Lần đầu tiên tàu vũ trụ Juno probe tiếp cận gần nhất với sao Mộc vào đêm qua sau khi bay hơn 1,7 tỷ dặm trong suốt hơn 5 năm qua, bắt đầu cung cấp cho các nhà khoa học dữ liệu đầy đủ nhất cho đến nay về sao Mộc, một hành tinh bí ẩn bậc nhất trong thái dương hệ.
Đúng 10g18 sáng 5-7, Juno thực hiện công đoạn quan trọng nhất của hành trình đó là đốt đi động cơ chính để giảm tốc độ xuống còn khoảng 2.000km/h. Sở dĩ Juno phải hạ vận tốc xuống mức này để bị lực hấp dẫn của Mộc Tinh hút vào và 'rớt' vào quỹ đạo của hành tinh này.
Success! Engine burn complete. #Juno is now orbiting #Jupiter, poised to unlock the planet's secrets. https://t.co/YFsOJ9YYb5
— NASA (@NASA) July 5, 2016
Quá trình đốt động cơ chính này kéo dài 35 phút. Sau khi đạt vận tốc mong muốn, Juno chỉ có 1,2 giây để lọt vào đúng một khoảng xác định chỉ rộng 10km. Nếu không hội đủ hai điều kiện nay, điều tệ hại nhất sẽ đến với Juno. Tàu vũ trụ này cạn kiệt năng lượng và chết.
Trong điều kiện ngặt nghèo như vậy, Juno còn phải 'luồn lách' qua một 'bãi mìn' là những điểm bức xạ cực mạnh xunh quanh Mộc Tinh. Những điểm bức xạ này có thể làm hư hỏng toàn bộ thiết bị lắp đặt trên tàu.
Đến 10g56, Juno chính thức 'đáp' vào quỹ đạo của Mộc Tinh.
Ngay khi vào khí quyển của Mộc Tinh, Juno sẽ bay xung quanh hành tinh này theo quỹ đạo hình elipse trong 53 ngày. Sau đó, Juno sẽ đốt thêm một động cơ, để tiến gần hơn Mộc Tinh, và chỉ mất 14 ngày để bay quanh hành tinh này theo một quỹ đạo elipse nhỏ hơn ban đầu. Lúc này, nó mới bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ khoa học.
Main engine burn is go. I’m burnin', burnin', burnin' for you, #Jupiter. pic.twitter.com/b3SHm3Gphj
— NASA's Juno Mission (@NASAJuno) July 5, 2016
Juno probe là tàu vũ trụ không người lái với 3 cánh quạt khổng lồ vận hành bằng năng lượng Mặt trời. Trạm Juno quay quanh hành tinh này theo quỹ đạo hình elip ở khoảng cách 5000km kể từ bầu khí quyển của nó. Tàu vũ trụ Juno probe sẽ thu thập được những dữ liệu mà từ Trái Đất sẽ bị hạn chế và không nghiên cứu được, như thời tiết trong khí quyển, đặc tính từ trường và lịch sử hình thành của hành tinh. Nếu sứ mệnh này thành công, nó sẽ là sứ mệnh có thời gian thực hiện lâu dài thứ hai sau phi thuyền Galileo vào cuối những năm 90 và đầu những năm thế kỷ 21. Tuy nhiên, có lẽ thời gian hoạt động của Juno sẽ ngắn hơn nhiều, vì dự kiến nó sẽ tìm hiểu về sự tác động của Sao Mộc vào tháng 2 năm 2018.
Juno được phóng lên từ Trạm Không quân Cape Canaveral vào ngày 5 tháng 8 năm 2011, lúc này có tám phi thuyền khác đã bay tới Sao Mộc trong một thập kỷ trước đó. Tàu vũ trụ Juno sử dụng năng lượng Mặt Trời, trong khi thế hệ phi thuyền đi trước nó sử dụng năng lượng hạt nhân như plutonium và công nghệ cũ này đang được NASA hạn chế.
Tên Juno được đặt từ một câu chuyện Thần thoại Hy Lạp - La Mã. Thần Zeus hay thần Jupiter là Chúa tể của các vị thần, ông làm một bức màn mây dày đặc bao xung quanh mình để làm những việc mà không muốn vợ ông biết, nhưng vợ ông là nữ thần Juno có thể nhìn xuyên qua những lớp mây đó và thấy được rõ ràng bản chất của thần Jupiter. Ý nghĩa là tàu Juno sẽ nhìn qua được bầu khí quyển của hành tinh Jupiter (Mộc Tinh) để hiểu được bản chất của hành tinh này.
Dự kiến 27-8 là ngày đầu tiên Juno chụp được các hình ảnh cận cảnh của Mộc Tinh để gửi về trái đất. Cũng trong ngày này, NASA sẽ kích hoạt tất cả thiết bị khoa học trên Juno để lấy dữ liệu của Mộc Tinh.