Để có được một ly cà phê ngon vào mỗi buổi sáng thì chiếc máy pha cà phê đã làm việc như thế nào? Ai trong chúng ta cũng đã từng thắc mắc như thế. Cùng TCN tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy pha cà phê ngay nào!
1. Cấu tạo máy pha cà phê
1.1 Máy pha cà phê bán tự động
Ưu điểm:
- Được trang bị vòi đánh sữa truyền thống, giúp tạo ra những tách Cappuccino hay Latte vô cùng đẹp mắt.
- Nồi hơi của máy có dung tích lớn đi kèm với công suất mạnh mẽ, mang lại khả năng pha chế nhiều và liên tục.
- Dễ dàng điều chỉnh chế độ pha chế theo khẩu vị của từng người.
- Thiết kế bắt mắt, thích hợp với những không gian kinh doanh như quán cà phê, nhà hàng,…
- Giá thành thấp hơn so với máy pha cà phê tự động.
Nhược điểm:
- Thao tác pha chế phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian hơn do người dùng phải tự thực hiện các công đoạn xay, nén cà phê.
- Thường yêu cầu người dùng có kiến thức nhất định về pha chế thì mới tạo được những ly cà phê có chất lượng đồng đều.
- Vì máy không dùng trực tiếp cà phê hạt nên đòi hỏi người sử dụng phải trang bị thêm một máy xay cà phê.
1.2 Máy pha cà phê tự động
Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian pha chế, bởi bạn chỉ cần thực hiện 2 thao tác.
- Nhờ khả năng tạo bọt sữa xốp mịn, máy mang lại cho bạn những ly Cappuccino hay Latte thơm ngon, đúng chuẩn.
- Máy được trang bị chức năng cài đặt chế độ pha chế. Đáp ứng được từng khẩu vị riêng.
- Thiết kế nhỏ gọn và sang trọng, thích hợp cho những không gian như văn phòng, gia đình,…
- Nhiều loại máy pha cà phê tự động còn được trang bị chế độ tự động làm sạch.
Nhược điểm:
- Không đủ để đáp ứng cho nhu cầu pha chế kinh doanh.
- Giá thành tương đối cao.
2. Nguyên lý hoạt động máy pha cà phê
Các máy pha cà phê hiện nay thường có hai dòng nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc chân không và thẩm thấu. Nước lạnh từ khay chứa sẽ được đưa vào máy pha bằng rotor có tốc độ quay 30 vòng/giây. Xung quanh rotor là 4 lò xo với 4 van nước đẩy nước vào ống dẫn áp suất nước vào nồi hơi. Tại đây, nước sẽ được đun sôi lên đến 200 độ C và khi đạt tiêu chuẩn, phần hơi nước sẽ được đến bộ phận pha cà phê.
Hệ thống pha sẽ đảm bảo lượng nước yêu cầu. Lúc này, nước sôi sẽ ngấm từng giọt vào cà phê, giúp cà phê nở đều và cho ra từng giọt cà phê ngon và sánh, đậm vị nhất. Nhờ vào tay nghề chuyên nghiệp của nhà pha chế. Kỹ thuật nén và lượng cà phê phù hợp sẽ giúp tách cà phê của bạn trở nên hoàn hảo nhất.
3. Các bộ phận máy pha cà phê
3.1 Nút tắt và bật máy
Về cấu tạo của máy pha cà phê thì bộ phận này sẽ có ở tất cả các máy. Tuy nhiên, đối với một số máy hiện đại, với tính năng đơn giản. Trên thân máy sẽ chỉ có một nút điều khiển duy nhất, rất tiện lợi cho người dùng.
3.2 Đồng hồ nhiệt độ và áp suất
Đồng hồ nhiệt và áp suất sẽ được hiển thị trên thân máy. Thông thường, để có được một tách cà phê ngon, nhiệt độ tối ưu sẽ rơi vào khoảng 95 độ C và có thể chênh lệch 12 độ C so với tiêu chuẩn.
3.3 Boiler
Nồi hơi của máy sẽ cho biết được khả năng chứa nước của máy. Đối với các máy có từ 1 grouphead sẽ có boiler từ 1 đến 5l. Máy 2 group sẽ là 2 đến 12l và các máy từ 3 group trở lên sẽ có dung tích trên 12l. Đây cũng là bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng nhất khi vận hành máy.
3.4 Group head
Trong cấu tạo của máy pha cà phê, nếu bạn đang chuẩn bị kinh doanh ngành cà phê, thì group head là bộ phận quan trọng nhất. Đa phần các máy sẽ có từ 1 đến 2 group. Các máy có 3 đến 4 group sẽ hiếm hơn. Thường chỉ dùng cho các quán lớn.
3.5 Filter
Đây là bộ phận chứa bột cà phê, một số máy sẽ sử dụng lọc giấy và phải thay thế sau mỗi lần sử dụng. Một số máy khác sẽ sử dụng lọc bằng kim loại cao cấp, thép không gỉ, tiện lợi và chỉ cần vệ sinh sau khi sử dụng.
3.6 Công tắc điều chỉnh áp suất
Với nút công tắc này, bạn sẽ điều chỉnh được áp suất khi đánh bọt sữa và trộn sữa sẵn sàng cho thức uống của mình. Điều chỉnh áp suất sẽ giúp sữa sánh mịn và không bị gắt, chua.
Nguồn : https://phongvu.vn/cong-nghe/cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-may-pha-ca-phe/