Khoảng 5.000 năm trước, một thứ gì đó kỳ lạ đã xảy ra ở Mani, Tây Phi, quê hương của bộ tộc Dogon.
Nhìn chung, bộ tộc Dogon không tiên tiến bằng các nền văn minh cổ đại khác (như Trung Quốc, Hy Lạp,…) nhưng họ sở hữu vốn kiến thức đáng kinh ngạc về thiên văn. Họ cho biết họ nhận được những kiến thức này từ những người đến từ các vì sao …
Trái: hình tượng Nommo của người Dogon. Phải: Người Dogon.
Lầm thế nào truyền thống cổ đại và bí mật của một bộ tộc Châu Phi có thể bao hàm các kiến thức vật lý thiên văn cực kỳ chính xác về các ngôi sao vô hình trong hệ sao đôi Sirius (hay hệ sao đôi Thiên Lang, bao gồm hai ngôi sao là Sirius A và Sirius B)? Làm cách nào người Dogon biết được Sirius B – ngôi sao nhỏ hơn trong hệ sao – là một sao lùn trắng, một ngôi sao đã chết (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao) vốn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường? Và phải chăng bộ tộc Dogon có kiến thức về ngành vật lý lý thuyết vào 3.000 năm TCN?
Ngày nay, dân số bộ tộc Dogon vào khoảng 400.000 – 800.000 người. Người Dogon được biết đến nhiều nhất nhờ truyền thống tín ngưỡng, các điệu múa mang mặt nạ, các món đồ điêu khắc gỗ và kiến trúc độc đáo, nhưng chính vốn kiến thức cổ xưa về vũ trụ của họ đã khiến họ trở nên đặc biệt ấn tượng.
Bộ tộc Dogon và bí ẩn thần Nommo
Khi Robert Temple ra mắt cuốn sách gây tranh cãi, nhưng vô cùng thú vị của ông mang tên “Bí ẩn Sirius (The Sirius Mystery)”, ông cung cấp cho độc giả câu trả lời đối với rất nhiều câu hỏi quan trọng liên quan đến bộ tộc Dogon bí ẩn.
Trong cuốn sách của mình, Robert Temple, một người đàn ông dũng cảm và một nhà khoa học phi thường, đã trình ra các bằng chứng mạnh mẽ cho thấy bộ tộc Dogon từng tiếp nhận vốn kiến thức về sao Sirius và các ngôi sao khác từ những vị khách ngoài không gian từng ghế thăm bộ tộc của họ vào 5.000 năm trước.
Những người hoài nghi cho rằng vốn kiến thức thiên văn phi thường của người Dogon đươc truyền cho họ bởi những nền văn minh bên ngoài Trái Đất.
Nhiều tác giả đã đưa ra phỏng đoán về khả năng bộ tộc Dogon từng tiếp xúc với người ngoài hành tinh, nhưng chưa bao giờ có các bằng chứng chi tiết đến vậy được đưa ra. Temple áp dụng vốn kiến thức chuyên sâu của ông về lịch sử cổ đại, thần thoại, vật lý Py-ta-go, Thuyết hỗn loạn và Hy Lạp, để tiến hành phân tích kỹ lưỡng các số đo của Đại Kim tự tháp Giza, vốn được xây thẳng hàng với sao Sirius. Ông đi đến kết luận rằng nền văn minh ngoài hành tinh trên sao Sirius và của chúng ta là bộ phận của một hệ thống hài hòa tương đồng, được thiết kế để hoạt động và cộng hưởng cùng nhau. Các phát hiện của ông khiến chúng ta phải nhìn nhận lại một cách sâu sắc vai trò của bản thân trong vũ trụ. Đọc tại đây.
Giáo sư Nicolas Grimal, trưởng Khoa Ai Cập học tại Đại học Collège de France từ năm 2000, khám phá ra rằng truyền thuyết của bộ tộc Dogon bao gồm một loạt các biểu tượng và sự tích có sự tương đồng rất lớn với tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, nhưng đồng thời bộ tộc Châu Phi cũng thảo luận đến các sự kiện chúng ta không thể bắt gặp trong thần thoại Ai Cập.
Các pháp sư của người Dogon cho biết họ tiếp nhận vốn kiến thức thiên văn từ Nommo, một loài sinh vật từng đáp xuống Trái Đất vào hàng nghìn năm về trước, và địa điểm của vụ hạ cánh này nằm đâu đó về phía đông bắc địa phận của người Dogon. Được gọi là “Bậc thầy của Nước”, “Người giám sát”, và “Bậc thầy”, Nommo được miêu tả là một chủng tộc lưỡng cư (hay tộc nửa người nửa cá) đến từ sao Sirius.
Các vị thần Nommo.
Nhận định của tác giả Temple về vốn kiến thức thiên văn của bộ tộc Dogon là đúng hay sai, đây là một chủ đề khoa học đang được tranh luận khá nóng.
Một điểm không thể phủ nhận là truyền thuyết về tộc nừa người nửa cá đã xuất hiện ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Những sinh vật bí ẩn này góp mặt trong thần thoại của người Babylon, Akkad và Sumer. Thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ tin rằng trong lòng hồ, sông và đại dương có một chủng người bí ẩn đang sinh sống và cư ngụ.
Họ gọi những người này là “Water Indians (tạm dịch: Người da đỏ nước Ấn Độ)”
Trong sử thi Popol Vuh, cuốn “Sách về buổi bình minh (Book of the Dawn)” của người Quiché (thuộc nhóm người Maya), có đề cập đến một số loài sinh vật sống dưới nước. Những loài sinh vật sống dưới nước chịu trách nhiệm giải phóng người dân. Họ chiến đấu với tà ác, sống trên bầu trời, và được nhìn nhận là các vị thánh. Trong Sử thi Popol Vuh có một sự đề cập thú vị đến một chủng người cá trông khá giống người thường:
“Vào ngày thứ năm họ xuất hiện trở lại dưới nước và được nhiều người dân trông thấy. Cả hai đều có hình dạng bên ngoài giống người cá…”
Một số hình tượng người cá trong văn hóa các dân tộc:
Tảng đá nguyên khối Bennett, với phần váy hay quần bao phủ bằng vảy cá, được phát hiện tại di chỉ khảo cổ Tiwanaku ở Bolivia, Nam Mỹ.
Thần cá Dagon trong tín ngưỡng vùng Lưỡng Hà cổ đại (Trung Đông hiện nay).
Tượng người cá, gọi là “7 vị Á thần (apkallu)”. Tượng đất sét phơi nắng, khai quật ở Asshur. Niên đại 721-705.
Bộ tộc Dogon có kiến thức về ngành vật lý lý thuyết
Một điểm thú vị khác trong lịch sử Dogon, là mối tương quan giữa các biểu tượng cổ đại của bộ tộc này với cấu trúc của vật chất trong vật lý học.
Truyền thuyết của người Dogon miêu tả sự hình thành của vũ trụ từ một quả trứng trong đó chứa tất cả hạt giống hay dấu hiệu của vật chất. Theo người Dogon, một luồng lực dạng xoắn ốc bên trong quả trứng này khiến nó mở ra, giải phóng một cơn gió lốc để rốt cục tạo ra các thiên hà xoắn ốc bao gồm nhiều ngôi sao và hành tinh. “Gió” được cho là vị chủ thần thật sự của người Dogon tên là Amma, người đã tạo ra tất cả sự sống trong vũ trụ.
Vật thể đầu tiên được thần Amma tạo ra là một hạt giống nhỏ xíu gọi là po, cấu tạo từ các thành phần nhỏ hơn gọi là “hạt sene”.
Laird Scranton, một người đã nghiên cứu truyền thuyết của người Dogon trong nhiều năm, phát hiện một số dấu hiệu rất thú vị cho thấy bộ tộc này sở hữu vốn kiến thức về vật lý lý thuyết.
“Các hạt sene theo miêu tả của người Dogon gợi tưởng đến các hạt proton, electron và neutron trong vật lý hiện đại. Các hạt sene kết hợp với nhau tạo thành hạt po ở phía trung tâm, khá giống với việc các hạt proton và neutron kết hợp tạo thành hạt nhân của một nguyên tử, cũng nằm ở trung tâm của nguyên tử. Các hạt sene khác quay xung quanh hạt po ở trung tâm này, tạo nên hình dạng cho toàn bộ khối hạt, và khiến khối hạt trở nên hữu hình khi các hạt sene dịch chuyển theo mọi hướng, khá giống việc các hạt electron xoay xung quanh một hạt nhân nguyên tử.
Dogon biểu diễn các hạt sene bằng một hình vẽ trông giống bốn cánh hoa hình bầu dục của một bông hoa, được bố cục với nhau để tạo nên hình dạng một chữ X (HÌNH DƯỚI). Một khía cạnh thú vị của hình vẽ này là nó rất khớp với một trong những hình dáng phổ biến nhất của tập hợp các hạt electron khi chúng quay xung quanh một hạt nhân nguyên tử”, Scranton viết trong một bài báo trên trang Atlantis Rising.
Hình vẽ các hạt sene của người Dogon. Bốn hạt sene xoay xung quanh một hạt po ở phía trung tâm (cũng cấu tạo từ các hạt sene).
Đồ hình miêu tả các hạt sene của người Dogon.
So sánh với đồ hình miêu tả 4 hạt electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử.
Người Dogon có một tập tục, là vẽ một biểu tượng trên mặt đất để biểu thị cho 266 hạt giống hay dấu hiệu của thần Amma hàng năm.
“Hình vẽ này bao gồm một vòng tròn nhỏ bên trong một vòng tròn lớn. Không gian giữa các vòng tròn được lấp đầy bởi một loạt đường zigzag liên tiếp nhau. Khi hình vẽ được hoàn thành, người Dogon cho biết các dấu hiệu đã được vẽ.
Toàn bộ hình vẽ trông rất giống với đồ thị khoa học biểu diễn một trong những mô thức dao động điển hình của một dây lượng tự”, Scranton giải thích.
Trên: mô thức dao động điển hình của một dây lượng tự, Dưới: Đồ hình của người Dogon biểu thị cho 266 hạt giống hay dấu hiệu của thần Amma.
Liệu đây đơn thuần là sự trùng hợp, một cách diễn giải sai lệch, hay phải chăng bộ tộc Dogon ở Châu Phi sở hữu vốn kiến thức khoa học lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ?
Quý Khải