Theo đó, YouTube cho biết, họ “khuyên người dùng không nên đăng tải các video có chứa nội dung cho rằng việc tiêm vaccine sẽ gây ra các tác dụng phụ mãn tính (ngoài những tác dụng phụ mà cơ quan y tế đã thừa nhận); các nội dung nói rằng vaccine không làm giảm mức độ lây nhiễm bệnh; hoặc video có nội dung không chính xác về thành phần vaccine”.
Tất nhiên, vẫn có một số nội dung được đưa vào danh sách trường hợp ngoài lệ. YouTube 'sẽ tiếp tục cho phép đăng tải video chứa nội dung về các chính sách tiêm ngừa vaccine, các thử nghiệm vaccine mới, cũng như các nội dung liên quan đến thành công hay thất bại mà vaccine từng có'. Người dùng cũng có thể chia sẻ các buổi thảo luận khoa học về vaccine và lời chứng thực cá nhân về trải nghiệm của họ, miễn là người dùng không có tiền sử quảng bá hay đăng tải thông tin sai lệch về vaccine, và tất nhiên video của họ phải tuân thủ các quy tắc khác của YouTube.
YouTube, Facebook và Twitter đã gỡ bỏ và ngăn cấm người dùng đăng tải các thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 ngay trong thời gian đầu khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm 2020. Trong đó, YouTube đã xóa hơn 130.000 video vi phạm quy tắc liên quan đến vaccine COVID-19, cùng với tổng cộng hơn một triệu video có chứa thông tin sai lệch về virus corona.
Theo Engadget
videoyoutubecông nghệvaccinecoronathông tin sai lệchcovid-19vaccine covid-19