1. Xác định thời gian còn lại trước khi mặt trời lặn
Từ thời xa xưa, khi chưa có đồng hồ hay điện thoại di dộng để xem thời gian, người ta thường quan sát mặt trời để ước tính giờ trong ngày. Nhưng điều đặc biệt ở đây là bạn chỉ cần dùng bàn tay của mình để xác định thời gian mặt trời lặn thôi đấy!
Bạn hãy khép bàn tay lại và đưa về phía mặt trời sao cho mép của ngón trỏ chạm vào mặt trời, các ngón còn lại trùng với đường chân trời (như hình trên). Hãy đếm số ngón tay từ mặt trời đến đường chân trời, mỗi ngón tay của bạn lúc này tượng trưng cho 15 phút trước khi màn đêm buông xuống.
2. Số lượng ngày trong một tháng
Nắm bàn tay lại tạo thành nắm đấm và bắt đầu đếm tháng theo các khớp nối. Mỗi khớp nổi lên hoặc khoảng cách giữa hai khớp được tính là một tháng. Nếu chỉ đếm trên một bàn tay, sau khi hết lượt, hãy bắt đầu lại ở khớp nối của ngón tay trỏ của bàn tay còn lại. Tháng nằm trên khớp nổi thì có 31 ngày, còn nằm ở khoảng cách thì có 30 ngày hoặc ít hơn.
3. Xác định mặt trăng đang khuyết đi hay tròn dần ra
Nghe có vẻ xa vời nhưng thật ra đơn giản lắm các bạn ạ! Hãy nhớ kỹ ba chữ cái này nhé: C, O, D. Chữ C cho ta thấy mặt trăng đang trong giai đoạn khuyết dần, chữ O như hình mặt trăng tròn, còn trăng hình chữ D tức là đang ở giai đoạn tròn dần ra.
4. Mẹo nhớ chữ số La Mã
Thời cấp 1, dường như chúng ta chỉ nhớ những chữ số La Mã I, V, X tương ứng với số 1, 5, 10. Thế nhưng bây giờ bạn có tự tin rằng mình biết chữ số La Mã hàng trăm, hàng nghìn không? Có một bí quyết đơn giản, hãy nhớ câu thần chú này: Мy Dear Сat Loves Хtra Vitamins Intensely (Chú mèo cưng của tôi cực kì thích vitamin), các chữ cái đầu tiên trong câu đại diện cho chữ số La Mã theo thứ tự giảm dần (như hình).
5. Kiểm tra chất lượng của pin
Thật dễ dàng để kiểm tra chất lượng của pin qua một hành động đơn giản: Để hai quả pin rơi tự do từ độ cao khoảng 1-2 cm, quả pin nào bật lên rồi rơi xuống (như viên pin trái) có nghĩa là đã hết năng lượng.
6. Làm phép nhân bằng cách sử dụng các ngón tay
Thông thường, chúng ta dễ dàng ghi nhớ các phép tính nhân với những số nhỏ, đơn giản. Nhưng với những con số từ 6, 7,... trở lên thì đó là một điều khó khăn và có một chút bối rối không hề nhẹ đấy! Dưới đây là một mẹo nhỏ giúp bạn có thể thực hiện phép tính nhân từ số 6 đến số 10 đấy!
Xòe hai bàn tay, để lòng bàn tay đối mặt với cơ thể và các ngón tay đối đầu với nhau. Đầu tiên, hãy nhớ ngón nào đại diện cho số đó. Ngón út, ngón tay đeo nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái lần lượt đại diện cho số 6, 7, 8, 9 và 10. Ví dụ phép nhân 7x8 nhé!
7. Dễ dàng cùng phép nhân với 9
Đối với phép tính nhân với 9, giữ các ngón tay hướng lên trên. Để nhân một số bất kỳ với 9, chỉ cần uốn cong ngón tay tương ứng (thừa số nhân với 9). Các ngón tay nằm phía trước có nghĩa là hàng chục, phía sau là hàng đơn vị. Ví dụ: 7 x 9, số ngón tay phía trước là 6 và có 3 ngón tay phía sau, chúng ta nhận được câu trả lời: 7 × 9 = 63.
8. Đo chiều dài
Có khi nào bạn đang cần đo một vật gì đó mà không có thước trong tay không? Lúc đó bạn sẽ làm gì? Mình có một cách đơn giản để ước chừng vật đó đấy! Với tỷ lệ của một người bình thường, khoảng cách giữa ngón tay cái và ngón trỏ khoảng 18 cm, khoảng cách giữa ngón cái và ngón út là khoảng 20 cm. Phương pháp này không hoàn toàn chính xác do kích cỡ tay khác nhau của mỗi người nhưng trong trường hợp không có thước thì nó cũng hữu hiệu đấy!
9. Đo độ của một góc
Xoè rộng các ngón tay, đặt bàn tay lên bề mặt bạn muốn đo. Ngón út nằm dưới cùng nghĩa là 0°. Góc giữa ngón cái và ngón tay út sẽ đại diện cho 90°, các góc giữa ngón út và các ngón tay khác là 30°, 45° và 60°.
Đôi khi những hành động đơn giản cũng có thể giúp ta tính toán nhanh trong đời sống rồi đấy. Hãy ghi nhớ và sử dụng vào những lúc cần thiết nhé!
Nguồn: http://www.techrum.vn/threads/cuc-sng-se-tro-nen-d-dang-voi-9-meo-nh-duc-hc-t-thoi-tiu-hc.147395/