Các kỹ sư của Đại học Manchester (Vương quốc Anh) vừa trình làng một robot mới có khả năng bơi lặn và làm sạch ô nhiễm phóng xạ.
Năm 2011, một cơn sóng thần cao 10 mét khiến 19.000 người dân Nhật Bản thiệt mạng và đánh thẳng vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. Điều này dẫn đến một thảm họa hạt nhân nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử quốc gia này. Cho đến nay các nhà nghiên cứu và giới chức vẫn đang vật lộn để làm sạch nhiên liệu rò rỉ trong các vùng nhiễm phóng xạ.
Nguồn: vietnammoi.vn
Nguồn: News.zing.vn
Nguồn: mybroadband.co.za
Không chỉ Fukushima hay Sellafield (Anh) mà còn rất nhiều khu vực khác trên thế giới vẫn bị ô nhiễm nặng bởi chất phóng xạ và cần tẩy sạch. Các kỹ thuật hiện tại thực hiện việc này mất rất nhiều thời gian và cực kỳ tốn kém. Mặt khác, việc xử lý vẫn phụ thuộc chủ yếu vào con người khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giải pháp cho tình trạng này là một robot mới được gọi là Avexis có thể giúp cắt giảm chi phí cũng như giảm thời gian làm việc, đồng thời tránh cho con người phải chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ.
Nguồn: UOM ROBOTICS
Được thiết kế phù hợp với các cổng vào đường kính 100 mm trong các lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima. Nó sẽ xác định và phân tích các nhiên liệu nóng chảy ở đây và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với môi trường và con người nếu thoát ra ngoài.
Ảnh: Internet
Avexis được thiết kế bởi các kỹ sư của Đại học Manchester. Họ đã nhận được khoản tài trợ lên đến 2,1 triệu USD từ NASA vào tháng 3 vừa qua.
Robot sử dụng các kỹ thuật và công nghệ về quang phổ, quang học, các phương pháp phát hiện bức xạ tiên tiến và các công nghệ cảm biến mới nhất. Họ tạo ra các bản đồ 3D về địa hình, môi trường và đánh dấu các vị trí nhiễm xạ tại Fukushima và Sellafield.
Một số hình ảnh khác về robot Avexis mớ được công bố:
Nguồn: UOM ROBOTICS
Các khu vực xung quanh Fukushima vẫn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khoảng 58.000 người dân phải di dời khỏi nhà của họ. Ngành công nghiệp thực phẩm ở đây đã hoàn toàn bị tê liệt. Đời sống ở các khu vực này rất khó khăn. Điều đó đã thôi thúc các nhà khoa học thiết kế robot này. Họ hi vọng rằng robot có thể triển khai làm việc tại Fukushima trong tháng 2/2018.
Sơn Tùng