Một thập kỉ trở lại đây, smartphone vươn lên trở thành công cụ không thể thiếu trong đời sống thường ngày của chúng ta. Các thương hiệu điện thoại không ngừng nỗ lực để nâng cấp công nghệ và cải tiến sản phẩm nhằm hấp dẫn sự chú ý của khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều ý tưởng đột phá đã được đưa vào áp dụng nhưng gặp phải thất bại đáng tiếc do không thực tế và đem tới sự bất tiện thay vì tính tiện dụng.
Màn hình 3D
Vào thời kì công nghệ 3D ra rạp và để lại ấn tượng mạnh với khán giả, một số thương hiệu Android từng nắm bắt xu thế này và tung ra thị trường những chiếc điện thoại có khả năng hiển thị tín hiệu hình ảnh 3D. Có thể kể tới như HTC Evo 3D, LG Optimus 3D…
Tuy nhiên, khi trào lưu 3D dần lụi tàn cũng là lúc thị hiếu của người tiêu dùng giảm mạnh với các sản phẩm 3D, việc thiếu hụt nội dung 3D trên internet cũng là yếu tố khiến cho công nghệ màn hình 3D trên điện thoại dần rơi vào quên lãng.
Công nghệ 3D trên smartphone giờ đã rơi vào quên lãng
Smartphone tích hợp máy chiếu
Về mặt lý thuyết, smartphone tích hợp máy chiếu là 1 ý tưởng thú vị khi một chiếc điện thoại màn hình 4 inch có thể nới rộng hình ảnh hiển thị trên một mặt phẳng tới 50 inch. Tiếc rằng khi đưa vào hiện thực, điện thoại đi kèm máy chiếu lại có kích cỡ hết sức cồng kềnh, tỏa ra nhiệt độ cao trong quá trình hoạt động và hao pin rất nhanh, điển hình như Galaxy Beam, Moto Mod...
Máy chiếu làm cho smartphone cồng kềnh vào hao pin không phanh
Smartphone màn hình kép
Một cách khác để tăng kích cỡ hiển thị hình ảnh là trang bị thêm cho smartphone màn hình thứ hai. Tuy nhiên, những bất cập về vấn đề thiết kế và cách bố trí nội dung ở màn hình phụ trở thành trở ngại khi đưa sản phẩm vào thực tế. ZTE là công ty đã nỗ lực để đưa điện thoại 2 màn hình ra thị trường và thành quả của họ là chiếc Axon M.
Tiếc rằng Axon M với viền màn hình cắt ở giữa khiến cho việc trải nghiệm hình ảnh bị cản trở khá nhiều, chưa kể đến sự hiện diện của màn hình thứ hai khiến giá thành sản phẩm bị đội lên cao do chi phí sản xuất đắt đỏ, quá trình lắp ráp phức tạp.
Công nghệ màn hình kép trên smartphone không để lại dấu ấn đáng kể
Cách thiết kế mô đun
Giữa bối cảnh thiết kế smartphone không có bước đột phá thật sự sau nhiều năm lặp lại một mô típ, LG đã có quyết định mạo hiểm với dự án LG G5. Chiếc điện thoại này cho phép người dùng tháo cạnh dưới ra và lắp vào đó một số linh kiện chính hãng khác để nâng cao tính năng tùy vào sở thích.
Cũng với ý tưởng này, Motorola làm tốt hơn với model Moto Z của họ, khi sử dụng kết nối nam châm để giúp thiết bị tương tác với loạt phụ kiện đi kèm. Nhưng tất cả smartphone mô đun đều không thể thành công như dự định, LG G5 không được đón nhận vì diện mạo không đủ bắt mắt, còn Moto Z được nhận định là mang tính quảng bá thương hiệu nhiều hơn thương mại do các phụ kiện đi kèm quá đắt đỏ.
LG G5 là điển hình của công nghệ smartphone mô đun
AnhNQ
Theo: Androidpolice