Nhắc lại là bản chất vaccine là mô phỏng lại quá trình xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh nên mọi người xem qua cơ thể đáp ứng như thế nào.
- Để có tác dụng thì mũi 1 cần thời gian lâu hơn các mũi tiếp sau đó;
- Hiệu quả của mũi 2 trở đi cũng tốt hơn nhiều (mạnh hơn, nhiều hơn, xuất hiện sớm hơn sau tiêm);
- Phát hiện vi sinh vật tốt hơn do ái lực (lượng vi sinh vật có thể phát hiện được trong một thể tích) cao hơn tức có thể “thấy được” số lượng vi sinh vật ít hơn;
- Loại kháng thể tạo ra tồn tại lâu hơn trong máu (IgG).
Cũng vì lý do thời gian đạt đỉnh khác nhau mà mũi 1 cần kiêng cữ lâu hơn mũi 2 trở đi do khi cơ thể đáp ứng thì gan sẽ là cơ quan quan trọng cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng để tạo đáp ứng hiệu quả nhất. Trong thời gian này tránh bắt gan làm việc quá sức như sử dụng các chất kích thích, rượu bia,… vì nếu sử dụng thì gan phải dành năng lượng để loại bỏ các chất này ra khỏi máu.
Hiệu quả phòng bệnh chủ yếu dựa vào lượng kháng thể trung hoà tác nhân gây bệnh chứ không phải tổng lượng kháng thể tạo ra do tác nhân gây bệnh nên việc xét nghiệm tổng lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine không có nhiều ý nghĩa.
Xin lưu ý một số vaccine như viêm gan siêu vi B có thể cần đến ba mũi mới đạt đỉnh thay vì hai. Cũng có một số loại vaccine chỉ cần một mũi là đủ.
PGS.TS. Trần Văn Hiếu
Nhóm nghiên cứu Y sinh học GMIF, Trường ĐH. KHTN TPHCM.
Nguồn: https://tinhte.vn/