Thịt lợn Trung Quốc là nguyên nhân khiến nhiều người chết vì nhờn thuốc kháng sinh

Có lẽ không phải việc lạm dụng kháng sinh của người tiêu dùng toàn cầu là nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng thuốc của virus hiện nay mà chính việc lạm dụng kháng sinh của lợn Trung Quốc mới là lý do gây nên cuộc khủng hoảng trên.


Kháng sinh: thực phẩm 'bổ dưỡng' cho lợn Trung Quốc


Kháng sinh là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 20 giúp ích trong việc điều trị bệnh tật cho con người. Tuy nhiên, giờ đây người Trung Quốc đã tìm ra các khách hàng tiềm năng mới cho dòng sản phẩm này: lợn.


Trung Quốc là nước tiêu thụ khoảng 50% sản lượng thịt heo trên toàn cầu và một nửa lượng kháng sinh trên toàn thế giới. Đặc biệt hơn, hơn 1/2 số kháng sinh này được dùng cho chăn nuôi. Như vậy, khoảng 1/4 lượng kháng sinh toàn thế giới sẽ được dùng cho gia súc - chủ yếu là lợn Trung Quốc.


Việc Trung Quốc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi khiến nhiều chuyên gia lo ngại về nguy cơ sản sinh những siêu virus, có khả năng kháng thuốc kháng sinh hiện tại và tạo nên cuộc khủng hoảng mới trong ngành y tế toàn cầu.




Khoảng 1/4 lượng kháng sinh toàn thế giới sẽ được dùng cho gia súc - chủ yếu là lợn Trung Quốc.

Thuốc kháng sinh đã được cho vào thức ăn gia súc để ngăn ngừa bệnh tật cũng như thúc đẩy tăng trưởng tại hàng chục quốc gia có ngành công nghiệp chăn nuôi phát triển trong nhiều thập kỷ.


Tuy nhiên, giáo sư Ying Guang-Guo của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) cho rằng người dân nước này thường cho quá nhiều các hỗn hợp kháng sinh khác nhau với số lượng lớn.


Nghiên cứu năm 2013 cho thấy hàng năm lợn Trung Quốc tiêu thụ khoảng 19.600 tấn thuốc kháng sinh. Một con lợn Trung Quốc trưởng thành đào thải khoảng 175ml gram kháng sinh mỗi ngày sau khi đã hấp thụ từ đường ăn uống.


Hàng năm, khoảng 2.460 tấn kháng sinh cho lợn được bán và những chất thải chứa kháng sinh của loài này lại được dùng cho bón rau hoặc ngấm xuống nguồn nước, ô nhiễm nguồn đất đai. Một số cuộc khảo sát năm 2013 và 2016 cho thấy hàm lượng kháng sinh vượt chuẩn cho phép trong các nguồn nước uống ở Thượng Hải, Trung Quốc.




Một con lợn Trung Quốc trưởng thành đào thải khoảng 175ml gram kháng sinh mỗi ngày, theo nghiên cứu năm 2013.

Tình trạng này tại Trung Quốc đã tạo nên môi trường tuyệt hảo để các vi rút phát triển, đào thải và kháng lại thuốc. Nguy hiểm hơn, những con virus kháng thuốc này có thể lan ra toàn thế giới thông qua đường nước, không khí, thịt lợn hoặc qua ký chủ con người.


Mạng người không là vấn đề, lợi nhuận là trên hết


Anh Shen Jian Ping, một chủ trang trại lợn sạch ở thị trấn Đồng Hương, gần thành phố Thượng Hải, Trung Quốc cho biết mình từng cung cấp thức ăn cho các trang trại lợn cách đây 5 năm và thực sự lo lắng về chất lượng thức ăn cho lợn.


Hiện rất nhiều trang trại lợn Trung Quốc sử dụng Colistin, một chất kháng sinh đã bị giới y khoa ngừng sử dụng vào thập niên 50 bởi chúng phá hủy thận người. Dù bị giới y học cấm sử dụng nhưng các trang trại lợn và gia cầm tại Châu Âu, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ vẫn tiếp tục sử dụng.


Do việc sử dụng tràn lan Colistin, giới y học Trung Quốc đang phải sử dụng đến những dòng kháng sinh cuối cùng khi các virus dần kháng thuốc. Vào tháng 11/2015, giới khoa học phát hiện mẫu vius mcr-1 có thể kháng Colistin tồn tại trong bệnh nhân, thực phẩm và môi trường sống của ít nhất 20 quốc gia trên thế giới. Có 4 bệnh nhân hiện đã được xác định lây loại virus này tại Mỹ vào tháng 8 năm nay.



Thịt lợn Trung Quốc là nguyên nhân khiến nhiều người chết vì nhờn thuốc kháng sinh

Dù Colistin độc hại như vậy nhưng người nuôi lợn Trung Quốc chả quan tâm.

Số liệu của trung tâm nghiên cứu y khoa QY có trụ sở tại Bắc Kinh cho thấy thế giới đã tiêu thụ khoảng 11.942 tấn Colistin với tổng giá trị 187,2 triệu USD năm 2014. Trong số 10 cơ sở sản xuất Colistin nhiều nhất thế giới, Trung Quốc chiếm 8 cơ sở.


Dù Colistin độc hại như vậy nhưng người nuôi lợn Trung Quốc chả quan tâm. Với họ, lợi nhuận đáng giá hơn mạng người.


Trong khi nhiều nước đã hạn chế hoặc thậm chí ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thì những nước như Trung Quốc vẫn chưa hề có luật định hay chế tài nào về lĩnh vực này. Hà Lan và Bỉ đã hạn chế dùng kháng sinh chăn nuôi trong nhiều năm, thậm chí Đan Mạch đã cấm dùng kháng sinh cho lợn vào năm 1999.


1 triệu người Trung Quốc sẽ chết vì kháng sinh chăn nuôi




Trung Quốc quá lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn.

Một nghiên cứu mới đây tại tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc phát hiện dòng siêu vi khuẩn E.Coli kháng thuốc (ESBL) tại hơn một nửa số lợn chăn nuôi và 1/5 số nông dân làm trong các trang trại.


Phân tích của một nhóm các nhà kinh tế, dẫn đầu bởi chuyên gia người Anh Jim O'Neil cũng cho thấy các siêu vi khuẩn kháng thuốc sẽ khiến khoảng 1 triệu người Trung Quốc thiệt mạng vào năm 2050 cũng như khiến nước này mất 20 triệu USD GDP nếu không có các biện pháp đối phó thích hợp.


Trong khi đó, ngân hàng World Bank cho biết tình trạng kháng thuốc của các siêu vi rút sẽ khiến tăng trường GDP toàn cầu giảm khoảng 1,1-3,8% vào năm 2050. Chi phí cho y tế sẽ tốn thêm khoảng 1 nghìn tỷ USD còn sản lượng thịt sẽ giảm 2,6-7,5% hàng năm.


Những cuộc khảo sát mới đây nhất tại thành phố Thượng Hải, khu vực Giang Tô và Chiết Giang, Trung Quốc với các em nhỏ tiểu học đã phát hiện 21 loại kháng sinh trong nước tiểu của các em, dù nhiều em nhỏ không sử dụng kháng sinh trong nhiều năm.




Sự lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi ở Trung Quốc và nhiều nước là nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, môi trường.

Tạp chí Khoa học Công nghệ & Môi trường (EST) năm ngoái đã công bố nghiên cứu cho ruằng chính sự lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi ở Trung Quốc và nhiều nước là nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, môi trường. Qua đó làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh viêm ruột, hen suyễn, béo phì và ung thư trong người dân.


Nguời dân Trung Quốc ngày nay cũng nhận ra được vấn đề khi ngày càng chuộn thực phẩm sạch hơn so với các loại thức ăn thông thường. Hiện mỗi kg thịt lợn sạc tại Trung Quốc được bán với giá 70 Nhân dân tệ (4,77 USD/pound), cao gấp đôi so với thịt lợn thường nhưng nhu cầu vẫn ngày một tăng cao.


'Trước đây, chả có ai chịu bỏ ngần ấy tiền để mua thịt lợn cả. Giờ đây, mọi thứ đã khác khi sức khỏe trẻ em đang bị đe dọa bởi thịt lợn bẩn và các bậc phụ huynh ngày càng coi trọng vấn đề kháng sinh chăn nuôi nhiều hơn', anh Shen Jian Ping, chủ một trang trại thịt lợn sạch ở Trung Quốc nói.


Cập nhật: 22/09/2016
Theo Trí Thức Trẻ

TIN LIÊN QUAN

Vi khuẩn kháng được tới hai loại kháng sinh dự phòng đã được tìm thấy tại Mỹ

Kháng sinh colistin và carbapenem là phòng tuyến cuối cùng của con người, nhưng có lẽ không còn lâu nữa.

Thuốc kháng sinh là gì và phân loại thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là những hợp chất hóa học – không kể nguồn gốc – có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Với liều điều trị, kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

Siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh vừa giết chết 1 phụ nữ ở Hoa Kỳ

Tháng 9 năm ngoái, một phụ nữ ở Nevada (Mỹ) đã qua đời do nhiễm một loại vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh hiện hành.

Thuốc kháng sinh để được trong bao lâu?

Sử dụng thuốc thừa từ gia đình, bạn bè hay bất kỳ ai là một điều không nên.

Dù có ăn chay trường, bạn vẫn đang khiến vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc

Nhìn vào thực tế của ngành chăn nuôi lạm dụng kháng sinh của chúng ta hiện nay, chúng ta biết rằng đó là một nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình vi khuẩn đột biến và trở nên kháng thuốc.

Từ sữa của “quỷ Tasmania” đến siêu kháng sinh

Các nhà khoa học đã khám phá ra cả một lượng lớn các hợp chất kháng khuẩn cực mạnh có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm hiện nay trong đó có cả tụ cầu vàng – vi khuẩn nguy hiểm trên da.

Suốt 20 năm quản lý kháng sinh chúng ta vẫn thất bại trước siêu vi khuẩn

Kháng kháng sinh là một vấn đề không thể được giải quyết bởi các bác sĩ hay bệnh viện đơn lẻ.

9 "kháng sinh" tự nhiên tốt hơn thuốc có sẵn trong bếp

Nếu bạn được cho uống thuốc kháng sinh, điều đó có nghĩa bạn cần chống lại sự nhiễm trùng. Theo các chuyên gia, thực tế một số loại thực phẩm và thảo dược có thể đóng vai trò như những chất kháng sinh tự nhiên.

THỦ THUẬT HAY

Hưỡng dẫn gỡ bỏ Tìm kiếm mặc định không mong muốn trên Google Chrome

Bạn không am hiểu về máy tính và bạn khá khó chịu khi bị cài phần mềm không mong muốn như Laban, Govome, Trovi ...vào trình duyệt tìm kiếm trên Google Chrome. Bài viết sau đây sẽ hưỡng dẫn bạn đưa trình duyệt tìm kiếm

Cách sử dụng Facebook Messenger trên Opera

Trinh duyệt Opera liên tục cập nhật các tính năng mới cho trình duyệt của mình nhằm tối ưu hóa cũng như lôi kéo người sử dụng Opera nhiều hơn.

Khắc phục bộ phát Wifi khi gặp lỗi

Trong quá trình sử dụng internet, đôi khi bạn gặp phải các vấn đề mất kết nối từ bộ phát wifi vậy có cách nào để khắc phục được vấn đề này. Hãy cùng Trang công nghệ xử lý nhé.

Làm thế nào để xem lại lịch sử thông báo trên Android?

Phải làm sao khi có thông báo nhấp nháy trên smartphone nhưng trước khi có cơ hội đọc nó, bạn đã vô tình xóa (vuốt bỏ) nó đi? Những thông báo đó đã biến mất mãi mãi hay vẫn còn ở đâu đó? Nếu bạn sử dụng thiết bị

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Nokia 2.4: Sử dụng ngôn ngữ thiết kế mới, pin trâu dùng cả ngày, giá chỉ hơn 2 triệu đồng

Sự xuất hiện của Nokia 2.4 mới đây sẽ cho người dùng phổ thông thêm một sự lựa chọn trong giỏ hàng tham khảo. Máy sở hữu ngôn ngữ thiết kế nổi bật, ấn tượng trong mức giá hơn 2 triệu đồng. Vậy hãy cùng trải nghiệm và

Đánh giá chi tiết Nova 3e: Liệu có làm nên kỳ tích như người tiền nhiệm

Trước sự thành công của Nova 2i trên thị trường Việt Nam, liệu rằng người kế nhiệm Nova 3e có làm nên những kỳ tích như người tiền nhiệm kia không? Dưới đây là bài đánh giá chi tiết Nova 3e của mình, mời các bạn cùng

Đánh giá OPPO F7: Đáng lựa chọn trong phân khúc tầm trung

Dẫu không đi theo xu hướng camera sau kép, OPPO F7 vẫn đáp ứng khá tốt cho nhu cầu chụp ảnh thực tế đối với người dùng phổ thông. Máy cũng đi theo trào lưu thiết kế màn hình 'tai thỏ' nhằm tối ưu không gian màn hình,