Hawker Chan hay tên trước kia là Liao Fan Hong Kong Soya Sauce Chicken & Noodles, chỉ là quầy hàng nhỏ trong một khu phức hợp Chinatown ở Singapore, với lượng khách chủ yếu vẫn là người dân địa phương và một số ít du khách. Tuy nhiên kể từ năm 2016, sau khi vô tình xuất hiện trong danh sách nhà hàng xếp hạng 1 sao Michelin, quán ăn bỗng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Có thể nói chính ngôi sao Michelin đã thay đổi cả sự nghiệp của quán. Từ một quầy hàng khiêm tốn, Hawker Chan đã trở thành một biểu tượng thành công của văn hoá hàng rong tại khu này. Đến mức thương hiệu Hawker Chan được nhượng quyền ở nhiều nơi trên thế giới như Thái Lan, Philippines,…
Theo đó, sao của Michelin được phân theo thang điểm từ 1-3:
- 1 sao Michelin: nhà hàng tốt so với mặt bằng chung, đáng để dừng chân ghé lại
- 2 sao Michelin: nhà hàng có chất lượng xuất sắc, đáng để bạn thay đổi hành trình để ghé đến
- 3 sao Michelin: Chất lượng ẩm thực tuyệt vời và độc quyền. Không chỉ là một nơi để ghé đến trên đường, nhà hàng đáng để bạn đi một chặn đường xa để đến ăn.
Nhiều người cũng đồng tính với quyết định này của Michelin vì họ cho rằng chất lượng món ăn đã giảm xuống sau khi nhiều cơ sở mới của Hawker Chan xuất hiện. CHuyên gia ẩm thực người Singapore - KF Seetoh cho rằng: “Tôi nghĩ Michelin đã làm đúng khi cố gắng bảo vệ chất lượng cho ngôi sao danh giá của mình. Với sức mạnh của mình, Michelin nên theo sát sức mạnh cốt lõi của họ và dùng sự ảnh hưởng đang có để giúp đỡ những nhà hàng, quán ăn trong thời điểm này.'
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch của Singapore cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh khi mà biên giới bị đóng cửa, cùng với đó là các biện pháp hạn chế sự lây lan dịch bệnh của địa phương đã làm ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống khốn đốn vô cùng. Thế nhưng với tỷ lệ tiêm chủng cao, Singapore đang đến gần hơn với tương lai “bình thường mới” sống an toàn với COVID-19.
Thật ra, Hawker Chan không phải là nhà hàng đầu tiên bị tước đi sao Michelin. Trước đó, đầu bếp người Pháp Marc Veyrat cũng đã từng đâm đơn kiện Michelin vào năm 2019 vì đã hạ sao nhà hàng của ông từ 3 sao xuống 2 sao. Veyrat yêu cầu Michelin minh bạch các tiêu chí đánh giá hơn và công khai đội thanh tra của họ.
Sao Michelin có thể vừa được xem là một giải thưởng vừa là một áp lực mà các đầu bếp phải đối mặt. Nhiều người đã tâm sự đôi khi họ muốn trả lại ngôi sao ấy vì cảm thấy quá áp lực và phiền phức, họ cho rằng khách hàng đến đây chỉ vì ngôi sao chứ chẳng phải vì món ăn của họ. Một đầu bếp ở Hàn Quốc đã phàn nàn về việc nhà hàng của ông có mặt trong danh sách sao Michelin, “Tôi đã đệ đơn khiếu nại lên công ty này. Michelin giống như một bóng ma, bạn không thể liên lạc trực tiếp mà chỉ có thể gửi qua mail.”
Trong suốt nhiều năm, Michelin cũng đã hứng chịu nhiều chỉ trích vì nhiều người cho rằng Michelin thường ưu ái cho các nhà hàng Pháp, khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ mà bỏ qua phần còn lại của thế giới. Để khắc phục điều này, Michelin đã tạo ra một danh mục mới Bib Gourmand trong quyển cẩm nang vào năm 1997. Họ đã phát hành hướng dẫn nhà hàng riêng dành cho khu vực Tokyo vào năm 2007, và Hong Kong Ma Cau vào năm 2009. Các nhà phê bình đánh giá đã dần thích ứng với sự thay đổi văn hoá bằng cách trao tặng sao cho những quầy hàng đường phố ở Châu Á thay vì chỉ tập trung vào những nhà hàng sang trọng như trước đây.
Nếu quan tâm về sao Michelin và về lịch sử của ngôi sao danh giá trong ẩm thực, anh em có thể xem thêm bài Sao Michelin là gì? Một thương hiệu lốp xe có liên quan gì đến ẩm thực?
Theo CNN
singaporedanh hiệumichelinsao michelinhawker chantước mất sao