Thông tin thuốc, sức khỏe trên Internet: Nên hay không khi chọn ‘con dao hai lưỡi’?
Thông tin thuốc, sức khỏe trên Internet: Nên hay không khi chọn ‘con dao hai lưỡi’?
Thế kỷ 21 là thời đại của công nghệ thông tin. Những năm gần đây, nguồn thông tin đa dạng về y tế, bệnh học, các loại thuốc, vắc xin cũng được nhiều người lưu tâm.
Chỉ cần gõ từ khóa hay đưa ra câu hỏi về chủ đề mà bạn đang quan tâm, Google hay các “bác sĩ online” sẽ có sự hồi đáp nhanh chóng.
Tuy nhiên, người dùng cần tiếp một cách chọn lọc để tránh “bội thực” thông tin và nguy hại do thông tin sai lệch, theo trào lưu….
Tra cứu thông tin về y tế, sức khỏe là một nhu cầu rất lớn của cộng đồng, là một ý thức tốt để chủ động bảo vệ sức khỏe. Thế nhưng, tất cả các thông tin trên Internet, dù cho có nguồn gốc đi nữa thì cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi cá nhân là một thực thể có bộ gene di truyền, độ tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng bệnh lý, tình trạng sức khỏe riêng biệt, không trùng lắp. Do đó, thông tin về bệnh lý và thuốc điều trị không phải lúc nào cũng đúng với tất cả.
Khi bạn không có kiến thức về y học, khó có thể nhận định các thông tin đó có chính xác hay không. Nếu tình trạng sức khỏe có vấn đề, bạn nên gặp bác sĩ – nơi có nguồn thông tin chuẩn xác, hữu ích cho bạn.
Tìm “bác sĩ Google” để… chữa bệnh
Tra Google đã trở thành thói quen của rất nhiều người và bệnh tật cũng không ngoại lệ. Khi có các triệu chứng bất thường, nhiều người thường vào Google để tìm hiểu triệu chứng này liên quan đến bệnh gì, nhưng có thể đã tìm kiếm sai ngay từ đầu vì không hiểu rõ các thuật ngữ y học và sau đó tự chẩn đoán bệnh. Việc tự ý chữa bệnh theo “bác sĩ Google” rất nguy hiểm, dẫn đến sai bệnh, sai thuốc, trì hoãn thời gian chữa trị; dẫn đến bệnh tình rất nặng mới đến gặp bác sĩ.
Nhiều bệnh có cùng triệu chứng giống nhau, nên bạn khó có thể tự chẩn đoán cho mình. Ví dụ: đau bụng, sốt, đau đầu… là dấu hiệu chung của nhiều loại bệnh khác nhau. Một số người tiếp nhận nhiều thông tin trái chiều, sai lệch có thể bị hoang tưởng, hoảng loạn, dẫn đến khai báo các triệu chứng lầm tưởng cho bác sĩ; hoặc ngược lại, tự đánh giá thấp các triệu chứng nguy hiểm. Vì các triệu chứng thường không đặc hiệu, bác sĩ sẽ phải dựa trên tập hợp nhiều triệu chứng khi thăm khám cho bạn để thu hẹp phạm vi chẩn đoán. Dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng, các phương pháp kĩ thuật chụp chiếu tiên tiến để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn và chỉ định phương pháp điều trị.
Ngoài Google, các hội nhóm trên Facebook hay các mạng xã hội khác cũng phát triển rầm rộ, thu hút các thành viên với ý nghĩa “đồng bệnh tương lân”. Thành viên trong các hội nhóm mang tính chất “y khoa” này chia sẻ các thông tin, loại thuốc, bài thuốc truyền miệng không được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy như suy gan, suy thận do tự ý dùng thuốc hay dùng thuốc, thực phẩm chức năng trôi nổi, núp bóng Đông y. Chẳng hạn trào lưu “chống vắc xin”, họ thổi bùng thông tin các trường hợp tử vong do sốc vì phản ứng dị ứng để kêu gọi tẩy chay vắc xin, bất chấp lợi ích to lớn của vắc xin trong việc phòng bệnh và bảo vệ không chỉ cá nhân mà còn cả cộng đồng, đẩy lùi và thanh toán nhiều dịch bệnh.
Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể nguy cơ gây dị ứng, sốc cho người sử dụng. Tỉ lệ sốc do vắc xin là rất nhỏ, chỉ có vài ca trên hàng triệu liều vắc xin được sử dụng (ngoại trừ trường hợp vắc xin hỏng, do bảo quản ở điều kiện không đảm bảo).
Một trường hợp khác nữa là các “hội bác sĩ online”, họ tư vấn cho bệnh nhân ung thư không nên tuân thủ hóa trị, xạ trị theo chỉ định, mà sử dụng các bài thuốc dược liệu dân gian, kết hợp phương pháp ăn uống thực dưỡng để chữa tất cả các loại ung thư, khiến nhiều bệnh nhân hoang mang. Đây là phương pháp không có cơ sở, không được kiểm chứng, có thể làm bệnh phát triển nhanh chóng, không thể kiểm soát. Hoặc xu hướng giải độc cơ thể bằng các loại thuốc hoặc phương pháp truyền miệng, dẫn đến nhiều người phải nhập viện, tổn hại nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
Một tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây, đó là vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tràn lan trên Internet. Chỉ cần tìm thông tin về một bệnh nào đó, người dùng sẽ lập tức nhìn thấy quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như “thần dược” trên nhiều nền tảng từ web đến youtube, mạng xã hội. Nếu để lại số điện thoại, người dùng sẽ được các “bác sĩ, dược sĩ” tự xưng gọi lại tư vấn tận tình qua điện thoại mà không cần thăm khám, xét nghiệm. Thậm chí từ bệnh này sang bệnh khác, gout, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn cholesterol máu hay béo phì, béo bụng… không gì làm khó được các “chuyên gia” này. Họ thoải mái tư vấn cho bệnh nhân và chỉ định một sản phẩm nào đó của họ. Đánh vào tâm lý sợ thuốc, thích sản phẩm “thảo dược tự nhiên”, nên nhiều bệnh nhân đặt niềm tin vào các loại thực phẩm chức năng không được chứng minh về hiệu quả, thiếu các nghiên cứu về tính an toàn; để rồi tiền mất tật mang, bệnh tình ngày càng nặng.
Khi tiếp xúc với bất cứ thông tin nào, nhất là thông tin theo xu hướng được chia sẻ rầm rộ, không phải của các cơ quan chuyên môn hay chuyên gia y tế, bạn nên tìm hiểu hoặc nhờ sự trợ giúp của những người trong có chuyên môn trong ngành y . Không chia sẻ khi chưa xác thực thông tin có chính xác hay không. Đặc biệt với các bài thuốc, phương pháp điều trị bệnh, có thể làm hại người khác.
Cần “gạn đục, khơi trong” khi tiếp cận thông tin
Trong thời điểm bùng phát dịch COVID-19, thông tin chính thống của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng đến với người dân, góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh. Thông tin từ các trang web của Chính phủ, ban ngành, các báo và tạp chí uy tín cũng tạo điều kiện cho người dân cập nhật kiến thức y tế cơ bản. Cảnh báo các vấn đề nguy hại đang phổ biến, nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc, tránh việc tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, hạn chế sự đề kháng và các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Nhờ có Internet, thông tin y – dược đến được với cộng đồng nhanh chóng, đa dạng. Tuy nhiên, nên chọc lọc từ các nguồn chính thống, uy tín. Chỉ ở mức độ tham khảo và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, chứ không nên tự chữa trị. Tốt nhất bạn chỉ nên tin tưởng thông tin ở các trang web của Bộ, Sở Y tế hay cơ quan Nhà nước.
Hầu hết các bệnh viện lớn đã có kênh thông tin riêng. Còn đối với báo và tạp chí, cần chọn các báo chính thống trực thuộc cơ quan Nhà nước, là cơ quan ngôn luận của các ban, ngành. Nếu có vốn ngoại ngữ tốt như tiếng Anh, bạn có thể tham khảo thông tin từ trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay các cơ quan y tế nhà nước của các quốc gia phát triển. Bạn nên tham khảo thông tin từ nhiều nguồn để có cách nhìn tổng quan về vấn đề sức khỏe đang gặp phải, tránh hoang mang, lo lắng. Nếu sức khỏe có vấn, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Khi tiếp xúc với bất cứ thông tin nào, nhất là thông tin theo xu hướng được chia sẻ rầm rộ, không phải của các cơ quan chuyên môn hay chuyên gia y tế, bạn nên tìm hiểu hoặc nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn trong ngành y . Không chia sẻ khi chưa xác thực thông tin có chính xác hay không. Đặc biệt với các bài thuốc, phương pháp điều trị bệnh, có thể làm hại người khác.
Đối với những bệnh mạn tính, điều trị lâu dài như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, hen suyễn…, người bệnh nên tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, để kiểm soát tốt bệnh cũng như các biến chứng về lâu dài.
Đối với các loại thuốc đang sử dụng, ngoài sự hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ, thay vì tra cứu về loại thuốc đó trên Internet, bạn nên đọc kỹ tờ thông tin kèm theo thuốc. Đây là thông tin đã được Cục Quản lý Dược, (Bộ Y tế) thẩm định, để sử dụng đúng, cũng như hiểu biết về các tác dụng không mong muốn của thuốc để hạn chế và phòng tránh.
DS. VĨNH PHÚ
TIN LIÊN QUAN
Tự chẩn bệnh theo ‘bác sĩ google’- Nguy hiểm khó lường
Tự chẩn bệnh theo ‘bác sĩ google’- Nguy hiểm khó lường Một nghiên cứu mới tại Hoa Kỳ công bố: 43% người đã tự ‘chẩn đoán’ sai bệnh sau khi tìm kiếm trực tuyến các triệu chứng của họ qua google. Điều đáng nói là việc tự ‘chẩn đoán’ này làm năng sự
3 cách kiểm tra sức khỏe nhanh gọn chính xác
Đo vòng eo hoặc nhịp tim nghỉ ngơi là hai cách kiểm tra nhanh chóng, dễ làm, giúp bạn xác định liệu cân nặng hiện tại của mình có hợp lý hay không.
Công việc không vui hại sức khỏe tuổi 40
Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH bang Ohio cho thấy tình trạng không hài lòng với công việc trong những năm 20 và 30 tuổi ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe khi bước vào độ tuổi 40.
Tháng sinh dự báo tình trạng sức khỏe của bạn
Theo nghiên cứu của Đại học Y Columbia, những người sinh vào tháng 5 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất, trong khi người chào đời tháng 11 có nguy cơ mắc bệnh tật cao nhất.
Xu hướng giới trẻ chọn quà sức khỏe tri ân gia đình
Xu hướng giới trẻ chọn quà sức khỏe tri ân gia đình Theo báo cáo ‘Think consumer Health’ của Google, có tới 55% người được hỏi sẽ tặng quà sức khỏe cho người thân dịp Tết năm nay. Trong đó, nổi bật là các thực phẩm, thức uống tốt cho sức khỏe được
Một số sai lầm khiến bệnh cảm/cúm lâu hết
Thường thì khi chúng ta bị cảm cúm chân tay mỏi rã rời, chỉ muốn nằm bẹp 1 chỗ, chả có nhu cầu làm gì. Nhưng như vậy chẳng thể làm cải thiện tình trạng của bạn được, nhất là khi chẳng muốn làm gì trong khoản không buồn uống nước.
12 lợi ích tốt cho sức khỏe của dầu dừa
Dầu dừa được xem là một siêu thực phẩm nhờ sự kết hợp độc đáo của các axit béo có trong dầu dừa mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, tóc, vóc dáng và làn da.
5 khu vực mà bạn không nên để điện thoại để bảo vệ sức khoẻ của mình!
Để bảo vệ sức khoẻ khỏi các nguy cơ từ sóng điện thoại cùng các nguy cơ khác, đây là 5 khu vực không nên đặt điện thoại mà bạn cần lưu ý.
THỦ THUẬT HAY
Google ra mắt Chrome Canvas: Cho phép người dùng vẽ và ghi chú ngay trên trình duyệt
Chrome Canvas cung cấp cho người dùng khá nhiều công cụ vẽ, bao gồm nhiều loại bút, kích thước nét vẽ. Nếu bạn dùng trên Android thì có thể dùng ngón tay trượt trên màn hình cảm ứng để vẽ. Trường hợp vẽ sai thì sử dụng
Hướng dẫn cài đặt Unity Web Player để chơi game 3D
Khi chơi một số tựa game trên trình duyệt đòi hỏi người chơi phải cài đặt Unity Web Player. Đây là công cụ đắc lực, giúp bạn thoải mái trải nghiệm những tựa game 3D sắc nét, hiệu ứng hình ảnh chất lượng hơn rất nhiều.
Bị mất thẻ ATM gắn chip phải làm sao?Xem ngay để biết cách xử lý nhé!
Bị mất thẻ ATM gắn chip phải làm sao? Trước hết, bạn phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống này và hạn chế tối đa các thiệt hại về tài chính. Sau đây là giải pháp cho bạn...
Tạo kiểu khóa màn hình Android chất lừ
Hệ điều hành Android được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ điều hành trên thế giới. Tạo ký tự khóa màn hình chất lừ cho mất kỳ điện thoại di động Android bằng công cụ Xposed.
Gõ chữ nhanh trên iPhone thật đơn giản
Tiếp theo phần mẹo hay dành cho các thiết bị iOS hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn bài hướng dẫn xóa nhanh các số trong ứng dụng máy tính cùng như hoàn tác văn bản vừa nhập.
ĐÁNH GIÁ NHANH
Mở hộp Sony XPERIA L1 Dual: Màn hình 5.5 inches, camera 13 MP, nổi bật trong phân khúc giá 4.490.000 đồng
Sau khi chính thức ra mắt tại Việt Nam, Sony XPERIA L1 Dual nhanh chóng trở thu hút sự quan tâm của nhiều người với mức giá dưới 5 triệu đồng. Đây hứa hẹn là một sản phẩm sẽ tạo nên làn sóng trong phân khúc giá này.
Đánh giá hiệu năng Vivo Y81: Hoàn toàn mang lại trải nghiệm tốt với giá 5 triệu
Đầu tiên hãy cùng điểm qua cấu hình của Vivo Y81, chiếc smartphone này được trang bị con chip Helio P22, đây hiện là vi xử lý tầm trung mới nhất của Mediatek được sản xuất trên chạy trên quy trình 12nm gồm 8 nhân
Trên tay Vivo V9: giao diện tận dụng toàn bộ màn hình, SnapDragon 626, camera kép
Vivo V9 là chiếc điện thoại hiếm hoi sử dụng tai thỏ nhưng phần viền dưới không dày, nó khá mỏng và hài hòa với thiết kế tổng thể của máy. Nhìn chung thì ở mức giá 7.99 triệu đồng cùng với SnapDragon 626 thì V9 vẫn có