Bằng một số kỹ thuật quan sát, các chuyên gia nhận thấy vài hành tinh trong hệ sao-hành tinh Trappist-1 có chứa thứ quan trọng nhất để duy trì sự sống - nước.
Rất nhiều nghi ngờ sau đó đã được đưa ra về khả năng duy trì sự sống của các hành tinh cách chúng ta 40 năm ánh sáng này. Tuy nhiên mới đây, một nhóm nghiên cứu tuyên bố đã tìm ra bằng chứng về điều này.
Hệ sao-hành tinh Trappist-1.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu do nhà Vincent Bourrier - nhà thiên văn người Thụy Sĩ thuộc ĐH Observatoire de Genève dẫn đầu đã sử dụng hệ thống hình ảnh quang phổ (STIS) từ Kính viễn vọng không gian Hubble. Nhóm muốn tìm hiểu mật độ tương tác của tia cực tím giữa các hành tinh trong hệ - thứ có thể tiết lộ môi trường khí quyển của chúng.
' Tia cực tím là một yếu tố quan trọng đối với bầu khí quyển của các hành tinh' - Bourrier cho biết.
'Nó có thể phá vỡ các phân tử hơi nước trong khí quyển, tạo thành hydro và oxy'.
Với STIS, Bourrier cho biết họ có thể xác định được sự hiện diện của hydro xung quanh bầu khí quyển của từng hành tinh, và nhờ đó chứng minh được trong đó có hơi nước.
Kết quả, các chuyên gia nhận định 2 hành tinh gần nhất là Trappist-1b và Trappist-1c có nhiều khả năng chứa rất nhiều nước - tương đương với 20 lần lượng nước trong các đại dương trên Trái đất.
Trappist-1b và Trappist-1c có nhiều khả năng chứa rất nhiều nước.
Tuy nhiên, các hành tinh còn lại có thể không được may mắn như thế. Theo Bourrier, cả 3 hành tinh thuộc vùng Goldilock là 1e, 1f và 1g nhiều khả năng đã mất đi rất nhiều nước, dù vẫn có thể còn nước trên bề mặt.
Các tính toán về tỉ lệ thất thoát nước và tốc độ tái tạo nước địa lý đều ủng hộ giả thuyết của nhóm. Tuy vậy, họ cũng chưa thể đưa ra kết luận nếu chỉ dựa vào kính viễn vọng và xữ liệu.
Hơn nữa, kể cả khi hệ Trappist-1 có chứa nước thì cũng chưa chắc các hành tinh tại đây có thể ở được. Lý do là vì chúng ở quá gần so với ngôi sao chủ, và bão mặt trời có thể khiến mọi chuyện trở nên bất khả thi.
Trappist-1b có thể chứa lượng nước lớn gấp 20 lần Trái đất.
Nhưng dù sao các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, vì đây vẫn là hy vọng lớn nhất của con người.