Đây là lý do tại sao Richard Feynman nói: "Khoa học và tôn giáo có thể cùng tồn tại"

Phải chăng khoa học và tôn giáo sẽ không bao giờ tìm được tiếng nói chung khi mà một bên luôn tìm bằng chứng mắt thấy tai nghe còn một bên thì giữ vững niềm tin tuyệt đối về Đấng siêu nhiên? Liệu một nhà khoa học có phải đối mặt với những 'đấu tranh tư tưởng' như thế hay không? Có vẻ như họ đã dùng đầu óc thông minh tuyệt vời mà Đấng tạo hóa ban tặng để giải quyết vấn đề này bằng một cách đơn giản: Sự không chắc chắn!. Dưới đây là cách mà Richard Feynman, Albert Einstein và Carl Sagan suy nghĩ về vấn đề trên.


Richard Phillips Feynman (1918-1988) là nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái từng được nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 1965. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là từng tham gia dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử, đóng góp cho sự phát triển của vật lý hạt, lý thuyết dây,... Vào ngày 2/5/1956, Feynman đã có một cuộc nói chuyện tại nơi ông đang làm việc là Viện khoa học công nghệ California (Caltech). Chủ đề của buổi nói chuyện đó xoay quanh mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.




Richard Phillips Feynman (1918-1988).

Ông mở đầu câu chuyện bằng ví dụ: 'Một chàng trai trẻ, lớn lên trong một gia đình có truyền thống tôn giáo, sau đó học khoa học và kết quả là anh ta trở nên hoài nghi và có thể sau đó là không còn tin về một Đấng Chúa Trời nữa. Hiện đây không phải là một ví dụ đơn lẻ mà nó luôn xảy ra nhiều lần ở thời đại này. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể, nhưng tôi tin rằng nhiều nhà khoa học, thậm chí là hơn một nửa, đã bị mất niềm tin vào Chúa Trời. Và thật ra thì họ không tin vào Chúa Trời trong cách suy nghĩ ý thức thông thường'.


Câu chuyện của Feynman đã gợi lên 2 câu hỏi quan trọng: Phải chăng tất cả các nhà khoa học đều sẽ trở thành người vô thần? Và câu trả lời của họ là: không hề có sự tuyệt đối như vậy hoặc chí ít thì không có số liệu thống kê chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn là cho tới hiện tại, đã có rất nhiều các tên tuổi đưa kiến thức của nhân loại........ rất xa nhưng làm thế nào mà khoa học và Đức tin có thể cùng tồn tại? Theo Feynman, câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở những giới hạn được công nhận là vĩnh viễn của khoa học.


Feynman chia sẻ: 'Tôi không tin rằng khoa học có thể bác bỏ sự tồn tại của Thiên Chúa và tôi nghĩa rằng điều đó là bất khả thi. Và nếu điều đó là bất khả thi, nghĩa là không có đồng thời niềm tin vào khoa học và Chúa Trời (một Thiên Chúa theo cách hiểu của tôn giáo) liệu có phù hợp hay không? Vâng, điều đó hoàn toàn phù hợp. Mặc dù tôi đã nói rằng có hơn 1 nửa các nhà khoa học không tin có Chúa, nhưng nhiều nhà khoa học khác vẫn đặt niềm tin vào cả 2 trong một sự phù hợp đến mức hoàn hảo'.


Và không chỉ mình Feynman mà nhiều bộ óc thiên tài khác như: Albert Einstein hay Carl Sagan đều tìm được tiếng nói chung giữa tôn giáo và khoa học. Trong khi mọi bằng chứng đều bị thiếu và các bằng chứng cụ thể thì không thể có được, nên các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận Chúa Trời tồn tại và đồng thời, họ cũng không thể khẳng định rằng Chúa Trời không tồn tại. Nhưng thế thì làm sao họ có thể đặt niềm tin vào khoa học lẫn Thiên Chúa? Một lần nữa, Feynman quay trở lại thí dụ của chàng thanh niên trẻ:


'Sau đó, điều xảy ra với chàng trai khoa học trẻ tuổi chính là anh bắt đầu hoài nghi mọi thứ bởi anh không thể nào tìm được câu trả lời dưới dạng chân lý tuyệt đối. Vì vậy câu hỏi có thể sẽ thay đổi từ 'Có Chúa hay không?' thành 'Làm thế nào để chắc chắn rằng có Thiên Chúa?'. Đây không chỉ dừng lại ở khía cạnh câu chữ mà đây là một sự thay đổi tinh tế đại diện cho một lối rẽ giữa khoa học và tôn giáo'.




Sự thiếu hiểu biết được các nhà khoa học thừa nhận là cách quan trọng giúp họ vừa đặt niềm tin vào Thiên Chúa, vừa đảm bảo công việc khoa học.

Nói cách khác, đây chính là cách mà các nhà khoa học đã tìm được tiếng nói chung giữa công việc của họ và Đức tin tôn giáo. Cách làm ở đây chính là sự không chắc chắn, hay chính xác hơn chính là sự thiếu hiểu biết được các nhà khoa học thừa nhận là cách quan trọng giúp họ vừa đặt niềm tin vào Thiên Chúa, vừa đảm bảo công việc khoa học của họ. Feynman cho rằng: 'Nếu họ kiên định với niềm tin vào khoa học, tôi nghĩ rằng họ sẽ tự nói với bản thân rằng: 'tôi gần như chắc chắn rằng có Chúa. Sự nghi ngờ là rất nhỏ'. Câu nói này hoàn toàn khác với câu 'Tôi biết rằng có Chúa'. Tôi không tin rằng có một nhà khoa học nào có được quan điểm giống như một con chiên tuyệt đối tin vào Chúa có được'.


Và cuối cùng, không chỉ thừa nhận sự không chắc chắn là nền tảng phân chia tôn giáo và khoa học mà các nhà khoa học còn tin rằng điều này còn có thể được áp dụng trong rất nhiều tình huống mâu thuẫn gần như vĩnh viễn trong cuộc sống hàng ngày. Feynman kết luận: 'Tôi nghĩ rằng khi chúng ta biết được rằng đang sống trong một thế giới của sự không chắc chắn, sau đó chúng ta thừa nhận nó, thì một việc nhận ra rằng không thể nào biết được câu trả lời cho những câu hỏi khác nhau chính là một điều tuyệt vời'.


Cập nhật: 23/09/2016
Theo Tinh Tế

TIN LIÊN QUAN

Bộ nhớ nguyên tử lưu tất cả sách trên thế giới trong một con tem

Các nhà khoa học Hà Lan đã phát triển một thế hệ bộ nhớ mới, có thể lưu giữ thông tin tại các vị trí nguyên tử Clo riêng biệt trên một mặt đế bằng đồng.

Bí ẩn mối liên hệ giữa học thuyết của Albert Einstein với ma quỷ

Nếu đi sâu hơn vào phân tích và suy luận thêm từ học thuyết của Einstein, chúng ta sẽ có được những lí giải thuyết phục về hồn ma.

Lời trăn trối cuối cùng của những người nổi tiếng trong lịch sử thế giới

Bạn nghĩ: lời trăn trối cuối cùng của những bậc vĩ nhân sẽ nói về những vấn đề to tát, lớn lao và đầy ý nghĩa. Nhưng sự thật là: không ít lời trăn trối của họ không những tối nghĩa mà còn 'vô thưởng vô phạt'.

Marie Curie và gia đình đạt 5 giải Nobel

Vợ chồng Marie Curie và các con đã giành tất cả 5 giải Nobel ở 3 lĩnh vực khác nhau tuy nhiên đam mê khoa học cũng dẫn dắt mẹ con nhà Curie đến cùng một căn bệnh.

Góc nhìn khoa học về tốc độ lan truyền của những trào lưu như PPAP "Bút dứa - táo bút"

Thuyết Memetics của nhà sinh vật học Richard Dawkins sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hóa của Internet, nơi những thứ... nhảm nhí như trào lưu PPAP (Bút dứa - táo bút) được lan truyền mỗi ngày.

Tác hại của thuyết tiến hóa: Vai trò của học thuyết Darwin trong hệ giáo dục của Đức Quốc xã

Chúng ta đã biết Lord Kelvin coi học thuyết Darwin chỉ là một giả thuyết thay vì một lý thuyết thực sự. Dưới ánh sáng của khoa học lịch sử hiện đại, chúng ta có thể nhận định mạnh hơn rằng học thuyết Darwin chỉ là một hệ tư tưởng ngụy khoa học, có

THỦ THUẬT HAY

Mang hệ thống âm thanh vòm lên các smartphone Android

Công nghệ hệ thống âm thanh vòm Dolby Atmos được phát triển và trang bị cho một vài thiết bị di động trên thị trường. Công nghệ này giúp trải nghiệm âm thanh của người dùng được tốt hơn nhiều so với các smartphone

Hướng dẫn sửa lỗi tivi Sony không vào được YouTube 2018

Tivi Sony của bạn có thể hiển thị thông báo lỗi (Lỗi 400) trên màn hình khi xem YouTube, Phát sóng trực tiếp qua kênh ăng-ten/cáp/vệ tinh hoặc thông qua thiết bị HDMI đã kết nối. Ngoài ra, ứng dụng YouTube của bạn có

Khám phá những phần mềm miễn phí hay

Để tận dụng được tối đa hiệu năng của máy tính, bạn cần dùng các phần mềm. Việc sở hữu nhiều phần mềm có thể khiến bạn viêm màng túi, nhưng không cần lo lắng vì hiện nay có rất nhiều phần mềm miễn phí. Các chương trình

Thẻ từ ATM sẽ không dùng được sau 31/12/2021. Làm thế nào để chuyển sang thẻ ATM gắn chip?

Gần đây nhiều ngân hàng đã thông báo về việc ngừng sử dụng thẻ từ ATM sau ngày 31/12/2021, thay vào đó sẽ sử dụng thẻ chip.

Hướng dẫn get link Fshare, Tenlua, 4share, sharevnn bằng LinkSVIP

Fshare là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với nền tảng công nghệ điện toán đám mây miễn phí và an toàn cho người dùng có thể lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với khách hàng, bạn

ĐÁNH GIÁ NHANH

[CES18] Trên tay Thinkpad X1 Yoga thế hệ 3, màu bạc, cấu hình mới, hỗ trợ sạc nhanh và không còn màn hình OLED

X1 Carbon thì vẫn thiết kế cũ chỉ thay ruột, riêng dòng X1 Yoga và X1 Tablet có nhiều điểm mới hơn mà mình muốn giới thiệu đến anh em. Dưới đây là chiếc Thinkpad X1 Yoga thế hệ 3, màu bạc, cấu hình mới, hỗ trợ sạc

Đây là những gì bạn có thể vọc với chiếc smartwatch DT No.1 D7 sau khi mở hộp

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát nhất về chiếc smartwatch DT NO.1 D7. Chiếc smartwatch này được đánh giá có thời lượng pin khủng so với các sản phẩm có trên thị trường. Thông số kỹ thuật CPU: 2 nhân.

Đánh giá tai nghe Harman Kardon SOHO: tinh tế và giàu kinh nghiệm

Harman Kardon bán kèm một hộp đựng bằng nhựa cứng khá đẹp và chắc chắn. Ban đầu tôi cũng...