Chắc hẳn ai cũng muốn trở nên hoàn hảo nhất, nhưng lại có rất ít người thực hiện được điều này. Trong quá trình theo đuổi thành công, ước mơ và những đam mê, chính chúng ta là rào cản lớn nhất của bản thân.
Một số tự hủy hoại mà không hề hay biết, một số khác thì nhận ra nhưng lại không biết phải làm gì. Tuy nhiên, dù bạn là ai, hãy dừng ngay 6 thói quen này để trở thành một con người hoàn hảo, hoặc chí ít cũng tốt hơn trước đây.
1. Đừng độc thoại những điều tiêu cực về bản thân
- 'Mình sẽ không bao giờ giảm được 10 kg.'
- 'Mình dốt đặc, không làm được việc đó đâu.'
- 'Nếu mà mặc bộ đồ ấy trông mình giống một đứa dở hơi và kỳ quặc.'
- Khi nhận được lời khen về công việc bạn đã làm, có thể bạn sẽ nói: 'Có gì đâu.'
Trên đây là những câu nói độc thoại tiêu cực mà nhiều người hay vướng phải. Độc thoại là trải nghiệm bình thường mà chúng ta hay gặp phải, nhưng dần lâu chúng sẽ bị biến chất thành những ý nghĩ tiêu cực, thậm chí là dẫn đến một vấn đề đáng lo ngại. Câu chuyện diễn ra trong suy nghĩ của bạn hàng trăm lần còn tệ hại hơn câu chuyện ngoài đời thực.
Để cho những lời chỉ trích bên trong ngủ yên và đánh thức những suy nghĩ tiêu cực là hai cách tốt nhất để loại bỏ độc thoại tiêu cực. Hãy bắt đầu bằng việc ngưng sử dụng những từ tiêu cực như: luôn luôn, không thể, không bao giờ, sẽ không, nhưng, nên và cố gắng.
2. Ngừng ngay việc chỉ trích và đánh giá người khác
Đã bao giờ bạn chú ý người ta rất dễ dàng nổi nóng với những người có ý kiến trái chiều? Đã bao giờ bạn thấy ra người ta thường đánh giá và 'dán nhãn' người khác một cách nhanh chóng, không có một chút đắn đo hay suy nghĩ?
Vậy nên để trở thành một phiên bản tuyệt nhất của chính bạn, hãy lập tức bỏ đi nguồn năng lượng tiêu cực này. Bởi vì một khi bạn đã 'ném' nguồn năng lượng tiêu cực này vào người khác, nghĩa là bạn đang phá hoại tư cách và lòng tự trọng của đối phương. Và, cũng chính bạn đổ 'gáo nước lạnh' lên đầu mình. Đối với những người tốt bụng sẽ thực hiện điều này trước tiên.
Muốn chỉ trích hay đánh giá người khác, trước hết bạn phải đặt mình vào tình huống của họ, nhìn nhận tình huống từ quan điểm của họ và bạn sẽ hiểu được bạn cần làm gì.
3. Ngừng sợ hãi thất bại
Thất bại làm bạn lo lắng người khác nhìn bạn và soi mói? Thất bại khiến bạn sợ rằng người khác sẽ nghĩ bạn ngu ngốc và không xem bạn là đối thủ? Thất bại khiến bạn nơm nớp lo sợ tương lai và cuộc sống về sau?
Nếu những điều trên miêu tả đúng con người bạn hiện giờ, thì hẳn là bạn đang chịu đựng chứng bệnh 'atychiphobi', hay được biết đến là nỗi sợ hãi thất bại. Việc nhìn nhận thất bại là một điều hiển nhiên của cuộc sống và không phải là ngày tàn của sự sống là một điều vô cùng quan trọng. Những cái tên nổi tiếng như: Michael Jordan, Richard Branson, và Bill Gates đều là những người thành công nhưng cũng từng nếm vị đắng thất bại trong đời.
Có thể xem thất bại là một điều cần thiết, bởi khi đó, bạn sẽ nhận được những bài học vô giá giúp ích cho con đường tiến tới thành công. Để vượt qua sợ hãi, bạn cần phân tích toàn bộ những kết quả tìm năng, tập suy nghĩ tích cực, dự trù những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, và không ngừng trau dồi để hoàn thành mục tiêu.
'Sợ hãi chỉ làm được một điều, đó là: giữ chân bạn lại.' - Kya Aliana
4. Ngừng sợ hãi thành công
Bạn đã từng lo lắng khi mọi thứ diễn ra quá êm đẹp, nhưng sâu trong tâm trí bạn mách bảo rằng mọi việc không dễ dàng như thế, có điều gì đó sai sai đang diễn ra? Bạn đã từng gần sát sự đột phá trong đời, nhưng rồi có điều gì đó đang ngấm ngầm cản trở?
Nếu như những điều này xảy ra thường xuyên, tất nhiên chúng không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là nỗi sợ hãi thành công. Nỗi sợ hãi thành công ẩn giấu bên trong tiềm thức và sẽ phô bày ra khi bạn gặp phải trường hợp nêu trên.
Con người sợ hãi thành công vì hàng trăm, hàng ngàn lý do như là: sợ mất thể diện, trách nhiệm nặng nề hơn, mong đợi nhiều hơn, hay không thể xoay sở với ngai vị thành công. Thành công là một điều tốt, và những người thành công xứng đáng với những điều họ đạt được, và có những ảnh hưởng tích cực đến người khác. Để có thể xoay sở với 'ngai vị' của mình, bạn cần giữ vững tinh thần đích thực, phải luôn nhớ bạn là ai, chấp nhận việc bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, và hãy thật thoải mái khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
5. Ngừng việc cố gắng làm hài lòng mọi người
Trong những mô tả sau đây, bạn thuộc tuýp nào?
- Tôi muốn tất cả mọi người đều thích tôi
- Tôi sợ / cố gắng tránh xung đột với người khác
- Tôi không bao giờ đọc ý nghĩ của chính bản thân
- Tôi không bao giờ từ chối (Tôi là một người luôn nói 'đồng ý')
- Tôi không bao giờ giận dữ
- Tôi không bao giờ kể cho người khác nghe cảm nhận của mình, thậm chí là khi họ làm tôi giận dữ
- Tôi thà theo số đông còn hơn đứng riêng lẻ
Nếu bạn thuộc trường hợp nào nêu trên, tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: 'Không được như thế nữa!'
6. Đừng trì hoãn
Để ngăn chặn khỏi việc ngừng trệ, hãy lên kế hoạch và tính toán cụ thể, hãy đặt ra trách nhiệm cho bản thân, hãy sắp xếp mục đích thành những mục tiêu nhỏ mà bạn có thể dễ dàng thực hiện và thành công. Đừng suốt ngày ôm đồm và tính toán chuyện xa vời.
Hãy chia sẻ những trải nghiệm của chính bạn vào bình luận bên dưới nhé.
Theo: Life Hack