Với
những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, không ít trong số
họ đang băn khoăn về tương lại nghề nghiệp, thậm chí có những sinh viên đã gần
tốt nghiệp rồi mà vẫn không biết gì về công việc sắp tới của mình.
Rất nhiều câu hỏi thể hiện sự điều đó như 'để chuẩn bị xin việc, em cần làm gì từ bây giờ?', 'có
phải học thêm tại các trung tâm đào tạo CNTT như Aptech, NIIT để lấy chứng chỉ
trước khi đi làm không?' hay 'em có nên đi học thêm tiếng Anh hay kế
toán để dễ xin việc ở các cơ quan không thuộc lĩnh vực CNTT hay không?'.
Nhiều sinh viên nữ còn than thở 'em học năm cuối rồi mà còn không hiểu đã
học được những gì rồi. Những kiến thức này sẽ giúp ích gì cho công việc sau này
của em.' Một số bạn còn tính nước chuyển ngành vì 'lập trình với em
khó quá, em không rõ sau khi ra trường có tự đi xin việc được không'.
Thực
tế, việc những bạn sinh viên có những suy nghĩ như trên là điều có thể lý giải
được. Đó là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố mà trong đó công tác hướng nghiệp
đóng vai trò quan trọng.
Nếu
tính ở giai đoạn những năm 2000 - 2005, lập trình viên có thể coi là một ngành
'hot' trong lĩnh vực CNTT. Người người học CNTT, nhà nhà học CNTT.
Bởi vào thời điểm đó, lương bổng hay khả năng thăng tiến của những người làm
việc trong lĩnh vực CNTT là vượt trội so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên,
những năm gần đây, hầu như trường Đại học nào cũng tổ chức tuyển sinh viên
ngành CNTT. Đây cũng có thể coi là một nguyên nhân dẫn tới việc mất cân đối
cung cầu trong lĩnh vực CNTT.
Những
câu chuyện than thởi về nỗi niềm của coder thường xuyên gây được sự chú ý đối
với nhiều người đồng quan điểm.
Lấy ví dụ với một bức 'tâm thư' của một coder được lan
truyền ở khá nhiều diễn đàn. Với 2
năm tuổi nghề, thành viên này chia sẻ 5 'cái nghĩ quẩn' như sau:
'Thứ nhất, làm phần mềm không có thu nhập cao.
Theo tất cả các khảo sát về tiền lương thì làm việc trong ngành CNTT sẽ có mức lương cao nhất. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Lương khởi điểm thì cao nhưng tăng không nhanh. Có tăng thì cũng tăng không nhiều. Có nơi chịu tăng
nhiều thì không có thưởng. Ngoài những cái đó thì chẳng còn
thu nhập nào khác, cũng ít có cơ hội để 'đánh lẻ' bên ngoài vì công
việc chính đã quá
bận rộn rồi.
Thứ hai, làm phần mềm lại rất cực. Đó là áp lực về thời gian, môi trường làm việc. Nếu ai chưa từng làm phần mềm thì có thể hình dung thế này. Thử tưởng tượng bạn bước vào một khu nhà rộng lớn, rất yên tĩnh và hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Bạn bước đến cửa ra vào và biết rằng ở đây những người bảo vệ làm việc 24 giờ/ngày, suốt 365 ngày/năm. Bước vào bên trong nữa, bạn sẽ thấy ở đấy không khí rất âm u, hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên. Cũng dễ hiểu thôi, vì mọi nơi ở đây đều không có cửa sổ. Nếu có cửa sổ thì cũng luôn bị đóng kín lại. Bạn bước vào sâu hơn nữa và thấy các căn phòng được ngăn ra, bên trong từng căn phòng lại được ngăn ra thành từng buồng nhỏ hơn nữa. Mỗi buồng đều có diện tích như nhau, rất chật hẹp, và được bài trí, trang bị vật dụng giống hệt nhau. Trong đó có đặt ít nhất một bộ máy vi tính, nhưng vì diện tích không gian quá nhỏ nên nó chiếm gần hết khoảng không, chỉ còn lại vừa đủ cho bạn ngồi vào đó. Bạn sẽ không thể đi lại thoải mái được, không thể nằm ra, thậm chí xoảy trở vận động cũng khó khăn vì quá chật hẹp. bạn cũng phải đeo một cái thẻ có ghi một mã số trên túi áo. Bạn sẽ nhận ra rằng mọi người ở đây cũng đều đeo thẻ có mã số như vậy. Và bạn chỉ có thể tự do trong khoảng không gian chật hẹp của mình; bạn không được tự do đi sang khu vực khác, thậm chí không được sang buồng bên cạnh và đụng đến bất kỳ vật dụng gì ở đó. Chưa hết, bạn không được làm ồn và ảnh hưởng, dù nhỏ nhất, đến những buồng xung quanh. Và mỗi ngày sẽ có một người có chức vụ ở đây (tạm gọi là đốc công) đến giao cho bạn một số nhiệm vụ phải hoàn thành. Bạn sẽ làm việc trong buồng của mình, với những dụng cụ cung cấp sẵn. Không như những công việc ở thế giới bên ngoài, ở đây họ thực thi chế độ làm việc 'tự do giờ giấc'. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là có những người ở cấp cao hơn nữa giao cho những viên đốc công các nhiệm vụ, và định các nhiệm vụ đó theo đơn vị thời gian là ngày, tuần, hoặc tháng. Đến phiên các đốc công này sẽ chia nhỏ các nhiệm vụ đó ra rồi giao lại cho những người như bạn. Điều kỳ lạ mới xảy ra ở đây. Cái mà viên đốc công nhận là một công việc cần n ngày, nhưng vì bạn được quản lý theo chế độ 'tự do giờ giấc', cho nên cái gọi là n ngày đó hoàn toàn không có ý nghĩa đối với bạn. Bạn có thể phải bỏ ra n nhân với 8 giờ để hoàn thành nó, hoặc có thể phải cần đến n nhân với 12 giờ, hoặc n nhân với 18 giờ, hoặc là (n+x+y+z) nhân với 18 giờ. Cái mà viên đốc công cần ở bạn là kết quả cuối cùng. Bạn nghĩ xem mình đang ở đâu? Tôi tin rằng 9 trên 10 người được hỏi sẽ có cùng một câu trả lời: đó là cái nhà tù.Nhưng ngoài 9 người đó vẫn còn 1 người có câu trả lời hoàn tòan khác: nơi đây là một công ty phần mềm. Người đó không ai khác là một lập trình viên.
Thứ
ba, nghề lập trình chẳng giúp gì cho gia đình được. Người Việt mình đi làm ngoài chuyện kiếm tiền là mục tiêu đầu tiên, còn sau đó thì
muốn có thể 'giúp đỡ' cho gia đình, họ
hàng vào những dịp quan trọng. Ví dụ: chồng của con của em ruột của bà ngoại của tôi làm một chức lớn trong ngành hàng hải ở ngoài Hà Nội, nên gia đình tôi có 'vấn đề' gì về chuyển hàng hóa đi nơi khác là OK liền ; hoặc nếu như chị họ của chị dâu của anh họ xa của bạn làm ở phòng tín dụng ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng vay tiền để mua nhà hơn… Vậy, tôi có thêm một câu hỏi dành cho bạn. Tính từ lúc đi làm lập trình viên đến giờ, hãy kể ra một lần nào đó mà gia đình hay họ hàng của bạn đã 'nhờ vả' bạn được việc gì đó? Tôi tin rằng phần lớn các lập trình viên đều không trả lời được câu hỏi này. Bởi vì khi bạn dành gần hết thời gian trong ngày của mình ngồi trước máy vi tính để viết chương trình, bạn sẽ chẳng có được một 'lợi thế' nào khác trong cuộc sống, ngay trước mắt và về sau này.
Thứ
tư, màm phần mềm thì sẽ ít cơ hội được giao tiếp với bên ngoài. Bởi vì bạn phải dành gần hết thời gian trong cuộc đời của mình trong một không gian chật hẹp, với phía trước là làm màn hình vi tính, hai bên trái và phải là hai vách ngăn, còn ngay phía sau lại là một lập trình viên khác cũng đang ngồi trong thế tù túng giống bạn. Đấy, thế giới của bạn hạn hẹp như thế. Bạn rời mắt khỏi màn hình, nhìn ra xa xăm, và chẳng phải đợi lâu khi mắt của bạn bị dội ngay lại bởi bức tường trước mặt.Đáng buồn thay, ở trong một mội trường như vậy còn khiến cho bạn ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bạn sẽ ít khi gặp được những người mà bạn yêu thương, ít có điều kiện làm quen được với những người có thể giúp thay đổi cuộc đời hay sự nghiệp của bạn một cách tích cực. Khi bộ óc của bạn lúc nào cũng chỉ hoạt động trong 2 trạng thái: suy nghĩ logic (lúc
bạn làm việc và đi học thêm vào buổi tối) và ngủ, chắc chắn bạn sẽ bị thui chụt đi rất nhiều khả năng cảm nhận cảm xúc của người đang nói chuyện với mình, hay khả năng biểu lộ suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và đầy xúc cảm.
[/i]Cuối
cùng, làm lập trình viên không
'cao cấp' như mọi người nghĩ. Mọi người thương quan niệm ngành CNTT là ngành khoa học trình độ cao, hay là kỹ thuật cao (high-tech). Bởi vậy ai cũng cho rằng làm phần mềm là ngành kỹ thuật cao. Ở đâu sắp mở khu công nghệ cao, ở đấy người ta sẽ tìm cách chào
đón các công ty phần mềm vào đầu tiên. Thực sự không phải như vậy. Làm phần mềm không phải là kỹ thuật cao, ngược lại là khác, nó chính là ngành kỹ thuật thấp (low-tech). Công việc mà tôi đang làm là gì? Đó là chuyển những yêu cầu chưa rõ ràng của khách hàng thành những mã lệnh của máy vi tính. Chấm hết. Chẳng có gì là high-tech cả. Nếu nói thông dịch viên là một ngành kỹ thuật cao thì thật là buồn cười, còn tôi thấy nói rằng làm phần mềm là một ngành kỹ thuật đỉnh cao thì còn buồn cuời hơn. CNTT là một ngành high-tech, và một khoa học cao cấp. Chính xác! Nhưng làm phần mềm không phải là CNTT, và càng không phải là high-tech. Những người nghiên cứu chuyên sâu về các lý thuyết lập trình, về các khoa học cơ bản cho ngành phần mềm là high-tech. Các lĩnh vực về compiler, database, AI (trí tuệ nhân tạo), robot, kể cả về cấu trúc dữ liệu và thuật toán,... đều có thể xem là high-tech. (À, mà hiện nay ở Việt Nam người ta đổ xô học lên cao để đi theo những cái high-tech này, nhưng
có thật họ có làm những việc high-tech ở trong đó không thì tôi sẽ có dịp trình bày sau ). Còn làm phần mềm lại ở một cấp thấp hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc tôi cần làm để chuyển yêu cầu thành các mã lệnh là sử dụng các cấu trúc dữ liệu, các thuật toán đã sẵn có. Chẳng có gì là high-tech cả. Làm phần mềm mà một kỹ nghệ (engineering) chứ không phải là khoa học (science) hay
là nghiên cứu (research) gì cả. Vậy thì bị kịch của lập trình viên là gì?
Đó là phải làm một công việc rất low-tech trong
khi đầu óc lại luôn mơ về một công việc high-tech. Hậu quả: công việc cực khổ, cơ bắp, nhàm chán, và chẳng có gì mới mẻ.'[/i]
Một bức thư chứa
đựng khá nhiều suy nghĩ tiêu cực và có phần hơi quá mà thành viên này gọi là
'nghĩ quẩn' về công việc của một lập trình viên. Tuy nhiên, điều này
cũng phản ảnh được phần nào những băn khoăn của những sinh viên đang theo học
CNTT hay những nhân viên IT chưa tìm được hướng đi đúng cho mình.
Giao
lưu với các học viên Aptech, ông Lê Quang Lượng, Giám đốc điều hành Công ty
Luvina (chuyên về gia công phần mềm), nói rằng cách nhìn bi quan về nghề CNTT
có chăng chỉ là quan điểm của một bộ phận nhỏ trong xã hội. Thực tế tại Luvina,
lập trình viên mới ra trường lương khởi điểm là khoảng 5,5 - 6 triệu đồng/tháng
nhưng sau 3-5 năm có thể tăng lên 20 triệu đồng/tháng nếu cá nhân đó có phương
pháp làm việc hiệu quả, thành thạo ngoại ngữ, có kỹ năng mềm. Còn theo
Payscale.com, website chuyên so sánh về lương, bình quân lương kỹ sư phần mềm
(với 4 năm kinh nghiệm) ở Việt Nam gần bằng 4/5 ở Trung Quốc, và cao gấp đôi Ấn
Độ.
Đồng
quan điểm với ông Lượng, ôngPhan Phương Đạt, Phó Tổng Giám đốc FPT
Software, chia sẻ thực tế tuyển dụng tại công ty này cho thấyđiểm yếu của
nhiều sinh viên hiện nay là chỉ có kiến thức nền tảng, không được cập nhật công
nghệ, thiếu kỹ năng mềm (như giao tiếp, làm việc nhóm), yếu ngoại ngữ, thái độ
và phương pháp làm việc. 'Điều này khiến các bạn khó bắt nhịp với thực
tiễn của doanh nghiệp cũng như phát triển về sau', ông Đạt nhấn mạnh.
'Bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ có xu hướng muốn làm giàu nhanh, trong
khi ngành phần mềm lao động trí óc căng thẳng nên họ coi đây ngành này lao động
vất vả, lương thấp'.
Nói
về nghề lập trình,Nguyễn Mạnh Linh, một lập trình viên công ty Gimasys,
cho rằng mỗi ngành đều có những áp lực riêng. Với nhân viên kinh doanh họ phải
chịu áp lực về doanh số, hay với nhân viên hành chính là ngày làm 8 tiếng thì
với lập trình viên, áp lực đặc thù là 'over time' (làm việc thêm giờ). Tuy
nhiên, theo Linh, áp lực này chỉ diễn ra trong từng giai đoạn của dự án. Khi dự
án kết thúc, lập trình viên lại có thời gian nghỉ ngơi dài ngày, có thể tranh
thủ đi du lịch xa. Còn Nguyễn Thiện Chính, sinh viên Đại học FPT ví 'ngồi
code cũng như đi cày. Chỉ có làm vì đam mê mới không thấy vất vả'. Cũng
theo Chính, CNTT là ngành cực kỳ rộng lớn và nhiều cơ hội vì CNTT giờ hiện hữu
mọi nơi. Còn thu nhập dựa nhiều vào trình độ. 'Bản thân mình đã chứng kiến
một coder 'cứng' (lập trình viên giỏi về thuật toán, tư duy) lương còn cao hơn
quản lý', Chính nói.
'CNTT
không phải ngành vất vả, áp lực, lương thấp như nhiều người vẫn nghĩ. Có chăng,
các cơ sở đào tạo nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hướng nghiệp để sinh viên hiểu
hơn về tương lai việc làm sau này. Các sinh viên CNTT cũng nên tìm hiểu kỹ về
công việc mình sẽ theo đuổi, lựa chọn công ty có tầm nhìn phù hợp với định
hướng của bản thân để phát triển', ông Phan Phương Đạt nhận định.