Gần đây cảm biến LiDAR trở thành một từ khoá khá hot của ngành công nghệ, nhất là sau khi xuất hiện trên iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max. Cụ thể thì cảm biến này có cách hoạt động ra sao mà càng ngày càng phổ biến trên các thiết bị điện tử tiêu dùng?
LiDAR (Light Detection and Ranging) có cơ chế hoạt động gần tương tự như công nghệ RADAR, nhưng vượt trội hơn hẳn, và trở thành chiếc cảm biến được các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng ưa chuộng.
Xem thêm: Không chỉ các phiên bản 'Pro', tất cả các mẫu iPhone 13 có thể sẽ đều được trang bị cảm biến LiDAR
Trước đây, RADAR (Radio Detection and Ranging) chuyển sóng vô tuyến đến đối tượng rồi đo thời gian phản xạ ngược lại để tính toán khoảng cách của đối tượng đó. LiDAR cũng thế, nhưng thay vì phát sóng âm thì người ta tận dụng tia laser và đo thời gian tia laser phản hồi (ToF- tức Time of Flight). So với RADAR, LiDAR vượt trội hơn hẳn, vì bước sóng phát ra ngắn hơn sóng âm, rút ngắn thời gian phản xạ (tức mất ít thời gian để đo khoảng cách hơn). Điểm cộng khiến LiDAR 'thắng tuyệt đối' RADAR là ở việc công nghệ này có thể quét được các chi tiết của đối tượng, tức LiDAR có thể 'thấy' được hình dáng của đối tượng. Nhờ vào các thông tin này, thiết bị có trang bị LiDAR có thể nắm rõ thông tin về các vật thể nó quét được.
LiDAR không phải là cảm biến duy nhất tận dụng công nghệ ToF. Cảm biến ToF đã xuất hiện trên Galaxy S20+ và Galaxy S20 Ultra. Dù vậy, hai thiết bị này không phát ra tia laser, mà là chùm tia hồng ngoại. Hai chiếc Galaxy này cũng được trang bị ứng dụng Quick Measure, tận dụng cảm biến ToF để đo kích thước và thể tích vật thể.
Xem thêm: iPhone 12 Pro cho phép bạn đo chiều cao của ai đó ngay lập tức bằng camera LiDAR
Cảm biến LiDAR sẽ phát ra chùm tia laser dạng lưới trùm lên đối tượng, và nhận phản hồi từ từng tia laser một. Chính vì thế, LiDAR có độ chính xác cao hơn, cũng như rút ngắn đáng kể thời gian đo đạc đối tượng.
LiDAR đang được sử dụng như thế nào?
Khi mới xuất hiện, công nghệ LiDAR được trang bị cho các thiết bị bay như máy bay hoặc drone nhằm mục đích thu thập thông tin trên bề mặt trái đất. Gần đây, khi giá thành trang bị LiDAR trở nên dễ chịu hơn, công nghệ này ngày càng xuất hiện nhiều trên các thiết bị điện tử tiêu dùng.
Dĩ nhiên việc trang bị LiDAR trên thiết bị gia đình thường chỉ vì 1 mục đích duy nhất: đo đạc và quét không gian trong căn hộ. Nghe thì đơn giản nhưng thiết bị có LiDAR đang làm khá tốt:
- iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max: Công nghệ LiDAR trên hai thiết bị này được tận dụng cho mục đích nhiếp ảnh tính toán (computational photography). Cụ thể là tận dụng khả năng đo chiều sâu của cảm biến này để tăng khả năng chụp đêm. Thêm vào đó, LiDAR còn là sự hỗ trợ đầy tiềm năng cho công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), cho phép 'gắn' những vật thể ảo vào thực tế, và người dùng có thể quan sát các vật thể ảo này ngay trên màn hình điện thoại của mình.
Dùng LiDAR để tạo nên phiên bản ảo của chính căn hộ của mình
- Robot: Robot hút bụi dùng LiDAR để tự tìm đường đi, cũng như tự động nhận biết để tránh các vật thể trên đường đi.
- Xe tự hành: Hiện tại, TESLA chưa trang bị LiDAR cho các mẫu xe của mình, nhưng một số mẫu xe tự hành khác đã tận dụng LiDAR để quét người di chuyển và những chiếc xe khác xung quanh, cũng như nhận biết địa hình di chuyển để tự điều chỉnh...
Theo Business Insider.
Nguồn : http://www.techrum.vn/threads/c%E1%BA%A3m-bi%E1%BA%BFn-lidar-l%C3%A0-g%C3%AC-m%C3%A0-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-nhi%E1%BB%81u-tr%C3%AAn-c%C3%A1c-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD.390284/