Cuộc tàn sát chủng tộc Holocaust, cuộc diệt chủng ở Rwanda là hai trong số những sự kiện bi thương nhất trong lịch sử nhân loại.
Holocaust - cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Chiến tranh thế giới 2 do phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Để giết hại tù nhân, Đức quốc xã sử dụng carbon monoxide, khí Zyklon-B để giết lượng lớn tù nhân trong cùng một thời gian tại các trại tập trung như Auschwitz, Belzec và Chelmno. Đây là một trong số những sự kiện bi thương nhất trong lịch sử, khiến nhân loại không khỏi rùng mình sợ hãi.
Cuộc diệt chủng Rwanda xảy ra tại Rwanda, miền trung châu Phi năm 1994 là một trong những sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Đây là nạn diệt chủng kinh hoàng giữa 2 sắc tộc: người Hutu và người Tutsi. Trong 100 ngày diễn ra cuộc thảm sát, 1/8 dân số của đất nước, tức khoảng gần 1 triệu người thiệt mạng.
Cái chết đen là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất trong lịch sử. Đại dịch này đã gây ra cái chết của khoảng 200 triệu người ở châu Âu. Giai đoạn 1348 - 1350 được cho là thời gian có nhiều người thiệt mạng nhất vì căn bệnh dịch hạch này.
Ngày 4/7/1961, tàu ngầm K-19 của Liên Xô bị rò rỉ phóng xạ tại khu vực Bắc Đại Tây Dương. Do không có hệ thống làm lạnh tại chỗ để hạ nhiệt lò phản ứng và ngăn chặn vụ nổ nên thủy thủ đoàn đã quyết định mở cửa vào trong khu vực lò phản ứng, đối mặt với đám bụi phóng xạ chết người, để lắp hệ thống làm lạnh phụ.
Hậu quả là các thủy thủ bị nhiễm xạ. 3 tuần sau khi xảy ra vụ nổ tại tàu ngầm K-19, 8 thành viên thủy thủ đoàn tử vong. Trong những năm tiếp theo, 15 người trong thủy thủ đoàn cũng qua đời do bị nhiễm phóng xạ. Ngoài ra, 117 người khác chịu những mức độ bệnh nhiễm phóng xạ khác nhau. Đây được coi là một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử.
Trận Stalingrad là trận chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại cũng như trong Chiến tranh thế giới 2. Đây là cuộc chiến giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô diễn ta từ ngày 17/7/1942 - 2/2/1943. Trong cuộc chiến đó, Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức. Mặc dù thắng trận nhưng Liên Xô chịu thương vong tới gần 1 triệu người. Còn về phía Đức, gần 1/4 quân số toàn chiến trường Xô-Đức bị tiêu diệt.
Cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại sự cai trị của người La Mã diễn ra vào năm 66 - 70. Trong cuộc nổi dậy đó, ban đầu người Do Thái chiếm ưu thế nhưng sau đó La Mã Titus đã giành lại quyền chủ động. Đến mùa hè năm 70, đội quân gồm 60.000 người La Mã đánh bại quân khởi nghĩa Do Thái tại Jerusalem. Hàng ngàn người Do Thái bị giết, đóng đinh vào giá chữ thập hoặc bị bắt làm nô lệ. Cùng với đó là nhiều tài liệu, ngôi đền của người Do Thái bị phá hủy.
Năm 1945, sau cuộc chiến giữa quân đội Anh và phát xít Nhật, ước tính khoảng 1.000 lính Nhật Bản đã phải chạy trốn vào vùng đầm lầy bao quanh hòn đảo Ramree ở ngoài khơi bờ biển của Myanmar. Vùng đầm lầy này được coi là lãnh địa của cá sấu nước mặn. Không ai có thể ngờ được rằng, khoảng 1.000 lính Nhật Bản đã phải chạy trốn vào vùng đầm lầy đó nhưng chỉ có khoảng 20 người được tìm thấy là còn sống.
Cập nhật: 20/07/2016
Theo Kiến Thức