Phát hiện mỏ khoáng đặc biệt ở Siberia

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra khoáng chất lạ bên trong một mỏ tại Siberia. Điều đặc biệt là các khoáng sản này không giống bất kì thứ gì được tìm thấy trước đó trong tự nhiên.


Vào những năm 1980, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển loại khoáng chất tương tự trong phòng thí nghiệm, họ đã nghĩ rằng khoáng chất này chưa bao giờ tồn tại trong tự nhiên.


Các khoáng chất được tạo ra trong phòng thí nghiệm được gọi là khung kim loại hữu cơ hay MOFs và chúng hoạt động gần giống như phân tử bọt biển, có thể hấp thụ các khí như hydro và carbon dioxide hoặc tạo ra các tấm pin năng lượng cực kì hiệu quả.


Bạn có thể tưởng tượng rằng trong một thế giới nơi mà lượng khí thải CO2 đang đe dọa đến môi trường sống tương lai của hành tinh này, loại khoáng chất đặc biệt chúng ta vừa tìm thấy lại cực kì hữu ích. Vì lý do đó, trong nhiều thập kỉ, các nhà nghiên cứu đã cải tiến các MOFs, từ từ hoàn thiện chúng mà không có chút nghi ngờ nào về việc MOFs có thể tồn tại trong tự nhiên.




Mẫu vật được tìm thấy trong mỏ. (Ảnh: Igor Huskić, Friščić Research Group, McGill University/Sciencealert).

Nhà nghiên cứu Tomislav Friščić đến từ trường đại học McGill, Canada cho biết: 'Việc phát hiện các cấu trúc khoáng chất tương tự có thể tìm thấy ở Siberia đã thay đổi hoàn toàn quan điểm thông thường về các khoáng chất có tính phổ biến cao như chất rắn nhân tạo. Điều này sẽ làm gia tăng khả năng về việc tồn tại các khoáng sản khác, phong phú hơn bên cạnh MOFs'.


Lạ lùng thay, hai mẫu vật chất mang tên stepanovite và zhemchuzhnikovite thực sự đã được tìm ra lần đầu tiên hơn 70 năm trước tại các mỏ ở Siberia, chính xác là vào khoảng những năm 1940 và 1960. Tuy nhiên do những hạn chế của khoa học công nghệ vào thời điểm đó, cấu trúc cũng như đặc tính của các vật chất này đã không được kiểm tra đúng.


Chúng hầu như đã rơi vào quên lãng cho đến khi Friščić tìm thấy một nghiên cứu cũ về khoáng sản năm 2010 và nhận ra rằng mô tả cấu trúc của các vật chất này tương tự như MOFs đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm.


Nếu không có các mẫu vật chất ban đầu, Friščić đã quyết định sẽ tái tạo hai khoáng chất tìm thấy tại Siberia trong phòng thí nghiệm và điều đó cho thấy rằng chúng thực sự giống với MOFs. Nhưng phải đến khi hai cộng sự người Nga thực sự theo dõi các mẫu vật chất trong nhiều thập kỉ cũng như phân tích cấu trúc của chúng, nhóm nghiên cứu mới có thể xác nhận kết quả này. Thành quả nghiên cứu cũng đã được công bố trên tạp chí Science Advances.


Cũng giống như MOFs trong phòng thí nghiệm, hai mẫu vật chất mang tên stepanovite và zhemchuzhnikovite cũng có cấu trúc giống như một tổ ong tinh tế với những khoảng trống lớn ở cấp độ phân tử như bạn có thể thấy dưới đây:




Cấu trúc của stepanovite và zhemchuzhnikovite. (Ảnh: McGill University/Sicencealert).

Trên thực tế, một ngày nào đó, MOFs có thể giúp chúng ta hấp thụ khí CO2 dư thừa từ hàng trăm năm nay và điều đó quả thực rất thú vị.


Nhưng hiện tại, chúng ta có thể chưa thể sử dụng hai khoáng chất tìm thấy tại Siberia sớm vì cấu trúc của chúng chưa hoàn toàn có thể hấp thụ được carbon cũng như rất khó khăn để có được chúng. Mẫu vật chất tại Siberia nằm sâu 250m dưới lớp băng vĩnh cửu đang tan và chỉ một lượng rất nhỏ được thu về.


Thay vào đó các nhà nghiên cứu cũng đang xem phát hiện này như một dấu hiệu về việc có nhiều hơn các chất có gốc MOFs đang tồn tại trong tự nhiên và họ cũng hy vọng như vậy. Từ đó chúng ta có thể sử dụng chúng để hấp thu carbon cũng như phát triển các phiên bản của chúng một cách tốt hơn trong phòng thí nghiệm.


Đây là những minh chứng cho thấy sẽ không bao giờ là quá muộn đối với khoa học để đưa đến những điều mới lạ.


Cập nhật: 10/08/2016
Theo khampha

TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học Nga tìm thấy loài khủng long mới ở Kemerovo, Siberia

Theo lập luận của các nhà khoa học sau khi nghiên cứu bộ xương lạ, đây là phần cốt của một loài khủng long chưa từng được biết đến.

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện cách biến chất gây ô nhiễm thành nhiên liệu

Theo trang tin khoa học Christian Sicence Monitor, các nhà khoa học ở bang Tennessee của Mỹ đã tình cờ phát hiện ra một cách mới biến chất carbon dioxide (CO2) - một trong những chất chính gây ra biến đổi khí hậu, thành chất ethanol để sử dụng làm

Hồ thủy điện thải một tỷ tấn CO2 vào khí quyển mỗi năm

Các đập và hồ chứa cung cấp nước cho thủy điện là nguồn phát thải khổng lồ khí gây hiệu ứng nhà kính.

Xi măng chứa rác thải hạt nhân an toàn trong 100.000 năm

Một nhóm các nhà khoa học Anh đang nghiên cứu chế tạo loại xi măng có thể chống chịu những ảnh hưởng gây hại của rác thải hạt nhân trong hàng nghìn năm.

Số gene không quyết định mức độ tiến hóa của con người

Khoảng một nửa thế kỷ trước, các nhà khoa học ước tính số gen của con người lên đến hàng triệu. Nhưng những nghiên cứu hiện đại đã giảm con số này xuống đến khoảng 20.000.

Hợp kim nhôm mới cho phép tạo ra một lượng lớn hydro chỉ trong 3 phút, động cơ chạy bằng nước sẽ sớm phổ biến

Một loại hợp kim nhôm vừa được các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Mặt đất Aberdeen của quân đội Mỹ tình cờ phát hiện, cho phép sản xuất hydro với hiệu suất cao hơn rất nhiều các công nghệ đang có. Theo Sciencealert, trong quá trình

Nữ nghiên cứu sinh gốc Việt phát minh ra pin lithium trọn đời

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California, Irvine (UIC) đã phát minh ra một loại pin lithium có phần lõi được cấu tạo từ các sợi nano có thể được sạc lại hàng trăm ngàn lần.

Đã có loại thuốc giảm đau không gây nghiện, quá liều

Các nhà khoa học mới đây đã phát minh ra một loại thuốc giảm đau giống morphine, tuy nhiên giảm bớt những tác dụng phụ nguy hại như gây nghiện hay quá liều.

THỦ THUẬT HAY

4 thói quen khiến điện thoại nhanh hư

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao điện thoại của bạn vừa sử dụng được một thời gian đã chậm hoặc hư hỏng. Điều này có thể xuất phát từ những thói quen tưởng như vô hại nhưng thực chất lai ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ máy.

Cách sử dụng TV 4K làm màn hình máy tính

Nếu đang có ý định mua một màn hình máy tính QHD hoặc 4K, bạn cũng nên xem xét TV 4K. Đây là cách để biến một chiếc TV 4K thành màn hình máy tính.

6 cách xem số IMEI trên các dòng smartphone

Trong quá trình sử dụng, không ít lần người dùng phải loay hoay tìm cách để biết số IMEI chiếc smartphone của mình, vậy đâu là cách dễ dàng nhất, hãy cùng đọc qua bài viết này được tổng hợp từ Phonearena.

Hướng dẫn giả lập Android trên Windows bằng Droid4x

Khi cần giả lập Android để chạy những ứng dụng trên Windows, nhiều người sẽ nghĩ tới BlueStacks. Tuy nhiên, một điểm bất tiện của phần mềm này là nó đòi hòi máy có cấu hình tốt, nếu không khi cài lên sẽ bị 'giật'.

Cách đảm bảo dữ liệu của bạn được an toàn trên hệ thống lưu trữ đám mây

Ngày nay, rất nhiều người lựa chọn lưu trữ dữ liệu lên những hệ thống đám mây để phục vụ công việc tiện lợi hơn. Tuy nhiên, hệ thống này không thật sự an toàn, do đó, bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức để

ĐÁNH GIÁ NHANH

Loa Bluetooth du lịch TRONSMART BANG: Sự lựa chọn tốt nhất cho bữa tiệc của bạn ?

Loa Bluetooth TRONSMART BANG là thế hệ loa di động mới nhất trong dòng Loa du lịch, được trang bị 2 subwoofers và 2 tweeter tổng công suất tối đa 60W, Có khả năng ghép đôi 100 loa cùng lúc cho âm thanh sống động hơn,

Trên tay Garmin Vivo Sport: Nhẹ, đeo như không đeo, GPS nhịp tim đầy đủ, màn hình màu

Nhìn vào tên của một sản phẩm Garmin bạn sẽ biết nó thuộc dòng nào, dòng Vivo là các vòng tay giá khá mềm với thiết kế tròn truyền thống dùng để tập thể thao. Nhà Vivo vừa có một thành viên mới - Vivo Sport.

"Xẻ thịt" loa Apple HomePod: Quá khó cho "đội sửa chữa"!

Trong thử nghiệm “mổ xẻ” mới nhất, iFixit đã đưa ra kết luận rằng loa thông minh HomePod cực kỳ khó sửa chữa bởi các thành phần đều được gắn chặt với nhau bởi nhiều lớp kết dính.