"Người bạn" xa lạ của chúng ta

GD&TĐ - Nếu người ngoài hành tinh thực sự tồn tại, trông họ sẽ như thế nào? Họ ăn gì để duy trì sự sống?

"Người bạn" xa lạ của chúng ta

Nét tương đồng với con người

Một cuộc hội thảo về người ngoài Trái đất từng được tổ chức tại Hiệp hội Hoàng gia Anh, với sự góp mặt của các đại diện đến từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan vũ trụ châu Âu và Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề vũ trụ (UNOOSA). Tại hội nghị này, đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra các tham luận về khả năng tồn tại của người ngoài hành tinh trên Trái đất và 'nguy cơ' của với cuộc sống của chúng ta.

Tiến sĩ Simon Conway Morris, thuộc trường đại học Cambridge (Anh) và là đại biểu tham dự hội nghị này cho rằng, những sinh vật ngoài Trái đất - nếu tồn tại, cũng có thể có hình dáng bề ngoài giống với chúng ta. Nhưng có thể họ sẽ thông minh hơn con người trên Trái đất. Nếu những dự đoán của nhà khoa học người Anh là đúng sự thực, chúng ta có thể phần nào hình dung ra hình dáng của người ngoài hành tinh qua những bộ phim viễn tưởng của Hollywood như Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) hay Star Trek.

Ngoài ra, Tiến sĩ Conway Morris cũng tin rằng những sinh vật ngoài hành tinh có cách giao tiếp, xung đột và có xu hướng khám phá các hành tinh khác như con người trên Trái đất. Trong trường hợp, những người ngoài hành tinh đến với Trái đất theo cách thân thiện, Tiến sĩ Morris đề nghị chúng ta nên đón chào họ và tìm một nơi thích hợp cho họ sinh sống.

Tuy nhiên, ông cũng lo ngại những người ngoài hành tinh sẽ không thân thiện như vậy vì họ đến từ những hành tinh nhiều tuổi hơn Trái đất và biết đâu lại là một hiểm họa với chúng ta. Do vậy, Tiến sĩ kêu gọi các nhà khoa học trên thế giới hãy tích cực nghiên cứu nhằm tìm ra những bằng chứng về người ngoài hành tinh tồn tại trên Trái đất, để sớm có kế hoạch đối phó với những vị khách lạ mặt này.

Người ngoài hành tinh ăn gì?

Nghiên cứu mới của nhà khoa học Mỹ chỉ ra, nếu tồn tại ở những hành tinh như sao Hỏa, sinh vật ngoài hành tinh có thể sống bằng năng lượng từ tia vũ trụ. Những tổ chức sinh vật sống dựa vào tia vũ trụ có thể phát triển tốt trên những hành tinh trôi nổi trong không gian liên thiên hà và không quay quanh ngôi sao nào, nhà nghiên cứu Dimitra Atri ở Viện Khoa học Vũ trụ Blue Marble tại Seattle, Mỹ, kết luận trong báo cáo được công bố trên tạp chí Royal Society Interface. 'Khi phóng xạ xuyên tới tầng nước có thể tồn tại bên dưới bề mặt sao Hỏa hoặc mặt trăng Europa của sao Mộc, nó sẽ kích hoạt những phản ứng hóa học mà sinh vật sống có thể sử dụng', Live Science dẫn lời Atri.

Sự sống trên Trái Đất dựa phần lớn vào năng lượng từ Mặt Trời. Ánh sáng thúc đẩy phản ứng quang hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp dưỡng chất cho phần lớn các tổ chức sinh vật tồn tại. Tuy nhiên, nếu không có ánh sáng, sinh vật sống có thể tìm kiếm những nguồn năng lượng khác như nhiệt, năng lượng hóa học và thậm chí phóng xạ ion hóa.

Ví dụ, vi khuẩn Candidatus Desulforudis audaxviator tìm thấy ở độ sâu 2,8km bên dưới một mỏ vàng ở Nam Phi, sống nhờ năng lượng từ đồng vị phóng xạ của urani, thori và kali trong đất đá. Phóng xạ ion hóa từ những đồng vị này phân giải nước trong khu vực thành khí hydro, cho phép vi khuẩn sử dụng làm nhiên liệu để sản xuất các phân tử hữu ích khác.

'Hầu hết nghiên cứu về phóng xạ ion hóa liên quan đến những ảnh hưởng gây hại tiềm tàng như hủy hoại ADN', Atri nói. 'Nhưng vi khuẩn sống tách biệt hoàn toàn với ánh sáng Mặt Trời và sinh quyển có thể sống sót nhờ phóng xạ ion hóa'. Atri nghiên cứu tia vũ trụ trong ngân hà, bao gồm các hạt mang năng lượng cao như proton, xuyên qua không gian từ ngoài hệ Mặt Trời. Sau khi tìm hiểu về Ca. D. audaxviator, Atri băn khoăn liệu các vi khuẩn khác có thể sinh tồn nhờ năng lượng từ tia vũ trụ hay không.

Tia vũ trụ sở hữu năng lượng cao hơn nhiều so với nguồn phóng xạ trên Trái Đất. Khi chiếu vào khí quyển hoặc bề mặt hành tinh, chúng phát ra một loạt hạt như electron, positron và neutron cùng với tia gamma nguy hiểm. 'Tia vũ trụ có ở khắp mọi nơi, và chúng chứa rất nhiều năng lượng, thậm chí có thể xuyên qua bên dưới bề mặt hành tinh', Atri cho biết.

Sử dụng mô phỏng trên máy tính, Atri phát hiện tia vũ trụ có thể cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho sự sống dưới lòng đất. Năng lượng này khá giống với nguồn sản sinh từ các chất phóng xạ trên Trái Đất. Dòng năng lượng cũng có thể nuôi sống các dạng sống tiềm năng khác. Atri đang lên kế hoạch để vi khuẩn Ca. D. audaxviator tiếp xúc với những hạt sinh ra từ tia vũ trụ trong phòng thí nghiệm để chứng minh giả thuyết của mình.

TIN LIÊN QUAN

Tiểu hành tinh từng qua mặt NASA sắp trở lại

Các nhà thiên văn học cho biết tiểu hành tinh 2012 TC4 nhiều khả năng sẽ tiếp cận Trái Đất vào ngày 12/10 ở khoảng cách 270.000km, Gizmodo ngày 3/8 đưa tin.

NASA thử nghiệm hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh có thể tàn phá Trái đất

NASA và nhóm các nhà khoa học đa quốc gia vừa thử nghiệm lần đầu hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất. Theo thông cáo báo chí của NASA, mục tiêu của họ là có khả năng “theo dõi và mô tả một tiểu hành tinh thực sự, ...

NASA tuyên bố hành tinh giống Trái Đất Proxima b không hỗ trợ sự sống

Proxima b là hành tinh có kích thước gần giống Trái Đất, và là hành tinh có khoảng cách gần hệ Mặt Trời của chúng ta nhất (khoảng 4 năm ánh sáng).

Các nhà khoa học cảnh báo: Trái Đất đang tiến dần đến cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học cảnh báo với nguyên nhân chính từ phía con người, Trái Đất đang bước vào thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 khi nhiều loài biến mất và số lượng cá thể sụt giảm vô cùng nghiêm trọng. Theo Iflscience, lời cảnh báo trên được viện

Phát hiện hành tinh có sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về những hành tinh tồn tại sự sống nằm bên ngoài Hệ Mặt trời.

Phát hiện UFO màu trắng quay quanh Trái Đất hàng ngàn năm qua?

Theo Mirror, các thợ săn UFO (vật thể bay không xác định) vừa khơi lại một đoạn video được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đăng tải trên YouTube chính thức của mình nhiều năm trước.

Đập thủy điện Tam Hiệp, Trung Quốc làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ Trái Đất

Mô-men quán tính hình thành do sự dịch chuyển của khối lượng nước khổng lồ ở đập thủy điện Tam Hiệp khiến Trái Đất chịu một số tác động tiêu cực. Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được xây dựng suốt trong 10

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn sửa lỗi ID Apple này chưa được sử dụng ở iTunes Store

Khi bạn vừa tạo ID Apple và sử dụng để tải ứng dụng thì lỗi này sẽ thường xuất hiện. Vậy làm cách nào để sửa lỗi một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu nhé!

Cách đăng xuất tài khoản Facebook từ xa khi bị hack

Bảo mật Facebook luôn là một vấn đề được nhiều người dùng quan tâm, tuy nhiên việc bị hack tài khoản hay lộ mật khẩu không phải...

Hướng dẫn cách để lấy lại tại khoản Facebook nếu có bị hack

Để khắc phục vấn đề này, Facebook đã có hướng dẫn cụ thể về các thao tác người dùng cần làm trong trường hợp tài khoản bị chiếm đoạt. Cụ thể, nếu người dùng không có quyền truy cập vào tài khoản Facebook của mình, có

Mẹo hay giúp ngăn chặn tin nhắn và cuộc gọi rác

Nếu như bạn cảm thấy khó chịu vì các cuộc gọi từ số máy lạ hoặc tin nhắn rác thì hãy dùng ngay ứng dụng Laban PhoneKit được phát triển bởi Zalo Group, giúp ngăn chặn tin nhắn và cuộc gọi rác.

Thất bại của 19 startup ở châu Á năm 2015 và những bài học khởi nghiệp “xương máu”

Khởi nghiệp là một cuộc chạy đua marathon chứ không phải là chạy nước rút.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá tai nghe Bluetooth Partron PBH-400: Hoàn toàn bất ngờ và bị thuyết phục

Partron là thương hiệu âm thanh đến từ Hàn Quốc, tuy chỉ xuất hiện chính thức tại thị trường Việt Nam hơn 1 năm nhưng mẫu tai nghe Bluetooth PBH-400 đã là phiên bản nâng cấp thứ 4 với rất nhiều cải tiến nếu so với

Đánh giá chi tiết XPERIA XZ: Món quà Sony dành tặng fan

Thegioididong - Sony đã cố gắng hoàn thiện bản thân hơn trong mắt người tiêu dùng thông qua việc ra mắt chiếc flagship Xperia XZ trong năm nay. Thiết kế mới,...

Đánh giá Xiaomi Redmi Note 5: Thiết kế đẹp, cấu hình tốt tầm giá 4.7 triệu đồng

Redmi Note 5 có thiết kế màn hình Full View theo tỉ lệ 18:9, không theo xu hướng “tai thỏ” nên chỉ có 2 cạnh viền bezel trái và phải đều rất mỏng. Trong khi đó, máy có cạnh viền bezel phía trên và dưới đạt mức khá