NASA cho biết bản hợp đồng mới có thể dẫn tới việc thực hiện 6 chuyến bay vào không gian, đưa nước Mỹ trở lại mục tiêu tàu vũ trụ có người lái và dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học của phi hành đoàn tự do Mỹ .
Sứ mệnh này đánh dấu sự bảo đảm thứ tư và cũng là cuối cùng của NASA theo chương trình năng lực vận tải phi hành đoàn thương mại (Commercial Crew Transportation Capability - CCtCap).
Mẫu concept tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: SpaceX.
Vào tháng 5 và tháng 12/2015, hãng Boeing đã nhận được hai đơn đặt hàng chế tạo tàu vũ trụ Starliner còn SpaceX cũng đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên vào tháng 11/2015. Cả hai công ty được đặt hàng chế tạo và thử nghiệm các tàu vũ trụ cùng các phương tiện hỗ trợ, và sau khi được cấp giấy chứng nhận, sẽ thực hiện ít nhất là 2 và nhiều nhất là 6 chuyến bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Mặc dù không có thời hạn nhất định cho sứ mệnh thứ nhất và cũng không xác định thời điểm tàu vũ trụ đầu tiên sẽ bay, nhưng hợp đồng CCtCap đã được thực hiện từ 2-3 năm trước khi sứ mệnh chính thức được trao.
Điều này cho phép SpaceX và Boeing có đủ thời gian để lắp ráp thiết bị phóng và tàu vũ trụ cũng như hoàn tất tiến trình cấp giấy chứng nhận.
SpaceX đang chế tạo 4 chiếc tàu vũ trụ Crew Dragon - 2 chiếc để kiểm tra trình độ chuyên môn và 2 chiếc để thực hiện các chuyến bay thử nghiệm vào năm 2017.
Trong thời gian thực hiện sứ mệnh đưa người lên ISS, tàu vũ trụ Crew Dragon sẽ mang theo 4 nhà khoa học của NASA hay các phi hành gia tài trợ cho NASA kèm theo khoảng 220 lb (100 kg) hàng hóa lên ISS. Nó sẽ ở lại trạm vũ trụ tối đa 210 ngày trong vai trò một chiếc tàu cứu hộ khẩn cấp.
'Với các phương tiện dành cho phi hành đoàn thương mại của Boeing và SpaceX, chúng tôi sẽ sớm thêm một phi hành đoàn thứ bảy thực hiện sứ mệnh trên trạm không gian, tăng đáng kể thời gian cho phi hành đoàn tiến hành nghiên cứu. Với số lượng các cuộc nghiên cứu đang chờ các phi hành đoàn hoàn thành, sự bổ sung thêm phi hành đoàn sẽ cho phép NASA và các đối tác tăng đáng kể việc thực hiện các nghiên cứu quan trọng mỗi ngày vì lợi ích của cả nhân loại' - Julie Robinson, Giám đốc phụ trách khoa học Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS của NASA cho biết.