Khoai tây là loại cây trồng lấy củ phổ biến nhất trên thế giới và loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - chỉ xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Thật ngạc nhiên khi gạo - thứ di sản của đồng bào các dân tộc châu Á lại không có trong top 4 này.
Tên là khoai tây liệu có phải là khoai của người Tây?
Không biết tên gọi củ khoai Tây bắt nguồn từ khi nào nhưng đúng là củ khoai tây có nguồn gốc từ 'bên Tây'. Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy củ khoai tây chỉ có một nguồn gốc duy nhất là từ khu vực miền Nam Peru.
Củ khoai tây chỉ có một nguồn gốc duy nhất là từ khu vực miền Nam Peru.
Điều này đã làm đảo lộn các giả thuyết trước đây cho rằng loại cây này được trồng đầu tiên ở Argentina hoặc Bolivia. Sau khi phân tích mẫi ADN của 261 giống khoai tây dại và 98 giống khoai tây được con người trồng, các nhà khoa học Mỹ và Anh đã kết luận rằng các giống khoai tây đều có nguồn gốc từ một loài khoai tây được trồng ở miền Nam Peru từ khoảng 7.000 đến 10.000 năm trước.
Kể từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, tiếp theo là Ấn Độ. Riêng sản lượng khoai tây sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu. Điều đó khiến không ít người hiểu lầm nguồn gốc khoai tây bắt nguồn từ Trung Quốc.
Tuy đứng đầu về sản xuất khoai tây, nhưng trong số 95 triệu tấn sản lượng hàng năm thì có đến hơn một nửa dùng để xuất khẩu hoặc làm thức ăn cho gia súc. Người Trung Quốc ít ăn khoai tây. Loại thực phẩm này còn bị cho là chỉ dành cho tầng lớp đói nghèo.
Hình ảnh khoai tây được bày bán tại một gian chợ ở Cusco, Peru.
Hiện nay trên đất nước Peru có đến 3.000 loại khoai tây khác nhau. Khoai tây ở Peru không chỉ có màu vàng đất và hình tròn như ở Việt Nam mà phân hoá đa dạng. Đặc biệt, khoai tây màu tím ở Peru không những có vị hạt dẻ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khoẻ.
Món Ceviche đặc sản của Peru cũng được làm từ khoai tây nghiền. Khoai tây ở Peru được dùng theo từng loại món ăn khác nhau.
Món Ceviche khoai tây.
Cuộc chiến khoai tây
Trên thế giới đã từng những cuộc xung đột giữa Chile và Peru chỉ vì củ khoai tây. Mọi sự bắt nguồn từ những nghiên cứu của các vị giáo sư và học giả về vấn đề khoai tây là di sản của nước nào. Căng thẳng đến nỗi, Quốc hội Peru đã phải thông qua một đạo luật bảo vệ cây khoai tây năm 2005. Ngay năm sau, quốc gia này cũng đã đăng ký bản quyền quốc tế khoai tây là sản phẩm của Peru. Hiện nay, trung tâm khoai tây quốc tế có trụ sở tại Lima, Peru, là nơi nắm giữ một bộ sưu tập tiêu chuẩn ISO giống khoai tây trên toàn thế giới.
Cập nhật: 23/09/2016
Theo Trí Thức Trẻ