9 cơ chế tự bảo vệ của thực vật

Trong thế giới thực vật, cơ chế thích nghi và tự vệ đã tạo ra nhiều loài thực vật rất phong phú. Dù luôn phải gắn chặt với đất, không thể di chuyển nhưng chúng không phải chỉ là nạn nhân đứng bất động chờ nguy hiểm tìm tới. Trên thực tế, một số loài mọc ra gai để bảo vệ chúng khỏi động vật ăn cỏ, thậm chí giết những loài đó. Một số loại cây thậm chí còn tiết ra các hợp chất để cảnh báo đồng loại có nguy hiểm đang rình rập.


Theo tổng hợp của trang Britanica, các loài thực vật có 9 cơ chế tự bảo vệ, trong đó chỉ riêng cái gọi là 'gai' trong tiếng Việt đã có mấy loại khác nhau.


9. Gai (Thorn)




Loại gai này thực chất là cành cây hoặc thân cây nhọn.

Loại gai mà có tên tiếng Anh là Thorn thực chất là các cành cây hoặc thân cây nhọn (branch hoặc stem). Gai của các cây chanh, cam, quýt... thuộc loại này. Mặc dù có câu 'Every rose has its thorns' - hồng nào mà chẳng có gai, nhưng gai của hoa hồng không phải loại này.


Cơ chế của gai? Tất nhiên là đâm rồi. Đâm vào những thứ gây hại đến chúng.


8. Gai (Prickle)




Loại gai này rất dày và ngắn, nhọn, sắc.

Như đã nói, hoa hồng có một loại gai khác chứ không phải như loại vừa được nhắc đến. Nó nhô ra từ phần vỏ của cây, kiểu như tàn nhang, nhưng rất sắc. Chúng tạo thành một khiên chắn bảo vệ cây. Thường thì loại gai này rất dày đặc và ngắn, nhọn, sắc, tuy nhiên, vẫn có một số loại rầy nhỏ đến mức có thể chen vào những cái gai đó và hút nhựa cây, đóng giả làm một cái gai khác để tránh các động vật săn mồi.


7. Gai (Spine)




Đây là gai thường thấy ở cây xương rồng.

Loại gai này là loại thường thấy ở trên cây xương rồng. Chúng giúp bảo vệ các tế bào mọng nước của cây khỏi các loài khác, đồng thời phần nào che bớt cái nắng gay gắt của sa mạc (gai xương rồng ở ngoài sa mạc thường nhỏ hơn). Theo nhiều tài liệu khoa học, gai của xương rồng chính là lá cây đã được tiêu biến nhằm giúp cây giảm bớt lượng nước bay hơi khi sống nơi sa mạc khô cằn.


6. Lông




Những sợi lông ở cây tầm ma này có thể gây ra đau đớn nếu bạn chẳng may chạm vào nó.

Nếu không may chạm vào cây tầm ma, bạn sẽ biết những sợi lông của cây có thể gây ra đau đớn như thế nào. Cây tầm ma và một số loại khác có một lớp lông tua tủa để bảo vệ chúng. Nếu sâu bướm đậu trên những loại cây có lông này, sớm muộn chúng sẽ bị mấy sợi đó đâm xuyên qua cơ thể. Một số loại cây còn có khả năng truyền độc vào các vết thương do chúng gây ra. Cá biệt hơn nữa, một số loại khác có thể gây tổn thương vĩnh viễn thần kinh, thậm chí là dẫn đến cái chết.


5. Dị bào




Cây Môn trường sinh.

Không phải loại cây nào cũng có cơ chế phòng thủ rõ ràng lộ liễu. Nếu xem các loại gai và lông là hàng rào chắn, thì dị bào lại như những quả mìn vậy. Những tế bào đặc biệt chứa các hợp chất phòng thủ khác nhau, từ những tinh thể sắc nhọn cho tới những chất gây đau đớn. Dị bào được kích hoạt khi lớp phòng thủ đầu tiên đã bị phá vỡ. Cây Môn trường sinh (trong ảnh) thường chứa dị bào tiết ra các tinh thể Oxalat canxi vào miệng của các loại động vật ăn nó, sau đó tiết ra một loại enzyme tương tự độc của bò sát – dẫn đến tê liệt.


4. Hội sinh




Một vài chủng cây keo Nam Mỹ và châu Phi vừa là nhà, vừa là thức ăn cho kiến.

Nhiều loại cây cần phải có 'lính đánh thuê' để bảo vệ chúng. Một vài chủng loại cây keo ở Nam Mỹ và châu Phi vừa là nhà vừa là thức ăn cho các loại kiến. Những chú kiến sống trong các cái gai của cây và ăn những chất mà cây tiết ra như một loại thức ăn cho chúng. Ngược lại, kiến bảo vệ cây khỏi những kẻ tấn công từ động vật, cây cỏ, hay nấm. Thậm chí chúng còn cắn bỏ lá của bất kỳ loại cây nào dám tiến vào khu vực xung quanh cây của chúng. Trong một số thí nghiệm, khi người ta bỏ loài kiến khỏi cây thì cây chết.


3. Ngụy trang




Những cây này, thường lá của chúng khép lại khi bị chạm vào.

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là điển hình cho cơ chế này. Chúng khép những cái lá lại khi bị chạm vào, làm chúng nhìn giống đã chết, kém hấp dẫn với các loài khác.


2. Tín hiệu hóa học




Cây cũng có thể giao tiếp thông qua việc tiết ra các chất hóa học bằng rễ.

Một số loại cây bị tấn công bởi các loại côn trùng hoặc phải chịu các điều kiện khắc nghiệt như hạn hán có thể cảnh báo các cây khác bằng cách tiết ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Những hợp chất này kết tủa trên một số cây xung quanh. Điều này có thể tăng lượng độc chất để đẩy lui kẻ thù, hoặc bản thân cây sẽ tự tiết ra hợp chất riêng nhằm dụ chúng vào đó. Một số thí nghiệm gần đây chỉ ra rằng cây cũng có thể giao tiếp thông qua việc tiết ra các chất hóa học bằng rễ hoặc thậm chí qua mạng lưới nấm cộng sinh.


1. Độc




Ai cũng biết là nhiều loại cây có độc. Nhưng những thứ độc với loài này chưa chắc đã độc với loài kia.

Ai cũng biết là nhiều loại cây có độc. Nhưng những thứ độc với loài này chưa chắc đã độc với loài kia. Chẳng hạn như chim, không hề bị ảnh hưởng bởi urushiol, độc của cây thường xuân và thậm chí còn thích quả cuả chúng. Bướm Monarch ăn cây Chi bông tai và hấp thụ glycosid sản sinh bởi cây vào mô của chúng, khiến chúng trở nên độc hại với các loài động vật săn mồi. Tất nhiên là con người đã tận dụng những loại độc này để làm nên thuốc trừ sâu hay các loại độc dược.


Cập nhật: 12/08/2016
Theo vnreview

TIN LIÊN QUAN

Loại thuốc giết nhiều người ngang ma túy

Thuốc giảm đau Tramadol bị xếp vào hàng nguy hiểm, chỉ được sử dụng nếu bác sĩ kê đơn vì gây tử vong ngang heroin, cocaine.

20 sinh vật nguy hiểm nhất thế giới gây chết người trong tích tắc (phần 1)

Top 20 sinh vật nguy hiểm nhất thế giới không có những loài thú ăn thịt hung dữ như hổ, báo, sư tử... mà là những sinh vật quen thuộc tưởng chừng vô hại như ếch, ốc sên, nhện, kiến...

Đã có loại thuốc giảm đau không gây nghiện, quá liều

Các nhà khoa học mới đây đã phát minh ra một loại thuốc giảm đau giống morphine, tuy nhiên giảm bớt những tác dụng phụ nguy hại như gây nghiện hay quá liều.

Cá mập có phải là sinh vật nguy hiểm nhất quả đất?

Từ lâu, chúng ta đã biết đến cá mập như một loài vật hung tợn, là chúa tể của cả đại dương và thống trị các sinh vật sống dưới biển.

Nhận dạng loài hoa được tìm thấy sau 100 năm ở Hải Phòng

Lá hình tim, to, rộng, đầu lá có mũi nhọn và lông ở mặt dưới... là những điểm khác biệt của hoa cẩm cù bon vừa được tìm thấy ở Hải Phòng sau hơn 100 năm so với các loài cùng chi khác.

Loài ruồi đáng ghét và nguy hiểm hơn bạn tưởng rất nhiều

Trong thực tế loài ruồi đáng ghét và nguy hiểm hơn những gì con người tưởng tượng rất nhiều, chúng bẩn thỉu, lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Tại sao chúng ta cần ăn những loại trái cây này mỗi ngày?

Các nhà nghiên cứu Brazil phát hiện ra rằng các loại trái cây họ cam quýt rất giàu chất chống oxy hóa flavanone giúp ngăn ngừa các bệnh được gây ra bởi chứng bệnh béo phì.

Rùng rợn loại ma túy "bùa lưỡi" khiến bạn bị tâm thần phân liệt suốt đời

Đó là LSD - chất kích thích được tìm ra để dùng trong điều trị tâm thần nhưng đã bị biến thành chất ma túy nguy hiểm.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn chụp màn hình trên Galaxy S8

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng việc chụp ảnh màn hình (Screenshot) trên Galaxy S8/S8+ rất khác lạ so với những dòng điện thoại khác.

[Android] Flick Launcher: Giả lập 3D Touch, khóa ứng dụng, mở khóa vân tay một chạm và nhiều hơn nữa

Flick Launcher được xây dựng bởi lập trình viên nổi tiếng trên diễn đàn XDA Michele Lacorte, sở hữu giao diện khá đơn giản và thân thiện với người dùng. Điểm nhấn chính của launcher này là cách mở tab menu ứng dụng

Cách chặn video phản cảm, không phù hợp với trẻ nhỏ trên YouTube

Thời gian gần đây, trên YouTube xuất hiện khá nhiều video chứa hình ảnh nhạy cảm, hở hang, bạo lực nhưng lại có nội dung dành cho trẻ em. Với những nhân vật hoạt hình nổi tiếng như: Người nhện, Bạch tuyết, Công chúa

Top các địa điểm đi chơi Valentine siêu lãng mạn ở Hà Nội mới nhất 2023

Valentine là ngày lễ mong chờ nhất của các cặp đôi. Vào ngày này các cặp đôi thường dành cho nhau những lời yêu thương ngọt ngào, tặng cho nhau những món quà ý nghĩa. Cùng nhau trải qua một ngày tại một địa điểm lãng

Cách tạo tài khoản FPT Play trên điện thoại

Dịch vụ xem phim trực tuyến FPT Play trên máy tính và điện thoại là một ứng dụng xem phim tuyệt vời với những thể loại phim đa dạng và phong phú, đồng thời bạn cũng có thể theo dõi các kênh trực tuyến, kênh truyền hình

ĐÁNH GIÁ NHANH

Bắt trọn mọi khoảnh khắc lung linh với camera chống rung OIS trên Galaxy A52s 5G

Trang bị những công nghệ hàng đầu mà vô cùng thiết thực, Galaxy A52s 5G với camera chính chống rung quang học OIS và Chụp một chạm, giúp lưu giữ khoảnh khắc đắt giá chỉ với một lần nhấn chụp. Tiên phong camera chống

So sánh MacBook Pro 2023 và 2021: Liệu có đáng nâng cấp

MacBook Pro 2023 là phiên bản tiếp theo của MacBook Pro 2021 14 inch và 16 inch, cùng so sánh 2 phiên bản này có sự khác nhau như thế nào? Có đáng để nâng cấp trong năm 2023 hay không trong bài viết này.

Đánh giá máy in Canon ImageClass LBP843Cx – In khổ A3, công suất lớn, giá 95,8 triệu đồng

LBP843Cx thuộc dòng in laser màu khổ A3, thiết kế hướng đến các văn phòng hiện đại và cơ sở in ấn chuyên nghiệp với công suất có thể đạt đến 120.000 trang mỗi tháng.