NASA vừa tìm ra tia X vũ trụ rất mạnh nhưng không rõ nó đến từ đâu

Có vẻ hôm qua là ngày lớn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, một nghiên cứu được NASA tài trợ đã giải được một trong những bí ẩn vũ trụ làm phiền lòng các nhà khoa học bấy lâu nay: họ đã tìm ra được nguồn gốc của tia X vẫn được tìm thấy trong Hệ Mặt Trời. Trong khám phá ấy, họ lại tìm ra thêm một nhóm tia X khác mạnh hơn và không rõ nguồn gốc.


Nghiên cứu này tới từ bản phân tích những dữ liệu ghi lại được trong sứ mệnh DXL của NASA, cất cánh vào năm 2012 để tìm ra thứ gì đã phát ra những tia X yếu tại góc thiên hà của chúng ta.


Thời điểm ấy, có hai giả thuyết được đặt ra. Việc phóng ra tia X trên vũ trụ có thể bị được gây ra bởi gió Mặt Trời (một dòng các hạt mang điện phóng ra từ tầng khí quyển ngoài của Mặt Trời). Nhưng các nhà khoa học cũng có một giả thuyết nữa cho rằng chúng đến từ Local Hot Bubble – Bong Bóng Nóng Lân Cận, một vùng năm trên lý thuyết, chứa khí gas nóng và bao phủ Hệ Mặt Trời của chúng ta. Cuối cùng thì giả thuyết nào đã đúng?




Một giả thuyết nữa cho rằng chúng đến từ Local Hot Bubble – Bong Bóng Nóng Lân Cận.

'Chúng tôi đã cho thấy rằng chỉ 40% những tia X này là đến từ gió Mặt Trời', theo lời nhà vật lý học vũ trụ Massimiliano Galeazzi, đến từ Đại học Miami. 'Điều đó cho thấy rằng phần còn lại của các tia X là đến từ Local Hot Bubble, đó trở thành bằng chứng cho bong bóng khổng lồ này tồn tại'.


Nghiên cứu này giải mã được một trong những cuộc tranh luận lâu đời về vũ trụ, tranh luận về nguồn gốc của những tia X bí ẩn. Nhưng chính nghiên cứu ấy lại mở ra một bí ẩn vũ trụ khác.


Khi DXL được phóng lên hồi 2012, chuyến bay ấy không dài. Trên DXL là tên lửa âm thanh của NASA mang tên Black Brant IX. Toàn bộ hệ thống bay lên trên bầu khí quyển của Trái Đất, nhận tín hiệu trong vòng 5 phút và quay trở lại mặt đất.


Nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 phút ngắn ngủi ấy, thiết bị của DXL đã nhận được những tín hiệu mà các nhà khoa học không ngờ tới: những tia X mạnh mà chắc chắn nó không tới từ gió Mặt Trời hay từ Local Hot Bubble.




Cách thức DXL thu thập dữ liệu.

'Với lượng năng lượng lớn thế, thì gió Mặt Trời hay Local Hot Bubble không sản sinh ra được tới ¼ số đó', nhà nghiên cứu Youaraj Uprety nói. 'Vẫn còn một nguồn tia X khác trong khoảng năng lượng này'.


Sau khi các nhà khoa học phát hiện ra sự tồn tại của tia X vũ trụ vào những năm 1960, họ đã biết rằng nguồn phát ra chúng phải ở gần với Hệ Mặt Trời của chúng ta, bởi lẽ lượng khí gas trung lập trong Hệ Mặt Trời sẽ hấp thụ hết tia X nếu như chúng đến từ một nơi quá xa.


Từ đó, giả thuyết về Local Hot Bubble, một quả bong bóng chứa đầy khí gas ion hóa dài 300 năm ánh sáng, bao bọc lấy Hệ Mặt Trời của chúng ta, ra đời và cũng cho rằng nó là nguồn căn của những tia X vũ trụ đó.


'Chúng tôi nghĩ rằng vào khoảng 10 triệu năm trước, một siêu tân tinh đã phát nổ và nó đã ion hóa khí gas trong Local Hot Bubble', nhà nghiên cứu Galeazzi nói. 'Nhưng một siêu tân tinh thì không đủ sức mạnh để cho một bong bóng khổng lồ tới được nhiệt độ 'nóng' đó. Hẳn là nhiều hơn một siêu tân tinh như vậy phát nổ trong quá khứ'.


Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra rằng tia X khuếch tán có thể được tạo ra từ ngay bên trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, và từ đó, giả thuyết về gió Mặt Trời ra đời.




Các nhà khoa học hiện tại vẫn bó tay với nguồn gốc của những tia X do DXL phát hiện ra.

Khi gió Mặt Trời tương tác với khí gas trung lập có trong vũ trụ, chúng sẽ thu thập những eletron từ những hạt trung lập ấy. Và một khi những hạt electron đạt được trạng thái cố định, chúng sẽ mất đi năng lượng và đó là nguồn gốc của tia X được phát ra.


Nhờ có sứ mệnh DXL, chúng ta biết rằng cả hai hiện tượng này đều là nguyên nhân sinh ra tia X trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.


Điều này sẽ cho chúng ta biết thêm chút ít về Local Hot Bubble, quả bong bóng khổng lồ mà ta vẫn còn có quá ít thông tin về nó.
'Ta sẽ hiểu hơn được về cấu trúc bao quanh Hệ Mặt Trời của chúng ta', nhà nghiên cứu Uprety nói.


Nhưng về những tia X mạnh hơn mà DXL phát hiện được ra thì các nhà khoa học vẫn đang bó tay về nguồn gốc của chúng. Khi mà lượng năng lượng của những tia X này quá lớn để có thể đến từ gió Mặt Trời hay Local Hot Bubble.


Đừng vội lo lắng, khi mà tháng 12 vừa rồi, các nhà khoa học đã đưa DXL-2 lên quỹ đạo và khi đội ngũ nghiên cứu bắt tay vào phân tích những thông tin mới, họ sẽ giải quyết nốt bí ẩn còn sót lại này.


Mong muốn hiện tại là DXL-2 lại tóm được thêm những tia X kì lạ mới, để chúng ta có cơ hội hiểu thêm về vũ trụ rộng lớn sâu thẳm kia.


Cập nhật: 28/09/2016
Theo Trí Thức Trẻ

TIN LIÊN QUAN

NASA ghi được hình tàu ngoài hành tinh hút năng lượng Mặt trời?

Những người đam mê nghiên cứu về người ngoài hành tinh khẳng định vật thể lạ trong các hình ảnh được NASA ghi lại là tàu vũ trụ tới từ thế giới khác, tiếp cận và hút năng lượng Mặt trời.

NASA kết nối được với tàu vũ trụ đã mất tín hiệu 2 năm trước

Năm 2014, NASA đã mất liên lạc với một con tàu vũ trụ. Tưởng như nó vĩnh viễn biến mất, bỗng nhiên vào tối chủ nhật (21/8) vừa qua, NASA đã bắt được tín hiệu của nó.

Phát hiện bất ngờ: Sao Diêm Vương có khả năng phát ra tia X

Một nhóm các nhà nghiên cứu dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn Chandra của NASA đã phát hiện ra ánh sáng tia X đến từ sao Diêm Vương (Pluto).

NASA thử nghiệm hệ thống động cơ proton mới cho tàu vũ trụ

Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đây là hệ thống động cơ hứa hẹn có thể đưa tàu không gian ra ngoài hệ Mặt Trời với tốc độ cao hơn hiện nay rất nhiều.

NASA đã phóng vệ tinh nghiên cứu thiên thạch có thể hủy diệt Trái Đất

Tàu vũ trụ Orisis-Rex sẽ thu thập mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu và mang trở về Trái Đất để nghiên cứu về thiên thạch có nguy cơ hủy diệt Trái Đất này.

NASA phát hiện thêm hơn 100 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời

Ngày 18/7, một nhóm các nhà khoa học quốc tế thông báo đã phát hiện thêm 104 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt ​Trời, trong đó có 4 hành tinh có thể có bề mặt giống Trái Đất.

Tàu săn hành tinh giống Trái Đất của NASA sẽ tìm kiếm ở các vùng lân cận

Trong khi cuộc tìm kiếm các ngoại hành tinh xa xôi đang nóng lên từng ngày, vệ tinh mới của NASA sẽ chọn hướng đi riêng: tìm kiếm những ngoại hành tinh ở gần chúng ta.

NASA hoàn tất dự án mô phỏng sứ mệnh đưa người tới Sao Hỏa

Một nhóm sáu nhà khoa học quốc tế đã hoàn thành chương trình mô phỏng sứ mệnh tới Sao Hỏa sau một năm sống trong tình trạng hoàn toàn cô lập tại đảo Hawaii.

THỦ THUẬT HAY

Cách dùng tính năng Không làm phiền khi lái xe trên iOS 11

Trên iOS 11 có tính năng mới Do Not Disturb While Driving, không làm phiền khi người dùng đang lái xe để chặn mọi thông báo đến.

Cách đổi hình nền trái tim trên Zalo

Hình nền trái tim là một trong những Avatar được sử dụng nhiều nhất. Nếu bạn đang yêu, đã yêu thì việc để hình nền trái tim trên Zalo là một thủ thuật hay. Nhất là khi đang muốn tỏ tình với một cô bạn trên Zalo, thì

Cách cài nhạc chuông mặc định trên iPhone X cho mọi máy

iPhone X vẫn còn đang sốt sùng sục với ngày bán ra đầu tiên thì mới đây, trên mạng đã xuất hiện bản nhạc chuông mặc định của iPhone X. Ngay bây...

Hướng dẫn thay đổi mk Garena dễ dàng, nhanh chóng, thành công trong ‘phút mốt’

Garena là một phần mềm hỗ trợ chơi và livestream nhiều tựa game đặc sắc như Đột kích, Warface, Dota… và đặc biệt là Liên Quân. Việc thay đổi mật khẩu Garena thường xuyên là rất quan trọng để bảo vệ tài khoản của bạn

AVG AntiVirus FREE hay Avira Free Antivirus là công cụ bảo mật tốt hơn?

Thực tế, cả hai đều có bộ tính năng tương tự nhau. Gần đây, Avira đã nằm trong top phần mềm diệt virus số 1 qua nhiều bài kiểm tra, nhất là về lĩnh vực phát hiện virus và số lượng lỗi thấp.Mặt khác, Avira linh hoạt hơn

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Sony A9 và Sony A7R Mark II

Sức mạnh của A7R Mark II cách đây 2 năm đã được tái hiện và nâng cấp vượt trội hơn khá nhiều với một siêu phẩm mới: máy ảnh Sony A9. Không còn ở phân khúc cao cấp như đàn anh, A9 được xem là bước lột xác của dòng

Đánh giá loa Bluetooth Tronsmart T6 Pro: Thiết kế đẹp, chống nước tốt, chơi nhạc hay, công suất khủng

Tronsmart T6 Pro là một chiếc loa di động sở hữu thiết kế ấn tượng, công suất chơi nhạc khủng, rất nhiều tính năng, các cổng kết nối đầy đủ, pin 'trâu' có cả khả năng sạc ngược cho thiết bị khác và âm thanh sôi động

Đánh giá smartphone phân khúc tầm trung Sharp Aquos S2

Tương tự các sản phẩm xuất hiện trong giai đoạn nửa cuối 2017, Aquos S2 cũng sở hữu màn hình với tỉ lệ 18:9, đồng thời diện tích hiển thị ở mặt trước được tối ưu ở mức lên đến 87,5%.