Các phát hiện này xuất hiện trong một bài viết có tiêu đề “Bằng chứng sinh học mới từ việc nghiên cứu độ phân giải nguyên tử trên tấm vải liệm thành Turin”, được xuất bản trên tạp chí khoa học Hoa Kỳ PlosOne.
Theo đó, thông qua việc áp dụng các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu phát hiện các vết máu tìm thấy trên tấm vải liệm Turin chứa các hạt nano hiếm gặp ở máu người khỏe mạnh, chúng có cấu trúc, kích cỡ và phân bố đặc biệt, cùng tỷ lệ creatinine và ferritin cao bất thường vốn chỉ thường thấy ở những người đã trải qua sự tra tấn hà khắc hay những chấn thương dữ dội.
Toàn khổ ảnh chụp âm bản của Tấm vải liệm Turin. (Ảnh: Wikimedia)
Giáo sư Giulio Fanti của Đại học Padua cho biết: “Sự hiện diện của các hạt nano sinh học tìm thấy trong các phân tích của chúng tôi đã chỉ ra cái chết tàn khốc cho người được gói trong tấm vải liệm Turin.”
Ông cũng khẳng định rằng các đặc điểm của hạt nano không thể được làm giả qua nhiều thế kỷ trên chất liệu vải. Điều này đồng nghĩa với việc những luận cứ trước đây cho rằng những vết máu mang hình ảnh mờ nhạt của một người đàn ông in lên tấm vải chỉ là một tác phẩm giả mạo của các thầy tu vào thời Trung Cổ là hoàn toàn sai sự thật. Và một lần nữa củng cố thêm cho giả thuyết được tin tưởng bấy lâu nay rằng tấm vải này đã được dùng để liệm xác chúa Jesus và những vết máu mờ nhạt lưu lại chính là hình ảnh khuôn mặt của ngài.
Nhà thờ chính tòa Turino, miền bắc nước Ý – nơi lưu giữ tấm vải niệm Turin (Ảnh: AP)
Hiểu theo một cách khác, những ghi chép trong kinh thánh về Chúa Jesus là có thật. Ông chính là một giác giả của thế giới cổ đại đã gánh chịu tội nghiệp, khổ nạn thay cho chúng sinh đồng thời truyền rộng đức tin để giáo hóa con người.
Vải liệm Turin là một tấm vải lanh mang hình ảnh của một người đàn ông dường như đã bị chấn thương bởi các tác nhân vật lý. Các dấu tích phù hợp với việc người này bị đóng đinh. Hình ảnh trên tấm vải liệm thường được cho rằng mang khuôn mặt Chúa Jesus và đây chính là tấm khăn đã liệm Chúa khi ngài được đem xuống khỏi thập giá và mai táng trong mộ đá. Nguồn gốc của tấm vải liệm và hình ảnh người đàn ông trên đó là chủ đề của các cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà khoa học, nhà thần học, nhà sử học và các nhà nghiên cứu. Nó hiện được lưu giữ trong nhà nguyện hoàng gia của Nhà thờ chính tòa Turino, miền bắc nước Ý và luôn là một trong những tín vật linh thiêng nhất của người Kito giáo.
Hoài Anh