Thuốc kháng sinh để được trong bao lâu?

Sử dụng thuốc thừa từ gia đình, bạn bè hay bất kỳ ai là một điều không nên.


Một ngày đẹp trời bạn bỗng thấy đau đầu, sổ mũi, viêm họng. Lục lọi mãi trong tủ thuốc bạn tìm được ít thuốc cũ hồi trước bác sĩ kê đơn rồi tự hỏi là: 'Mấy cái thuốc kháng sinh này còn dùng được không nhỉ?' Thế là trong cái giờ phút bệnh tật khốn khổ đó, bạn tặc lưỡi cho qua và cứ thế uống đại đúng không? Vậy bạn không phải là người duy nhất.


Theo tạp chí Consumer Reports, trong một cuộc khảo sát 400 bệnh nhân ở các phòng khám ở Houston (Mỹ), cứ 4 người lại có 1 người nói rằng họ sẽ uống kháng sinh mà không cần sự đồng ý của bác sĩ. Có 5% thừa nhận đã làm vậy trong năm vừa qua.


Theo một nghiên cứu xuất bản ngày 11/7 của trang Antimicrobial Agents và Chemotherapy, 14% trong số những người được hỏi cũng nói rằng họ luôn có sẵn kháng sinh ở nhà. Những người sử dụng kháng sinh mà không có đơn thuốc từ bác sĩ thường kiếm chúng từ các nguồn khác nhau – sót lại từ lần đau ốm trước, từ bạn bè hay gia đình. Một số ít trong đó thậm chí còn dùng thuốc vốn chỉ dùng cho thú nuôi.




Trong hầu hết trường hợp, kháng sinh chẳng có tác dụng gì.

Trong hầu hết trường hợp, kháng sinh chẳng có tác dụng gì. Họ thường dùng chúng để trị cảm lạnh và các triệu chứng về xoang, dù chúng thường tự biến mất mà không cần tới thuốc.


'Các triệu chứng về đường hô hấp như ho, đau họng, sổ mũi thường là do virus gây ra và kháng sinh không có tác dụng với virus', bác sĩ Larissa Grigoyan, một hướng dẫn viên từ khoa Thuốc cho Gia đình và Cộng đồng tại Đại học Dược Baylor, Houston cho hay. Kháng sinh dùng để diệt vi khuẩn, nhưng những loài khác nhau cần phải dùng những loại thuốc khác nhau. Vậy nên kể cả khi bạn bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh thừa cũng chưa chắc đã giúp được bạn.


Bà cũng cảnh báo thêm về thuốc của thú nuôi: 'Phản ứng với thuốc của con người và động vật không giống nhau'. Kháng sinh cho động vật không những không hiệu quả với con người mà thậm chí còn có thể gây hại nữa.


Bà Grigoryan đưa ra những bằng chứng về khẳng định trên. Kháng sinh thường gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy. 'Hiếm gặp hơn, chúng còn gây dị ứng và gây ra thêm nhiều tác dụng phụ khác nữa'. Điển hình là chúng có thể tiêu diệt các vi khuẩn bảo vệ đường ruột, khiến ruột dễ bị tổn thương trước sự tấn công của các vi khuẩn khác, thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến tử vong.


Hơn nữa, lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai cách khiến các siêu vi khuẩn xuất hiện nhiều hơn. Chúng là các chủng vi khuẩn có khả năng kháng lại các loại kháng sinh khác nhau.


Đừng dùng kháng sinh thừa




Đừng cố giữ lại thuốc thừa.

'Việc kháng sinh để được bao lâu thực sự không quan trọng vì – dù có hết hạn hay không – bạn không bao giờ nên lờ bác sĩ đi và tự ý dùng thuốc thừa', đó là lời khuyên của bác sĩ Marvin M. Lipman, cố vấn y khoa trưởng của tờ Consumer Reports. 'Điều này là chính xác dù triệu chứng của bạn có vẻ giống với lần bị bệnh trước'.


Nếu bạn bị ốm nặng và súp gà với ít thuốc đơn giản thôi là chưa đủ, hãy gọi đến nơi hỗ trợ chăm sóc y tế. Nếu thuốc kháng sinh được đảm bảo, hãy uống hết những gì bạn được kê đơn trừ khi nhân viên y tế khuyên bạn dừng lại.


đừng cố giữ lại thuốc thừa. Bỏ hết tất cả các loại kháng sinh không dùng đến đi. Đơn giản nhất là trộn với bùn đất, bã cà phê hay phân mèo rồi bỏ vào bao và vứt đi.


Cập nhật: 06/08/2016
Theo vnreview

TIN LIÊN QUAN

Phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ mà không cần uống kháng sinh

Các chuyên gia của Mỹ phát biểu trên tạp chí Science Translational Medicine rằng họ đã nghiên cứu ra một loại gel nhỏ tai khiến cho việc điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ trở nên đơn giản, hiệu quả và an toàn hơn.

Máy chữa vết thương không cần kháng sinh

Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Trung ương Huế thử nghiệm phương pháp này trên một số bệnh nhân.

Thuốc kháng sinh là gì và phân loại thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là những hợp chất hóa học – không kể nguồn gốc – có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Với liều điều trị, kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

Hiểu lầm thường gặp của người bị viêm xoang

Nhiều người quan điểm sai lầm rằng chỉ mổ mới hết bệnh, cứ nhức đầu là do viêm xoang, điều trị sai dẫn đến mù mắt...

9 "kháng sinh" tự nhiên tốt hơn thuốc có sẵn trong bếp

Nếu bạn được cho uống thuốc kháng sinh, điều đó có nghĩa bạn cần chống lại sự nhiễm trùng. Theo các chuyên gia, thực tế một số loại thực phẩm và thảo dược có thể đóng vai trò như những chất kháng sinh tự nhiên.

Siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh vừa giết chết 1 phụ nữ ở Hoa Kỳ

Tháng 9 năm ngoái, một phụ nữ ở Nevada (Mỹ) đã qua đời do nhiễm một loại vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh hiện hành.

Vi khuẩn kháng được tới hai loại kháng sinh dự phòng đã được tìm thấy tại Mỹ

Kháng sinh colistin và carbapenem là phòng tuyến cuối cùng của con người, nhưng có lẽ không còn lâu nữa.

Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh

Thay vì dùng kháng sinh, người bị cảm cúm có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng các dược liệu thiên nhiên.

THỦ THUẬT HAY

Cách xem lại lời mời kết bạn đã gửi, đã nhận trên Zalo cực đơn giản

Hướng dẫn bạn cách xem lại lời mời kết bạn đã gửi, đã nhận trên Zalo một cách nhanh chóng và cực kỳ đơn giản. Click xem ngay nhé!

Chụp ảnh xóa phông và chụp ảnh cận cảnh có những gì giống và khác nhau?

Chụp ảnh xóa phông hiểu theo cách đơn giản là ảnh chụp với phông nền phía sau được làm mờ đi, nhưng chủ thể chính của bức ảnh vẫn được giữ nét lại.

Bật mí đầu tiên về FaceTime 5.0 trên macOS Mojave, hỗ trợ đa người dùng

Trong bản Mojave Public Beta mới, FaceTime vẫn cần phải cải tiến rất nhiều. Nó có thể kết nối thành công với người dùng FaceTime trên iOS 12 và cả MacHigh Sierra, thế nhưng, trong khi bạn có thể thấy giao diện đa người

Đăng stickers lên status Facebook thật đơn giản

Bản cập nhật Facebook 58 cho iOS vừa hỗ trợ tính năng cập nhật trạng thái kèm stickers bên cạnh 'cảm xúc - fellings và các hoạt động - activities' trước giờ.

Nếu đã dùng iPhone thì nhất định phải biết đến những mẹo này

Song song với giá trị thực tế, iPhone còn được Apple trang bị nhiều tính năng cực kỳ đắt giá, giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi sử...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá smartphone phân khúc tầm trung Sharp Aquos S2

Tương tự các sản phẩm xuất hiện trong giai đoạn nửa cuối 2017, Aquos S2 cũng sở hữu màn hình với tỉ lệ 18:9, đồng thời diện tích hiển thị ở mặt trước được tối ưu ở mức lên đến 87,5%.

Đánh giá nhanh Nokia 6 - "Huyền thoại" trở lại?

Nokia 6 là thiết bị phổ thông với mức giá hợp lý – 229 USD, thậm chí có thể giảm xuống còn 179,99 USD nếu bạn chọn phiên bản của Amazon chạy các ứng dụng và quảng cáo của Amazon.

Đánh giá Honda CR-V L 2018: Có thật sự đáng với giá tiền?

Tại Việt Nam, Honda CR-V có mặt từ năm 2008 và đến nay đã bán ra khoảng 25.000 xe. Honda CR-V cũng luôn là cái tên được săn đón cả trên thị trường xe mới và xe cũ. Chỉ cần bỏ ra vài phút tra cứu,