Không có phần nào của bộ não chịu trách nhiệm về hồi ức: Vậy kỷ niệm của chúng ta nằm ở đâu?

Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Báo Đại Kỷ Nguyên đã khám phá các nghiên cứu khoa học cũng như các câu chuyện chứng nghiệm những hiện tượng và lý thuyết thách thức nhiều hiểu biết hiện nay của chúng ta, từ đó xem xét các ý tưởng mới lạ, kích thích trí tưởng tượng và mở ra những cơ hội mới.
Không có phần nào của bộ não chịu trách nhiệm về hồi ức: Vậy kỷ niệm của chúng ta nằm ở đâu?


Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn không thể giải thích tại sao không có phần nào của bộ não chịu trách nhiệm về các hồi ức.
Người ta thừa nhận rộng rãi sự thật là các ký ức có tồn tại đâu đó trong đầu não của chúng ta. Nhưng dù có làm gì đi nữa, thì các nhà nghiên cứu y khoa cũng không tài nào xác định được khu vực não bộ chuyên lưu trữ những ký ức của chúng ta.

Liệu đó có phải đó là vì các ký ức của chúng ta được lưu trữ trong một không gian ngoài cơ thể chúng ta hay không?  Bác sỹ Rupert Sheldrake, một nhà sinh học, tác giả và nhà nghiên cứu đã ghi nhận các nghiên cứu về tâm trí theo hai hướng.
Trong khi đa phần các nhà khoa học tìm hiểu bên trong, bên ngoài hộp sọ, thì theo bác sỹ Sheldrake, ký ức không nằm trong khu vực cụ thể nào của não bộ, mà có vẻ như nó nằm trong một trường bao quanh và xâm lấn bộ não.

Bộ não vận hành như một “người giải mã” đối với những luồng thông tin phát xuất ra nhờ sự tương tác giữa cá nhân và môi trường xung quanh người đó.
Trong bài báo của mình có tựa đề “Linh hồn, ký ức và Cộng hưởng hình thái học nguyên bản, Vô thức tập thể” xuất bản trong tạp chí khoa học Các quan điểm tâm lý, tiến sỹ Sheldrake đã so sánh bộ não với một chiếc ti vi, để giải thích cơ chế tương tác giữa ý thức và bộ não.


“Nếu tôi phá hủy chiếc ti vi của bạn thì bạn sẽ không thể nào nhận được sóng của bất kỳ kênh nào nữa, hoặc nếu tôi hủy hoại phần âm thanh của ti vi, làm cho ti vi mất tiếng sao cho bạn vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh, thì nó không chứng minh rằng âm thanh hay hình ảnh được lưu trữ bên trong chiếc ti vi.”

Điều này cho thấy bằng việc gây tác động tới hệ thống kiểm soát, bạn sẽ lập tức không còn nhận được tín hiệu nữa.
Như vậy, hiện tượng mất trí nhớ do não bộ bị tổn thương không chứng minh là ký ức được tồn trữ bên trong bộ não.

Thực tế, đa phần việc mất trí nhớ đều có tính tạm thời. Ví dụ, một chấn thương hay chấn động dẫn tới hội chứng lãng quên chỉ là tạm thời.
Các lý thuyết thần kinh học cổ điển cho rằng ký ức bị mất đi khi các tế bào chứa ký ức bị tổn thương, từ đó ký ức sẽ không thể hồi phục, quay trở lại.
Những lý thuyết này sẽ khiến người ta bó tay không giải thích nổi khi thấy chúng thực sự hồi phục, quay trở lại.” Tiến sỹ Sheldrake đã viết trong bài báo của mình như vậy.
Ông còn nhấn thêm một bước khi bác bỏ khái niệm cho rằng ký ức được tồn trữ trong não bộ, đề cập tới các kinh nghiệm quan trọng theo ông đã bị diễn giải sai lệch.
Các thí nghiệm tập trung vào các bệnh nhân có khả năng nhớ rất rõ cảnh tượng nhìn thấy trong quá khứ khi các khu vực trong não bộ của họ bị kích điện.
Nếu tôi kích thích một mạch trong TV, và nó nhảy sang kênh khác thì không có nghĩa là các thông tin được tồn trữ bên trong mạch.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận cho rằng các khu vực bị kích điện có phản ứng một cách logic tới các khu vực chứa ký ức, thì ông vẫn bảo trì một quan điểm khác sử dụng ví dụ tương tự như với ti vi: nếu tôi kích thích một mạch trong TV, và nó nhảy sang kênh khác thì không có nghĩa là các thông tin được tồn trữ bên trong mạch.
Các trường tạo hình

Nhưng nếu ký ức không nằm trong não bộ, thì chúng nằm ở đâu? Đi theo các khái niệm do các nhà sinh học trước đây đề ra, Sheldrake cho rằng các tổ chức cơ quan có hình thái cộng hưởng của riêng mình- một trường tồn tại cả bên trong và xung quanh cơ quan đó, đưa ra cho nó các hướng dẫn và hình thái.
Phương thức tiếp cận tạo hình thái là một giải pháp đối với những hiểu biết sinh học mang tính máy móc và giản hóa, nó cho rằng các cơ quan tổ chức được gắn kết mật thiết với trường này một cách tương ứng, kết nối bản thân chúng với ký ức đã tích lũy mà toàn bộ vật chủ đã trải nghiệm trong quá khứ.
Nhưng các trường này ngày càng trở nên cụ thể, hình thành nên các trường nằm bên trong trường tương tự, mỗi linh hồn- và mỗi một cơ quan- có chức năng cộng hưởng và lịch sử riêng, ổn định các cơ quan, tổ chức dựa trên Kinh nghiệm.
Rất nhiều các nhà thần kinh học tiếp tục tiến hành các thí nghiệm sâu hơn nữa trong bộ não nhằm tìm ra vị trí của ký ức.
khi cắt bỏ 50% não của một con chuột, thì nó vẫn có khả năng nhớ được tất cả các kỹ năng nó đã được huấn luyện.
Một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực này là Karl Lashley, người đã công bố một thí nghiệm sau khi cắt bỏ 50% não của một con chuột, thì nó vẫn có khả năng nhớ được tất cả các kỹ năng nó đã được huấn luyện.
Điều này gây cho người ta sự tò mò cao độ khi với một nửa bộ não bị cắt bỏ, con chuột thí nghiệm không có bất kỳ điều khác biệt, bất kể bên não bị cắt là bán cầu não trái hay phải, nó vẫn có thể biểu diễn các hành vi đã được học trước đó. Các nghiên cứu trên các loài động vật khác cũng  cho ra kết quả tương tự.
Hãy tưởng tượng điều này
Lý thuyết toàn ảnh, với các thí nghiệm như của Lashley, cho rằng ký ức không nằm trong một bộ phận nhất định của bộ não, mà nằm trong toàn bộ não.
Nói cách khác, ký ức được lưu giữ như một loại hình thái thông qua bộ não, như hình ảnh ba chiều.

Các nhà thần kinh học còn phát hiện bộ não không phải là một cá thể tĩnh, mà vận động hỗn độn- không ngừng nghỉ – tất cả các chất hóa học và tế bào đều tác động và thay đổi vị trí liên tục.
Nó khác hoàn toàn ổ đĩa cứng của một chiếc máy vi tính có một hình thái cố định không thay đổi, và cho ra những thông tin tương tự đã được ghi nhớ cách đây nhiều năm.
Rất khó duy trì nhận định rằng ký ức có thể được lưu giữ và bảo tồn theo cách này trong một bộ não liên tục và vĩnh viễn thay đổi.
Tuy nhiên, với những gì chúng ta được biết, cho rằng những suy nghĩ và tư duy được lưu giữ trong đầu não của chúng ta, thì ý tưởng rằng ký ức có thể bị ảnh hưởng bởi những gì nằm bên ngoài bộ não khiến mọi việc trở nên rối rắm.
Trong võng mạc hình ảnh sẽ bị đảo lộn
Sheldrake viết trong Các thí nghiệm chính yếu rằng “…qua việc đọc một trang sách, các tia sáng vụt qua trang sách truyền tới mắt, hình thành một hình ảnh đảo ngược trong võng mạc.
Hình ảnh này được các tế bào cảm ứng hình ảnh phát hiện, khiến thần kinh vận động truyền qua các dây thần kinh thị giác, dẫn tới những hình thái hoạt động điện hóa phức tạp trong bộ não.
Tất cả những thứ này được công bố chi tiết bằng các kỹ thuật thần kinh học. Nhưng giờ mới tới phần bí ẩn.
Bạn sẽ nhận thức được trang giấy này. Bạn trải nghiệm được những gì nằm bên ngoài bạn, trước mặt bạn.
Nhưng, từ quan điểm khoa học thông thường mà xét, trải nghiệm này là ảo ảnh. Trong thực tế, hình ảnh ở bên ngoài bạn, chứa đựng trong phần còn lại các hoạt động của tinh thần.
Những nhà nghiên cứu như Sheldrake tin rằng vị trí thực sự của ký ức là ở trong một chiều không gian không thể quan sát được.
Ý tưởng này đồng nhất với các khái niệm nguyên thủy xa xôi với thuyết “vô thức tập hợp” của Carl Jung hay tư duy của Đạo Lão xem tâm trí và tư duy con người xuất phát từ các nguồn cả bên trong và bên ngoài, bao gồm những ảnh hưởng về mặt năng lượng của một số cơ quan tổ chức khác (tất nhiên ngoại trừ bộ não).
Jaxon Buell, một cậu bé kém may mắn khi sinh ra chỉ có 1/5 bộ não so với người bình thường nhưng em vẫn sống khỏe mạnh và có thể nói “I love you” với cha mẹ. Jaxon cũng đang dần phát triển các kỹ năng vận động, đồng thời có thể nhìn và nghe được.
Về mặt này, bộ não không có vai trò như một phương tiện lưu trữ thông tin hoặc suy nghĩ, nhưng đóng vai trò là cầu nối hữu hình cần thiết kết nối cá nhân với trường tạo hình của cá nhân ấy.
Lê Anh (biên dịch từ Epoch Times France)
Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học "hồi sinh" thành công những con giun đông lạnh 42.000 năm tuổi

Theo Engadget, các nhà khoa học Nga tuyên bố đã hồi sinh một cặp giun tròn bị đông lạnh từ 30.000 đến 42.000 năm tuổi. Mẫu vật đầu tiên được cho là đã tồn tại cách đây 32.000 năm được tìm thấy trong một hang động gần công viên Pleistocene. Mẫu còn

Thử nghiệm kiểm chứng thuyết của Einstein cho thấy đúng là khối lượng Mặt Trời đang giảm

Quỹ đạo của sao Thủy được cho là minh chứng rõ ràng nhất cho lý thuyết này và thực sự, trước công trình của nhà bác học Einstein, các nhà khoa học đã vô cùng bối rối bởi quỹ đạo kỳ lạ của hành tinh này.

Tiếng ồn trắng liệu có gây tổn hại cho não?

Tiếng ồn trắng thường giúp bạn cảm thấy thư thái hơn, nhưng một nghiên cứu đánh giá tổng hợp gần đây cảnh báo chúng ẩn chứa một mối nguy hiểm. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Tập đoàn Khoa học Posit của Mỹ nói rằng việc tiếp xúc với âm thanh ngẫu

Nhà khoa học vũ trụ Stephen Hawking đã qua đời ở tuổi 76

Thông tin trên được các công của ông - Lucy, Robert và Tim, chia sẻ với hãng BBC: “Chúng tôi vô cùng đau buồn báo tin rằng người cha yêu quý của chúng tôi đã qua đời hôm nay. Ông là một nha khoa học vĩ đại và một người đàn ông phi thường với nhiều

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ quan thứ 80 trong cơ thể người?

Cơ quan mới nói trên được phát hiện một cách tương đối tình cờ. Trong quá trình nghiên cứu mô trong ống dẫn mật của một số bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có một số cấu trúc lạ trong các mô bao quanh ống dẫn. Lúc đó, họ không thể xác

Nuôi chó có thể giúp bạn sống thọ hơn

Bằng cách theo dõi số người tử vong trong 12 năm, đồng thời loại bỏ những yếu tố độ tuổi, giới tính, các nhà khoa học đã tính ra được tỷ lệ tử vong của những người có và không nuôi chó.

Lạm dụng thuốc trừ sâu, 75% mật ong trên thế giới chứa độc tố

Lượng thuốc trừ sâu phát hiện trong mật ong vẫn nằm trong mức an toàn với con người, nhưng có thể gây hại cho ong và các loài vật khác. Theo BBC, các nhà khoa học phát hiện dư lượng nhỏ một loại thuốc trừ sâu có tên neonicotinoid trong 75% mẫu mật

Nghiên cứu cho thấy vắc-xin mRNA có thể ngăn chặn ung thư tuyến tụy

Vắc-xin RNA thông tin (mRNA) có thể là điều nóng nhất trong khoa học hiện nay, vì chúng đã giúp lật ngược tình thế chống lại COVID-19.

THỦ THUẬT HAY

Cách cài đặt, sử dụng Cinebench để tự đo hiệu năng hệ thống

Đây là cách bạn tự xem điểm benchmark máy tính của chính mình.

Cách chèn checkbox trong Excel mới nhất

Rất nhiều người đã từng đặt câu hỏi 'Làm sao để thêm một ô tick (checkbox) trong Excel?' hay 'Làm sao để thể hiện dữ liệu dưới dạng checkbox?'. Sau đây là một trong số rất nhiều giải pháp mà bạn có thể làm trong Excel.

EaseUS: Phục hồi dữ liệu trên iPhone/iPad

EaseUS MobiSaver là công cụ vô cùng mạnh mẽ và được tạo ra giúp cho người sử dụng có thể lấy lại nhanh chóng dữ liệu mà họ vô tình xóa đi trong...

GFX Bench 5.0 ứng dụng chấm điểm hiệu năng smartphone chuyên sâu và chính xác nhất

Trong phiên bản GFX Bench 5.0 sẽ xuất hiện thêm bài thử nghiệm xử lý khung cảnh Aztec Ruins chạy trên nhiều API cấp thấp để kiểm tra giúp người dùng có thể so sánh hiệu năng của những thiết bị chuyên sâu hơn.

Những phím tắt Kodi hữu ích mà bạn nên biết

Cũng tương tự như những phần mềm nghe nhạc khác như KMPlayer, VLC Media Player thì Kodi cũng có hệ thống phím tắt riêng. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ những phím tắt Kodi thông dụng, giúp quá

ĐÁNH GIÁ NHANH

Nikon D7500 và D7200 - So sánh và đánh giá

Sau hai năm thống trị ở phân khúc semi-rpo của chiếc D7200, Nikon đã cho ra mắt D7500 với các tính năng khá cao cấp như của chiếc D500 được mệnh danh là “vua crop”. Nhưng sản phẩm mới cũng đã bị hãng loai bớt một vài

Toyota Rush 1.5 AT có những ưu, nhược điểm gì đáng chú ý

Được coi là chiếc xe đàn em của Innova, Toyota Rush 1.5 AT dành cho 7 người ngồi có đáng với mức giá 668 triệu đồng?

So sánh ảnh chụp từ camera của Nokia 6 2018 và Nokia 6 2017

Hôm nay (5/1), Nokia 6 2018 đã chính thức ra mắt, thiết bị có nhiều nâng cấp trong cấu hình nhưng về camera, nó vẫn giữ nguyên như thế hệ cũ, độ phân giải camera trước sau là 8/16 MP.