Năm 2017, chúng ta sẽ chứng kiến sự lên ngôi của trợ lý ảo Google Assistant thông minh hơn và hiểu người dùng hơn trong quá trình sử dụng.
Google Assistant
Chỉ trong một năm, Trợ lý Google sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã có thể học ngôn ngữ mới, nhận ra giọng nói khác nhau và mở rộng phạm vi hoạt động đến các nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau. Nói cách khác, Machine Learning (Học máy) đang có bước tiến nhanh chóng và phát triển thời gian qua. Bây giờ, chúng có sẵn trên 2 hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới là Android và iOS. Dù thế này hay thế khác, mình nghĩ rằng Google Assistant sẽ là trợ lý ảo thú vị và phát triển nhanh chóng nhất mà chúng ta đang thấy vào năm 2017.
Bạn có thể đã đọc về học máy hay tên quốc tế là Machine Learning và tầm quan trọng về dữ liệu trong sự phát triển của AI. Tuy nhiên, bài viết này chúng ta sẽ không phân tích vào mục đích đằng sau việc sử dụng các trợ lý của Google mà tập chung vào xem xét sự phát triển của nó kèm theo các chức năng được hỗ trợ hiện nay.
Google Assistant hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau so với năm ngoái ra mắt
Trợ lý của Google cuối cùng cũng sẽ hỗ trợ các ngôn ngữ khác như Bồ Đào Nha, Pháp, Nhật Bản và Đức. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo của Google bây giờ phục vụ người dùng đang sử dụng hệ điều hành lớn thứ hai của thế giới là iOS của Apple. Ngoài ra, như mọi người thấy thì nó còn xuất hiện trên hầu hết các điện thoại thông minh Android dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như thông qua Google Now, Photos, Allo hay trợ lý chính Assistant.
Chức năng Google Assistant bao gồm luôn lắng nghe và nói chuyện với các thiết bị xung quanh bạn. Vì vậy, khi bạn về tới nhà sau một ngày dài làm việc thì có thể sử dụng Google Home và các trợ lý ảo trên điện thoại để bật đèn, điều họa nhiệt độ trong phòng, hỏi về thông tin cập nhật trong lịch trình của bạn, kiểm tra tin tức... Thậm chí bạn còn có thể nhìn các hình ảnh từ camera an ninh, khởi động một video trên YouTube hoặc chơi một playlist trên Spotify.
Có lẽ lợi ích của Ai thì nhiều người đã nhận ra với Google Home
Tuy nhiên nhiều điều này có vẻ xa vời với rất nhiều người dùng hiện tại mặc dù nó cũng đã trở thành hiện thực đối với một số người có tài chính vững chắc. Ở Mỹ, nơi mà Google Home đã phát triển trong một năm hoặc Amazon Echo đã được sử dụng trong hơn hai năm thì việc tự động hóa được người dân ở đây sử dụng hằng ngày. Tất nhiên, sau khi Google I/O diễn ra thì chắc chắn bạn sẽ thấy được một năm 2017 khác hơn nữa khi trợ lý ảo thông minh hơn và có nhiều thiết bị xuất hiện trên thị trường với nhãn mác 'Google Assistant Embedded' - tức là tương thích với Google Home. Cuối cùng, người dùng sẽ làm được nhiều thứ hơn với điện thoại thông minh của mình.
Bằng cách này hay cách khác, nhiều người hơn sẽ có thể sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống hàng ngày của họ, Từ nhắc nhở về nơi họ đậu xe như thế nào hay mua hàng ở đâu hoặc viết các nội dung như những gì bạn đang thấy... Trong thực tế, ở một số nước, bạn có thể sử dụng Google Allo để có một kinh nghiệm tương đối tốt với Google Assistant bằng ngôn ngữ địa phương.
Nhưng đem AI vào cuộc sống của bạn mới là vấn đề nan giải
Đừng nghĩ rằng việc đưa trí tuệ nhân tạo AI vào cuộc sống của bạn dễ dàng. Ngược lại, nó sẽ phụ thuộc vào sự tương tác của bạn hằng ngày. Chẳng hạn như mình mua một chiếc Amazon Echo và thậm chí sau khi đọc rất nhiều về Alexa, trí thông minh nhân tạo được phát triển bởi Amazon thì mình vẫn phải tương tác với nó giống như dạy một đứa trẻ. Điều cần nhất với AI chính là việc thiết lập các kỹ năng để kiểm soát thời gian bật tắt đen trong nhà, thông tin mới ngay khi cần, hệ thống TV thông minh...
Muốn Google Assistant thông mình thì bạn cần giúp đỡ nó rất nhiều để nó học hỏi và hiểu bạn hơn
Google Home được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các trợ lý của Google cũng cần học hỏi từ những người dùng thông qua cách sử dụng hàng ngày và 'hành động', tức là sẽ mất thời gian chứ không phải ngày một ngày hai là nó thông minh. Tuy nhiên, Assistant có ưu điểm là có thể hiểu được bối cảnh mặc dù bạn vẫn cần phải kích hoạt nó lên bằng một lệnh cụ thể như Ok Google hoặc Hey Google. Bạn có thể có một cuộc trò chuyện mà không cần phải làm tài liệu tham khảo trước. Cả Siri và Alexa cũng không làm điều đó.
Dĩ nhiên, khả năng hiểu bối cảnh của Trợ lý Google Assistant còn có tác dụng nhiều nữa. Chẳng hạn như khi bạn sử dụng Google Maps sẽ đem lại kết quả định vị chính xác hơn bất kỳ dịch vụ khác mà Alexa hoặc Siri có thể sử dụng. Cung cấp kết quả tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm của Google là gần như bất khả chiến bại và làm việc cùng với Google Photos sẽ mang đến một trải nghiệm tốt hơn tại buổi ra mắt của Google Lens trong năm nay.
Tất cả mọi thứ chỉ ra rằng năm 2017 sẽ là năm của Google Assistant
Những gì chúng ta thấy ở Google I / O 2017 đã chỉ ra rằng dù xuất hiện không nhiều nhưng Google Assistant và Trí tuệ nhân tạo là diễn viên chính trên sân khấu trong năm nay. Tất nhiên, đầu tư vào hai lĩnh vực này thì mình Google sẽ không thể đủ nhưng công cụ tìm kiếm khổng lồ biết rằng; họ đang khuyến khích các nhà phát triển và nhà sản xuất khác tạo cùng nhau xây dựng Assistant. Năm nay, Google cũng giới thiệu công nghệ điện toán đám mây TPUs mang lại khả năng xử lý nhanh hơn giúp các thuật toán mà học máy (Machine Learning) sử dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Quan trọng hơn nữa, công nghệ này cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí từ đó tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên để phát triển các mảng khác.
Nhưng dù thế nào thì 2017 vẫn sẽ là năm của AI, của Google Assistant và nhiều trợ lý ảo khác
Cuối cùng, một điều được nhiều chuyên gia nhận định trong năm 2017 đó chính là Google Assistant và công nghệ AI khác sẽ lên ngôi. Lý do khá đơn giản vì người dùng sẽ dần hiểu lợi ích của các trợ lý ảo và sử dụng chúng vào cuộc sống hằng ngày của họ.
Theo AP