Các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ quan thứ 80 trong cơ thể người?

Không chỉ vũ trụ mới ẩn chứa vô vàn bí ẩn mà chính trong cơ thể con người cũng còn nhiều điều mà người ta chưa biết. Một minh chứng rõ ràng chính là các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện ra một cơ quan hoàn toàn mới trong cơ thể người: interstitium. Đây là một lớp màng mỏng chứa đầy dịch nằm bên dưới da với nhiệm vụ tạo lớp đệm và bảo vệ các cơ quan khác bên trong cơ thể.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ quan thứ 80 trong cơ thể người?

Cơ quan mới nói trên được phát hiện một cách tương đối tình cờ. Trong quá trình nghiên cứu mô trong ống dẫn mật của một số bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có một số cấu trúc lạ trong các mô bao quanh ống dẫn. Lúc đó, họ không thể xác định chính xác các mô lạ và từ đó, họ quyết định nghiên cứu sâu hơn về chúng. Qua kết quả phân tích, các nhà nghiên cứu nhận thấy những mô này khác với tất cả các loại mô khác trong cơ thể.

Sâu hơn nữa, các nhà nghiên cứu quyết định đông lạnh các mô lạ và quan sát dưới kính hiển vi. Họ phát hiện rằng mô lạ được tạo thành từ một mạng lưới các protein bao quanh các túi chứa dịch và cấu trúc này xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Dựa trên kết quả này, các nhà khoa học tin rằng loại mô lạ phát hiện trước đó chính là một phần của một cơ quan hoàn toàn mới - interstitium. Các nhà khoa học cho rằng interstitium chính là bộ phận hấp thụ sốc, có thể co giãn nhằm để bảo vệ nội quan khỏi tác động từ ngoại lực.

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào mà xưa giờ người ta không phát hiện ra một loại cơ quan lớn đến như thế trong cơ thể người? Các nhà nghiên cứu cho rằng chủ yếu là do cách nghiên cứu mô trước giờ vốn được tiến hành bằng cách cắt mô ra khỏi khối lớn, từ đó làm hỏng và chảy dịch, khiến cơ quan không thể được phát hiện một cách tổng thể. Trong khi đó đối với nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã dùng một thiết bị mới gọi là Đầu dò nội soi đồng tiêu quét laser (PCLE) để quan sát trực tiếp ngay bên trong khối mô mà không cần cắt hoặc làm tổn thương chúng. Nhờ công nghệ này mà họ đã có thể quan sát được cơ quan mới một cách rõ ràng hơn trước đây.

Dù hiện có trong tay những bằng chứng khá thuyết phục nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà các nhà nghiên cứu cần phải làm để interstitium chính thức là một cơ quan mới trong cơ thể. Một trong số đó chính là lập mô hình rõ ràng của interstitium và chức năng cụ thể của nó đối với toàn bộ cơ thể người. Nếu điều đó được thực hiện thì có lẽ, danh sách những cơ quan trong cơ thể sẽ có thêm một gương mặt mới mang số thứ tự 80: interstitium.

Tham khảo Nature, Arstechnica

TIN LIÊN QUAN

Mỹ nới lỏng cơ chế cấp phép các thí nghiệm gây đột biến tạo siêu virus gây bệnh dịch chết người

Trước giờ, những nghiên cứu gây đột biến virus đều gây tranh cãi với 2 luồng ý kiến, một phía cho rằng đó chỉ là thuần túy khoa học nhằm hiểu hơn về virus để đưa ra cách tiêu diệt hay phòng tránh tốt hơn, một phía khác lại cho rằng nó ẩn chứa quá

Nghiên cứu cho thấy vắc-xin mRNA có thể ngăn chặn ung thư tuyến tụy

Vắc-xin RNA thông tin (mRNA) có thể là điều nóng nhất trong khoa học hiện nay, vì chúng đã giúp lật ngược tình thế chống lại COVID-19.

Mỹ nghiên cứu thuốc điều trị ung thư bằng thạch làm từ rượu

Ung thư là căn bệnh nan y ác tính hiện nay đối với con người và chưa có thuốc điều trị.

Thịt bò khô có thực sự chứa hóa chất gây rối loạn tâm thần?

Theo Live Science, một nghiên cứu mới cho thấy rằng những người bị rối loạn lưỡng cực (một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định) thường ăn nhiều các loại xúc xích, thịt khô và thịt ướp muối nhiều hơn những người

Nhân bản chó để nghiên cứu cách chữa bệnh

Công ty Sinogene đã tạo ra chú chó săn thỏ và đặt tên là Longlong. Nhìn bên ngoài, Longlong có bộ lông 3 màu (đen, nâu, trắng) như những con chó săn thỏ bình thường khác.

Não nhân tạo - một bước tiến mới trong nghiên cứu virus Zika

Cũng tương tự với cách các nhà khoa học tạo nên não nhân tạo trước đó bằng cách sử dụng các tế bào gốc đa năng, loại tế bào có khả năng tạo nên bất cứ tế bào nào trong cơ thể, để tạo nên một bộ não nhân tạo.

Lạm dụng thuốc trừ sâu, 75% mật ong trên thế giới chứa độc tố

Lượng thuốc trừ sâu phát hiện trong mật ong vẫn nằm trong mức an toàn với con người, nhưng có thể gây hại cho ong và các loài vật khác. Theo BBC, các nhà khoa học phát hiện dư lượng nhỏ một loại thuốc trừ sâu có tên neonicotinoid trong 75% mẫu mật

Nam giới xem quá nhiều phim khiêu dâm sẽ dẫn tới rối loạn khả năng tình dục?

Tất nhiên, kết quả đầy bất ngờ này đã dấy lên làn sóng tranh cãi dữ dội trong giới khoa học về những vấn đề còn tồn đọng trong nghiên cứu cũng như cách mà các phương tiện truyền thông đã đưa tin về nó.

THỦ THUẬT HAY

Cách thêm hoặc loại bỏ các tính năng tùy chọn trong Windows 11

Nếu bạn cảm thấy Windows 11 hơi thiếu hoặc thừa các tính năng so với Windows 10 thì dưới đây là cách để bật/tắt một số tính năng khác mà bạn muốn.

Cách biến ảnh thường thành các ký tự độc đáo trên smartphone

Bạn đã từng thấy hình ảnh được tạo bởi ký tự chữ viết độc đáo, lạ mắt nhưng không biết cách thực hiện. Tham khảo cách làm sau đây của chúng tôi để thực hiện dễ dàng ngay trên điện thoại nhé.

Những điều nút Home trên iPhone làm được mà bạn không ngờ

Nút Home tròn có thể xem là một đặc trưng của dòng sản phẩm iPhone, iPad đến từ Apple. Không chỉ cho phép người dùng quay lại màn hình chủ, truy...

GFX Bench 5.0 ứng dụng chấm điểm hiệu năng smartphone chuyên sâu và chính xác nhất

Trong phiên bản GFX Bench 5.0 sẽ xuất hiện thêm bài thử nghiệm xử lý khung cảnh Aztec Ruins chạy trên nhiều API cấp thấp để kiểm tra giúp người dùng có thể so sánh hiệu năng của những thiết bị chuyên sâu hơn.

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Wifi trên iOS 11

Khi lên iOS 11 người dùng gặp lỗi không bắt được Wifi, và họ cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu. Hãy cùng xem bài viết đây để biết nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Wifi trên iOS 11 nhé.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Toyota Corolla Touring Sports 2019 mới ra mắt!

Điểm khác biệt giữa Toyota Corolla Hatchback 2019 và phiên bản Toyota Touring Sports 2019 chỉ thực sự bắt đầu từ cột B của chiếc xe trở về phía sau. Không chỉ đơn thuần có vòm mui kéo dài, chiếc xe còn sở hữu trục cơ

Sau 2 tháng trải ngiệm, Galaxy J7 Pro liệu có xứng đáng với mức giá 7 triệu đồng?

Hai tháng kể từ khi Galaxy J7 Pro về với mái nhà chung, đối với cá nhân mình thì sản phẩm này đã hoàn thành tốt 'sứ mệnh' của nó là đáp ứng được những kì vọng đối với một sản phẩm tầm trung và đến thời điểm bây giờ,