu camera kép. Nhà sản xuất này đã trang bị thêm một ống kính cảm biến chiều sâu trên hai chiếc điện thoại này. Đây cũng là hệ thống camera kép cơ bản nhất. Với camera thứ hai sở hữu Depth Sensor, nó có thể tính toán được khoảng cách của các vật thể trước ống kính, sau đó tiến hành tách đối tượng khỏi nền tạo hiệu ứng chiều sâu.
Lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, trong những ngày đầu xuất hiện, công nghệ này có điểm yếu khá lớn. Nếu chủ thể trong ảnh không phân biệt rõ với background thì thuật toán của máy sẽ làm mờ cả những đường viền của chủ thể. Dù có chụp được đúng nét thì trông cũng không tự nhiên nhất là khi các smartphone có công nghệ này đều tạo ra độ mờ giống nhau cho background trong khi máy DSLR thì sẽ mang đến độ mờ tăng dần theo chiều sâu hậu cảnh.

Ảnh chụp từ HTC One m8, nhưng không phải lúc nào cũng đẹp như vầy.
Camera đơn sắc

Camera đơn sắc cũng khá phổ biến trong hệ thống camera kép hiện nay. Cấu tạo của camera này sẽ có những thông số giống với camera chính từ cảm biến, ống kính hay hệ thống lấy nét. Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ nó sẽ không có bộ lọc màu RGB. Tức là camera này sẽ chỉ có thể chụp những bức ảnh trăng đen, bù lại camera sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn.

Và khi kết hợp với camera chính, hệ thống máy ảnh sẽ gộp hai bức ảnh được chụp từ hai camera sau đó được xử lí ảnh và cho ra một bức ảnh cuối cùng có chất lượng tốt nhất. Việc kết hợp này sẽ cải thiện được chất lượng hình ảnh, giảm được độ noise. Với việc có camera đơn sắc giúp thu được nhiều ánh sáng hơn sẽ giúp ta chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn.
Hệ thống này đã được Huawei hợp tác cùng Leica để trang bị trên hai dòng sản phẩm Huawei P9 và một số smartphone của những hãng khác sau này cũng có cụm camera tương tự.
Camera góc rộng

Nói đến camera góc rộng không thể không nhắc đến LG. Tập đoàn công nghệ xứ sở Kim Chi đã trang bị hệ thống camera kép với camera góc rộng đầu tiên trên chiếc LG G5. G5 được trang bị camera chính 16MP, khẩu độ f1.8 và tiêu cự 29mm, bên cạnh đó là camera phụ 8MP f/2.4 tiêu cự 12mm. Chính ống kính có tiêu cự 12mm đã mang đến khả năng chụp ảnh góc rộng cực kỳ ấn tượng, cho phép người dùng ghi lại một không gian rộng lớn mà không cần phải di chuyển ra xa.

Ảnh chụp bởi camera góc rộng của G5 (dưới)
Camera với ống kính Tele

Đây là hệ thống camera cũng khá được ưa chuộng, được Apple trang bị trên chiếc iPhone 7 Plus. Hệ thống này trái ngược hoàn toàn với hệ thống camera góc rộng được LG trang bị trên sản phẩm của họ. Với hệ thống này, camera phụ sẽ có một ống kính tele giúp phóng to vật thể chi tiết hơn.

Với ống kính tele, camera cho khả năng zoom quang học lossless 2x, giúp phóng to chủ thể lên rất nhiều nhưng vẫn giữ được độ chi tiết. Lợi ích của ống kính này còn đem lại khả năng chụp chân dung cũng như các hiệu ứng như xóa phông cực kì ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng nổi bật, ống kính tele lại gặp phải khá nhiều điểm bất lợi khi khẩu độ của máy khá thấp và Apple cũng không thể tích hợp OIS trên cả 2 camera khi ra mắt iPhone 7 Plus. Chỉ có chiếc iPhone X mới được trang bị OIS trên cả hai ống kính, Galaxy Note 8 là smartphone đầu tiên trang bị OIS cho cả 2 camera.
Các bạn thích hệ thống camera kép nào nhất ? Để lại ý kiến ở phần bình luận nhé.