Tạo thành công gan lợn trong phòng thí nghiệm, tiến tới sản xuất nội tạng người hàng loạt

Dùng nội tạng của lợn như một “giàn giáo” để tạo ra cơ quan mới, các nhà khoa học đang thắp lên hy vọng về một ngày nào đó, chúng ta có thể sản xuất hàng loạt và không giới hạn những bộ phận phục vụ cho cấy ghép như tim, phổi và gan.

Trong nỗ lực nhằm giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất của y học hiện đại chính là thiếu nội tạng hiến tặng, các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghĩ ra các giải pháp để tự tạo ra cơ quan thay vì đứng yên chờ đợi. Trong số này, một số hướng tiếp cận phổ biến nhất có thể kể đến như phát triển cơ quan trong phòng thí nghiệm từ tế bào gốc, thay đổi thuộc tính của nội tạng lợn bằng công nghệ di truyền để mang tính chất của nội tạng người với tiềm năng cấy ghép vào cơ thể người mà không bị hệ miễn dịch đào thải. Giờ đây, các nhà nghiên cứu nghĩ ra một giải pháp mới lấy cảm hứng từ cả 2 cách trên.

Hướng giải quyết này bắt đầu từ cơ quan lấy ở cơ thể của một con lợn khoẻ mạnh, sau đó loại bỏ các tế bào lợn ra ngoài, để lại một bộ khung protein mang hình dáng của cơ quan này. Cho đến nay, kỹ thuật với cái tên “decel/recel” (loại bỏ/tái lấp đầy tế bào) này đã được thử nghiệm nhiều lần nhưng chủ yếu với các cấu trúc nhỏ hoặc mỏng như da bởi việc thực hiện trên cơ quan lớn hơn là chuyện không hề dễ dàng. Tuy nhiên, một kỹ thuật mới phát triển bởi Miromatrix - một công ty công nghệ sinh học ở Mỹ có thể giúp giải quyết vấn đề khi họ tuyên bố đã sản xuất thành công gan theo cách này.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm các chuyên gia tại Miromatrix chỉ mới tạo ra gan hoàn chỉnh với tế bào lợn chứ chưa phải tế bào người. Tuy nhiên, tín hiệu tốt ở bước đầu tiên này đồng nghĩa với việc gan tạo ra có thể cấy ghép cho lợn mà không bị phản ứng bởi hệ miễn dịch. Quá trình khử hoá tế bào (decellularise) toàn bộ gan được thực hiện bằng cách bơm chất tẩy rửa thông qua mạng lưới các mạch máu của cơ quan này, do dó, đảm bảo nó có thể chạm đến mọi ngóc ngách và tạo ra một cơ quan đủ ‘sạch sẽ’ để cấy ghép cho cá thể lợn khác. Tế bào sống của cơ quan ban đầu đều bị loại bỏ và chỉ giữ lại cấu trúc protein tạo nên hình dáng của cơ quan. Với gan lợn, quá trình này diễn ra trong 24 tiếng.

Bộ vỏ này sau đó được tái sử dụng bằng cách bơm vào tế bào mới cũng qua mạch máu. Có 3 loại tế bào trong gan, bao gồm tế bào gan, tế bào thành mạch máu và tế bào ống mật; tất cả đều di chuyển về đúng vị trí vốn có của nó trong bộ khung, theo Jeff Ross đến từ Miromatrix. Ross và các cộng sự của ông đã bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật này với tế bào người. Bước đầu, nhóm các nhà khoa học đã bơm tế bào lấy từ dây rốn người vào bộ khung protein gan. Khi bộ khung này được ghép vào cơ thể lợn, các mạch máu vẫn sống sót, cho phép máu lưu thông và chỉ dừng hoạt động khi nó bị hệ miễn dịch của lợn đào thải.

Hiện nay, nhóm của Ross đang làm việc để tái sử dụng bộ khung protein với tế bào gan và ống mật của người, dự định sẽ cấy ghép vào lợn ở thời điểm cuối năm nay. Trong vòng 3 năm tới, họ kỳ vọng phương pháp này đủ hoàn hảo để tạo ra gan có thể cấy ghép bằng cách sử dụng tế bào gan lấy từ cơ quan hiến tặng nhưng không có trạng thái tốt để cấy ghép. Liên quan đến lĩnh vực này, những vụ bê bối trong thời gian gần đây khiến cho các nghiên cứu về sản xuất nội tạng gặp không ít trở ngại. Tại Viện Karolinska ở Thuỵ Điển, bác sĩ phẫu thuật Paolo Macchiarini đã cấy ghép khí quản nhân tạo vào cơ thể bệnh nhân mà chưa trải qua các thử nghiệm về độ an toàn. Trong số những người tham gia phẫu thuật, có những trường hợp khí quản không hoạt động và cũng có trường hợp bệnh nhân không qua khỏi.

Nguồn: NewScientist

TIN LIÊN QUAN

Khoa học công nghệ đã tạo đà cho các lĩnh vực khác phát triển

Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ năm 2017, nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức sáng 9/1 tại Hà Nội.

Tại sao chỉ mới có 1 người được chữa khỏi HIV?

Khi đó, kết quả xét nghiệm đã khẳng định virus HIV đã bất ngờ biến mất khỏi cơ thể ông. Brown trước đó đã được chẩn đoán là đang mắc bệnh bạch cầu và được cấy ghép tế bào gốc để điều trị.

Đối tác chiến lược lâu dài xây dựng đô thị thông minh cho TP Hồ Chí Minh

Thỏa thuận hợp tác ký kết giữa UBND TP Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT vào cuối tháng 9-2016 đã thể hiện sự gắn kết hợp tác lâu dài giữa hai bên trong việc xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh và phát triển bền vững.

Bị bệnh viện "trả về" vì ung thư, một người vợ ở Na Uy đã tự chế vắc-xin để trị cho chồng mình

Y học ngày càng tiến bộ và cứ trải qua một thế hệ, chúng ta lại chứng kiến một bước đột phá đầy hứa hẹn trong việc điều trị ung thư mà tham vọng cuối cùng chính là tìm ra liệu pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Sự phát triển của di truyền học đưa

Nghiên cứu mèo là chất rắn hay chất lỏng đạt giải Ig Nobel lần thứ 27

Nhiều nhà khoa học “vườn” được vinh danh cho những phát minh hài hước và không tưởng trong lễ trao giải Ig Nobel lần thứ 27 Theo Livescience, các nghiên cứu về mèo là chất rắn hay lỏng, tác động của việc ôm cá sấu khi chơi bạc, và chơi kèn

COSO - phương cách mới dùng sóng siêu âm để ngừa thai cho nam giới, giành giải thưởng James Dyson

COSO là một phương pháp tránh thai sử dụng sóng siêu âm dành cho nam giới, đạt giải thưởng James Dyson (là một giải thưởng thiết kế quốc tế nhằm tôn vinh…

Hà Nội: Tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí trong năm 2017

Hà Nội đã giải quyết 17 điểm ùn tắc, xử lý được 46 điểm đen về TNGT trong năm 2017; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt trong dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn thành phố.

Công cụ chỉnh sửa gen CRISPR phiên bản 2.0 ra đời với khả năng chỉnh ARN và an toàn hơn

CRISPR - công cụ với khả năng chỉnh sửa gen một ngày nào đó có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta chiến đấu với ung thư và hàng loạt các căn bệnh đe doạ tính mạng khác, vừa được các nhà khoa học 'cập nhật' lên phiên bản mới có thể nhắm đến và

THỦ THUẬT HAY

3 cách tra cứu CCCD gắn chip, BHYT, BHTN trên Zalo cực hữu ích cho bạn

Ứng dụng Zalo hiện đã hỗ trợ bạn tra cứu thông tin về Căn cước công dân, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Sau đây là cách tra cứu CCCD. BHYT, BHTN trên Zalo nhé...

Làm thế nào để đưa website lên Google nhanh nhất?

TCN sẽ giới thiệu những thủ thuật SEO cơ bản nhất nhưng thường bị các Webmaster ở Việt Nam bỏ qua trong khi chúng ta mải tìm hiểu những thủ thuật sao siêu, tốn thời gian mà chẳng hiệu quả.

Xem trực tiếp giải bóng đá Euro 2016 trên điện thoại với ứng dụng VTV Go

Vòng đấu Euro 2016 đang diễn ra trên khắp nước Pháp, hãy cùng dõi theo chuyển động của giải bóng đá Châu Âu với ứng dụng xem bóng đá trực tiếp được cung cấp bởi VTV có tên VTVgo.

Ứng dụng phân biệt các thuê bao nội mạng ngoại mạng khi chuyển mạng giữ số

Điều thắc mắc của đa phần khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển mạng giữ số chính là làm sao phân biệt được số di động trong danh bạ của mình đang dùng mạng nào. Tuy nhiên, bây giờ người dùng di động có thể tra cứu nhà

Hướng dẫn cách làm video cảm ơn trên Facebook

Chỉ với vài thao tác và tốn ít phút đã giúp bạn tạo ra 1 video 'thay lời cảm ơn' để gửi đến những người bạn thân thiết của mình trên Facebook....

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh camera OPPO R11

OPPO R11 được trang bị một phần cứng camera rất đáng kinh ngạc. Không như OPPO F3 Plus, OPPO R11 lần này đặt cụm camera kép ở mặt sau, nghĩa là họ muốn cạnh tranh sòng phẳng về camera chính với những siêu phẩm hàng đầu

Trên tay HTC U11 Eyes: Màn hình 6 inch, camera selfie kép, Snapdragon 652

Trong những năm gần đây, HTC đã điều chỉnh chiến lược là giảm bớt số lượng dòng sản phẩm của họ ra mắt trong một năm. Theo CEO hãng thì mục tiêu gần như là tập trung vào các sản phẩm cao cấp.

Đánh giá OPPO F7: Chiếc smartphone đáng mua trong phân khúc tầm trung

Giữa thế giới điện thoại thông minh đa số làm từ nhôm hoặc nhôm + kính, OPPO lại đi ngược trào lưu với OPPO F5 thân nhựa và bây giờ hãng tiếp tục làm điều tương tự trên OPPO F7. Vì vậy, trọng lượng của máy ở mức vừa