Câu chuyện lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới được in trong một cuốn sách khiến nhiều người xôn xao. Thực hư câu chuyện này như thế nào?Việc cuốn sách được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook trong thời gian ngắn gần đây nói về loài chim lớn nhất thế giới. Theo đó, cuốn sách này đề cập đến loài chim lớn nhất thế giới là lạc đà, đây thực sự là một sai lầm của người biên tập cuốn sách này.
Ảnh: Facebook
'Loài chim lớn nhất trên thế giới là lạc đà. Lạc đà không chỉ có hình dáng to lớn, mà tốc độ chạy cũng rất nhanh. Nó đã là chim, vậy vì sao lại chạy nhanh mà không phải là bay? Đó là vì lạc đà không biết bay do thân thể nó quá nặng, cánh cũng bị thoái hóa rồi.' Đây là nguyên văn những gì được viết trong cuốn sách. Trên thực tế, loài lạc đà sống trên sa mạc là một loài động vật có vú, không phải loài chim như đề cập.
Trên thế giới có loài lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu, cả hai loài này đều không có cánh để mà thoái hóa. Vậy câu trả lời dành cho loài chim lớn nhất thế giới là gì?
Đây mới là loài chim lớn nhất thế giới. Ảnh: Internet
Đó chính là Đà điểu châu phi với pháp danh khoa học Struthio camelus. Pháp danh này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là chim lạc đà. Thông tin này được đăng tải chi tiết trên Wikipedia và có lẽ việc sai lệch trong cuốn sách là do lỗi dịch và biên tập mà thôi.
Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là 'chim lạc đà'. Theo Wikipedia