Hé lộ nguyên nhân giết chết các phi hành gia Apollo

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu và giảm thiểu những rủi ro cho sức khỏe của các phi hành gia đang hoạt động ngoài quỹ đạo thấp (LEO). Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã dẫn tới sự phát triển các thiết bị và chế độ luyện tập được thiết kế đặc biệt nhằm duy trì sức khỏe của các phi hành gia hoạt động trong môi trường không trọng lực giống như ở trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).


Hé lộ nguyên nhân giết chết các phi hành gia Apollo

Hình ảnh phi hành gia Buzz Aldrin trên mặt trăng. Ảnh: NASA.

Tuy nhiên, khi các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Trung Quốc - thậm chí cả các tổ chức thương mại như SpaceX, cũng đang tập trung vào lĩnh vực thăm dò vũ trụ có người lái, một hình thức nguy hiểm khác cần phải được xem xét – đó là mối đe dọa từ bức xạ vũ trụ.

Các phi hành gia LEO, chẳng hạn như thành viên các phi hành đoàn của ISS phần lớn được bảo vệ khỏi bức xạ vũ trụ nhờ vào lớp bảo vệ từ quyển của trái đất có tác dụng làm chệch hướng các hạt nguy hiểm phát ra từ mặt trời.

Các thành viên của chương trình Apollo bay ra ngoài quỹ đạo thấp đã không được bảo vệ như vậy và đã chịu sự tiếp xúc trực tiếp với bức xạ vũ trụ. Bản chất của thám hiểm không gian đòi hỏi người tiên phong đi vào nơi mà loài người chưa từng được biết tới và cũng không tiến hóa để tồn tại trong môi trường đó. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho sứ mệnh tương lai là học hỏi từ những kinh nghiệm của những con người dũng cảm đã mạo hiểm vượt ra ngoài môi trường không trọng lực.

Nghiên cứu của giáo sư Delp đã tiến một bước xa hơn bằng cách quan sát nguyên nhân gây ra cái chết cho các phi hành gia Apollo nhằm xác định các rủi ro cho các nhà thám hiểm trong tương lai. Từ năm 1968 đến 1972, Apollo tiến hành 9 chuyến bay có người lái bay qua quỹ đạo thấp vào vũ trụ. Trong số 24 phi hành gia trong các phi hành đoàn trên tàu vũ trụ, có 8 phi hành gia đã qua đời.



Hình ảnh trái đất như “treo trên mặt trăng” được ghi lại trong sứ mệnh của Apollo 11.

Sau khi xem xét nguyên nhân của cái chết, giáo sư Delp nhận thấy rằng 43% các phi hành gia Apollo đã trở thành nạn nhân của các vấn đề tim mạch, một tỷ lệ cao hơn 5 lần so với phi hành đoàn mặt đất hay những phi hành gia không vượt ra ngoài từ quyển bảo vệ trái đất. Theo giáo sư Delp, có thể các khiếm khuyết về tim mạch là kết quả của sự tiếp xúc với bức xạ vũ trụ.

Để khám phá sâu lý thuyết của mình, giáo sư Delp cho chuột thí nghiệm với liều bức xạ tương tự như các phi hành gia hoạt động trong vũ trụ hấp thụ bức xạ. Và ông phát hiện ra rằng, 6 tháng sau khi chuột tiếp xúc với bức xạ - tương đương với 20 năm của con người, con vật thí nghiệm bắt đầu biểu lộ những dấu hiệu của suy động mạch. Đó chính là sự khởi đầu của các bệnh về tim mạch.



Hình ảnh bề mặt mặt trăng được ghi lại trong sứ mệnh của Apollo 11.

Có bằng chứng về mối liên quan giữa việc tiếp xúc với bức xạ vũ trụ và suy giảm chức năng tim mạch, giáo sư Delp hiện đang làm việc với NASA để phát triển các phương pháp chống lại các tác động của bức xạ vũ trụ. Chất chống oxy hóa đang được xem xét như một phương pháp điều trị tiềm năng bởi nó có thể bảo vệ các mạch máu của một nhà thám hiểm không gian.

Năng lực để giảm thiểu những nguy hiểm cho các phi hành gia trong tương lai gây ra bởi bức xạ vũ trụ mang ý nghĩa sống còn nếu NASA đạt được tiến bộ trong sứ mệnh nghiên cứu sao Hỏa, bước tiếp theo trong đó liên quan đến sự phát triển của môi trường sống lâu dài ở vành đai chính trong không gian giữa trái đất và mặt trăng.

Khắc Hiền (theo newatlas)

TIN LIÊN QUAN

Những bữa ăn khiến loài người đang "chết dần chết mòn"

Theo nghiên cứu của Viện Số liệu và đánh giá sức khỏe Hoa Kỳ (IMHE), thủ phạm nguy hiểm nhất đang giết chết chúng ta lại chính là chế độ ăn uống nghèo nàn.

NASA muốn bán trạm vũ trụ quốc tế ISS trong vòng 10 năm tới

Do khó khăn về tài chính cũng như mục tiêu nghiên cứu hiện giờ chủ yếu về sao Hỏa và các hành tinh xa hơn, NASA đang lên kế hoạch tìm đối tác để có thể bán được trạm vũ trụ quốc tế ISS (International Space Station).

20/7: Kỷ niệm 47 năm con người lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng

Vào ngày 20/7 của 47 năm về trước, phi hành đoàn sứ mệnh Apollo 11 đã đặt chân lên Mặt Trăng, chính thức đánh dấu lần đầu tiên con người chinh phục một thiên thể khác bên ngoài Trái Đất.

SpaceX phóng thành công tên lửa tái sử dụng Falcon cùng 2,9 tấn hàng lên ISS

Một tên lửa Falcon 9 mang theo tàu chở hàng Dragon vừa được SpaceX phóng lên quỹ đạo để tiếp tế cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Theo Space.com, vụ phóng lần thứ 12 diễn ra vào lúc 12h31’ giờ địa phương ngày 14/8 từ trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA

Boeing quyết đánh bại SpaceX trong cuộc đua đưa người lên sao Hỏa

CEO tập đoàn Boeing tiết lộ tham vọng chế tạo tên lửa đưa người lên sao Hỏa đầu tiên, vượt qua công ty đối thủ SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

NASA đốt tàu vũ trụ để nghiên cứu ngọn lửa trong không gian

NASA sẽ tạo ra một đám cháy bằng tàu vũ trụ Cygnus để tìm hiểu cách ngọn lửa hoạt động trong không gian.

Tự chẩn bệnh theo ‘bác sĩ google’- Nguy hiểm khó lường

Tự chẩn bệnh theo ‘bác sĩ google’- Nguy hiểm khó lường Một nghiên cứu mới tại Hoa Kỳ công bố: 43% người đã tự ‘chẩn đoán’ sai bệnh sau khi tìm kiếm trực tuyến các triệu chứng của họ qua google. Điều đáng nói là việc tự ‘chẩn đoán’ này làm năng sự

SpaceX được trao sứ mệnh chế tạo tàu vũ trụ có người lái thứ hai

Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian (SpaceX) đã được trao sứ mệnh thứ hai, chế tạo tàu vũ trụ có người lái Crew Dragon để đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

THỦ THUẬT HAY

Cách soạn thảo bằng giọng nói với ứng dụng Speechnotes

Với ứng dụng Speechnotes – Speech To Text, bạn có thể soạn thảo như một phần mềm soạn thảo văn bản thông thường hoặc đặc biệt hơn là nhập văn bản bằng giọng nói với hơn 100 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

Chuyển ảnh nhanh giữa iPhone với các thiết bị khác không cần cắm dây

Bạn có bao giờ cảm thấy phiền phức khi mỗi lần cần chuyển ảnh từ iPhone sang máy tính hay từ iPhone sang một iPhone khác không?...

12 bước để pivot startup

Nếu nhiều startup thực hiện pivot thì có lẽ đã có nhiều startup tồn tại hơn. Pivot là một bí mật để tồn tại. Học cách pivot sẽ giúp bạn cứu startup của mình khỏi thất bại và tiếp tục phát triển trong thời gian dài.

Hướng dẫn cách giảm dung lượng PDF Online không mất tiền

File PDF dung lượng lớn ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chia sẻ. Tuy nhiên, nếu biết cách giảm dung lượng PDF Online thì việc chia sẻ file cho mọi người sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong bài viết này Viettel

Hướng dẫn xem mật khẩu đã lưu trên Chrome cho Android

Cuối cùng người dùng Android cũng được bổ sung tính năng xem mật khẩu đã lưu, vốn quá quen thuộc trên Chrome máy tính. Chỉ cần cập nhật lên Chrome 62 bạn sẽ xem được mọi mật khẩu đã lưu ngay trong ứng dụng, thay vì

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá HP ProBook 450 G3: Đâu phải cứ "doanh nhân" là đắt tiền

Thiết kế bền bỉ với tiêu chuẩn quân đội, màn hình lớn kết hợp với nhiều công nghệ bảo mật, HP ProBook 450 G3 xứng đáng là một chiếc laptop doanh nhân cao cấp.

Camera kép 12MP + 13MP ống kính Zeiss, Nokia 8.1 liệu có chụp ảnh và quay phim tuyệt vời?

Nokia 8.1 là chiếc smartphone kế thừa thành công của Nokia 7 Plus, cũng là sản phẩm cuối cùng của Nokia trong năm 2018. Với camera kép 12MP + 13MP ống kính Zeiss, liệu chiếc smartphone này chụp ảnh và quay phim có tuyệt

Bắt trọn mọi khoảnh khắc lung linh với camera chống rung OIS trên Galaxy A52s 5G

Trang bị những công nghệ hàng đầu mà vô cùng thiết thực, Galaxy A52s 5G với camera chính chống rung quang học OIS và Chụp một chạm, giúp lưu giữ khoảnh khắc đắt giá chỉ với một lần nhấn chụp. Tiên phong camera chống