Họ phát hiện ra phương pháp “tụ điện”. Chúng có công dụng như một cục pin với khả năng trữ năng lượng và bổ sung năng lượng vào mạng lưới điện khi cần thiết. Để tiến hành phương pháp này, các nhà nghiên cứu sử dụng photpho như một loại nguyên liệu. Đây là chất dùng để kích thích phát sáng, hấp thụ cả ánh sáng nhìn thấy được và tia cực tím, sau đó từ từ giải phóng dưới dạng quầng sáng lân quang.
Trước khi gắn vào cây, các nhà khoa học đã phủ các hạt nano bằng một lớp silica để bảo vệ cây khỏi hư hại. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances, họ áp dụng trên nhiều loại thực vật như cải xoong, húng quế, cây thuốc lá, cây tai voi Thái Lan và phát hiện ra mỗi loại cây có thể phát sáng liên tục trong vòng 1 giờ.
Nhìn chung, thế hệ thực vật lần này có thể phát sáng gấp 10 lần thế hệ trước đó, lượng quang phát xạ lên đến 4.8 × 10^13 photons mỗi giây. Trước đó vào năm 2017, họ đã sử dụng các hạt nano chứa luciferin và luciferase, tuy nhiên, ánh sáng khá mờ so với hiện tại.
Dự án này tập trung nhiều vào năng lượng tái tạo. Các nhà nghiên cứu cho biết thực vật mang đến cho chúng ta cơ hội tiếp cận các thiết kế và sản xuất theo phương pháp hoàn toàn mới thay vì sử dụng các nguyên liệu như nhựa, bảng mạch và rồi lại vứt bỏ chúng. Công trình này sẽ tạo ra các phương pháp biến đổi thực vật sống thành chất nền quang tử, ứng dụng cho các thiết bị tín hiệu, phát sáng từ thực vật.
Theo Popular Mechanics
công nghệnanokhoa họcnăng lượng tái tạothực vậtđiện tửnăng lượng xanhquang học